Tác giả Chủ đề: Vì sao phải có hiếu?  (Đã xem 20006 lần)

0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi oOkenOo

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 9
  • Thích 0
Trả lời #6 vào: 06-09-2010 20:42:20
Ý mình là khi nuôi nấng con cái thấy sự cực nhọc đó thì mới cảm nhận được cha mẹ lúc nuôi mình. Mỗi người mỗi cách nghĩ về sự có hiếu của mình, tuy nhiên cách mình đưa ra là khách quan và dễ nhận thấy nhất!  :)

 


Ngủ rồi ONG GIA

Trả lời #5 vào: 02-09-2010 09:38:02
sao oken lại nghĩ như thế.

 


Ngủ rồi oOkenOo

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 9
  • Thích 0
Trả lời #4 vào: 31-08-2010 06:58:49
Cứ đẻ ra 1 đứa con và nuôi nấng nó đàng hoàng thì sẽ biết hiếu thảo với cha mẹ là gì ngay !? B)

 


Ngủ rồi ONG GIA

Trả lời #3 vào: 28-08-2010 19:47:46
tội nặng lớn nhất của đời người  là bất hiếu hiếu là bổn phận và nghĩa vụ của những người làm con nên chúng ta phải có hiếu

 


Ngủ rồi opla

Trả lời #2 vào: 25-08-2010 17:00:31
Nhân mùa lễ vu lan, xin mời anh chị em đọc lại bài viết trên được bác HMHai viết năm 2008.

Bài trong diễn đàn cũ tại đây.

 


Ngủ rồi opla

Trả lời #1 vào: 08-03-2010 17:19:43
Một trong những mối thương tâm của nhân loại là thường khi ta nhận ra ước muốn phụng dưỡng song thân thì các Người đã khuất bóng. Sự chậm trễ trong nhận thức này là do đâu? Có lẽ các chuyên gia đã viết nhiều về những nguyên nhân dẫn tới chuyện này, ở đây tôi chỉ xin đề cập đến một khía cạnh nhỏ hầu giúp các bạn trẻ thấy được rằng hiếu thảo với cha mẹ không phải là một gánh nặng hay một sự hy sinh lớn lao, mà thực chất, đó là ta đang làm tròn trách nhiệm của một người trung tín - trung tín với Tạo Hóa và trung tín với con người.

1.Bắt đầu bằng chữ tín:

Nhạc Chính Tử và Công tử Quí Trát là hai nhân vật xa xưa được lưu truyền về việc thủ tín. Xin chép lại lời Tư Mã Thiên kể trong Sử Ký cho các bạn nghe.
Nước Lỗ có một cái đỉnh rất qúi, nước Tề bắt đem dâng. Vua Lỗ tiếc lắm cho làm một cái đỉnh giả thay thế. Vua Tề đưa thêm điều kiện: người mang đỉnh sang dâng phải là Nhạc Chính Tử.
Vua Lỗ sai Nhạc Chính Tử đem chiếc đỉnh giả đi. Nhạc Chính Tử hỏi: \\\"Sao không đưa cái đỉnh thật?\\\". Vua đáp: \\\"Ta qúi cái đỉnh ấy lắm.\\\" Nhạc Chính Tử thưa: \\\"Nhà vua qúi cái đỉnh ấy thế nào thì tôi qúi cái đức tín của tôi như thế.\\\" Sau vua Lỗ phải đưa đỉnh thật Nhạc Chính Tử mới chịu đi.
Thời phong kiến mà nói với vua như thế dễ mất đầu như chơi. Nhạc Chính Tử trọng chữ tín thường ngày nên danh của ông mới vang đến tai vua Tề. Vua Tề chưa gặp mặt ông nhưng biết rằng sự hiện diện của Nhạc Chính Tử đủ bảo đảm cho giá trị của chiếc đỉnh thật. Như vậy để thủ tín phải có Dũng.
Quí Trát, con vua nước Ngô, đi công cán các nước. Khi qua nước Từ vào thăm vua Từ. Thấy Quí Trát có thanh gươm báu, vua Từ muốn xin nhưng không dám nói. Quí Trát nhận ra và trong bụng có ý muốn cho, nhưng vì công việc còn đang dở dang nên chưa tiện dâng gươm cho vua Từ được.
Trên đường về từ nước Tần qua đến nước Từ thì vua Từ đã mất. Quí Trát không biết làm sao hơn, đành ra thăm mộ và treo gươm vào một cành cây bên cạnh mộ vua Từ, rồi mới trở về nước Ngô .
Quí Trát chỉ mới tự nhủ trong lòng sẽ cho gươm chứ chưa đưa ra lời hứa; Vua Từ muốn thanh bảo kiếm cũng chưa chính thức mở lời xin. Nếu vào hoàn cảnh của ta thì rõ ràng thanh kiếm vẫn được mang về dù lòng có đôi chút áy náy. Quí Trát “thanh gươm treo mộ” vì nghĩ rằng tuy vua Từ đã mất những hình ảnh vua Từ vẫn còn và cái Tâm của Quí Trát cũng không muốn bị cái thân lừa dối. Vậy để thủ tín phải có Nhân.

2.Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên:


Người xưa xếp chữ Hiếu lên hàng đầu trong trăm đức hạnh của con người tất phải có lý do.
Đã bao lần trong đời ngay từ khi còn nhỏ, ta đã tự hứa trong lòng rằng sau này lớn lên, đi làm việc sẽ bù đắp cho những tháng ngày khó nhọc của cha mẹ đã đổ xuống đời mình? Đã bao lần ta nghĩ mong bố mẹ hãy chờ con, đừng vội đi sớm để mình còn có cơ hội phụng dưỡng? Tôi tin là mỗi người đều có những lúc nghĩ như vậy với một cái tâm vô cùng trong sáng. Cái tâm sáng đó đã giúp ta nhận ra được hy vọng của cha mẹ khi về già sẽ được nhờ con cái mặc dù các Người không nói ra điều đó.
Nhưng cuộc đời vốn nhiều áp lực đã làm cho chúng ta thân hình rệu rã và ý chí hao mòn. Về Dũng ta không bằng Nhạc Chính Tử còn Nhân thì kém so với Quý Trát. Thời gian lại vô tình trôi đi không chờ đợi ai, thấm thoát thoi đưa để cuối cùng mọi người lần lượt thốt lên rằng cây muốn lặng mà gió chẳng dừng, con muốn nuôi nhưng cha mẹ chẳng chờ. Thật là đau xót!
Việc chia sẻ với người ngoài (nhiều khi chưa hề biết mặt) sẽ giúp nâng cái Nhân của ta lên; việc chịu đựng khó nhọc để trực tiếp giúp đỡ kẻ khốn cùng sẽ làm mạnh thêm cái Dũng của mình. Từ đó tự nhiên ta sẽ thấy nuôi dưỡng cha mẹ không còn là gánh nặng nữa, mà đó là cơ duyên của ta được an định sẵn trong đời.

3. Với những người có niềm tin tôn giáo:


“Ai hiếu thảo với cha mẹ sẽ được đền bù tội lỗi”, chắc có bạn đã từng nghe câu này.
“Hiếu thuận hoàn sinh hiếu thuận tử, ngỗ nghịch hoàn sinh ngỗ nghịch nhi…”, giống như những giọt nước mưa nhỏ xuống từ lỗ dột mái nhà, giọt trước rơi đâu thì giọt sau rơi đó. Tất nhiên là nhờ ảnh hưởng giáo dục và do rèn luyện mà trở nên hiếu thảo, nhưng cũng đừng quên Đấng Tạo Hóa đầy quyền năng đã lập ra những quy luật mà với trí óc yếu ớt, nông cạn của chúng ta nhiều khi không hiểu hết để theo…

Những suy nghĩ có thể còn nhiều khiếm khuyết trên được viết ra với mong muốn những bạn trẻ trong xã hội chúng ta không chỉ giỏi về khoa học hay kinh doanh, mà còn là quý tử của mỗi gia đình, biết mang lại niềm vui cho mẹ cha lúc đã về già. Nếu như có ai đó tìm được chút niềm đồng cảm mà trở nên quan tâm đến cha mẹ hơn thì quả là hạnh phúc và mãn nguyện quá lớn đối với tôi rồi.

HMHai