Tác giả Chủ đề: Bài học về sự công bằng  (Đã xem 2347 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi HTVY

  • Tích Cực
  • **
  • Bài viết: 150
  • Thích 1
Trả lời #1 vào: 17-11-2010 14:26:30
Mỗi một ngày trôi qua là một bài học về cuộc sống…với tôi không có bài học nào giống với bài học nào….
Ai cũng có quê hương,có tuổi thơ,và tuổi thơ ấy đi qua như thế nào?Nó đẹp để đủ chắp cánh cho ta bay đến những ước mơ?Hay nó buồn khiến ta phải chùn bước trên quãng đường sắp tới?
“…..Đó là vào một ngày hè nóng bức,tại một căn nhà nhỏ nép mình dưới một cánh đồng vùng quê miền trung nam bộ.Ngày đó tôi còn nhớ…nhà rất nghèo,trước cửa nhà là đường ray xe lửa,mỗi ngày xe lửa chạy đi chạy về 2 bận.Ba mẹ tôi buôn bán,chạy chợ trên tuyến đường này để lo cơm gạo nuôi 4 anh em tôi mỗi ngày.Lúc đó anh Hai tôi được 9 tuổi,tới tôi 7 tuổi,em trai kế 5 tuổi và em gai út 2 tuổi…Tuy cuộc sống vất vả nhưng bọn tôi lúc nào cũng đùa giỡn vô tư,vì 4 anh em cách nhau ít tuổi nên chơi với nhau rất vui,vả lại chúng tôi cũng nào biết gì đến cơm,áo,gạo,tiền….
Ba mẹ đi chuyến xe lửa lúc 12h trưa để mua hàng về bán,ẳm theo đứa em út ,còn 3 đứa lớn ở nhà.Trước khi đi có dặn 3 anh em “tụi con ở nhà ngủ trưa,không được đi chơi nha”,cả mấy đứa “dạ” theo răm rắp như thể rất ngoan ngoãn…
Vừa canh chuyến xe lửa hú còi rời khỏi nhà ga,chạy ngang nhà tôi và khuất xa dần trong tầm mắt,trời thì nắng chan chan như đổ lửa mà mấy anh em hăm hở đứa thì cầm cây,đứa thì chạy theo đỡ-vì cái cây tre hái quả quá dài,quá nặng so với tuổi chúng tôi hồi đó-rồi một mạch chạy thẳng tới một rừng cây dại với “mưu đồ” là đi hái Keo ăn( Keo-đó là một loại trái cây rừng khi chín có màu hồng,trái xoắn lại và mở bằng cách tách ra làm 2,hạt ở trong như hạt me,thịt bao ở ngoài ăn rất ngọt).Anh Hai hái được rất nhiều Keo,thằng Tí em tôi thì lượm Keo bỏ vào vạt áo được “đóng thùng” cẩn thận,tôi là con gái chỉ chạy theo “a dzua” mà thôi.Tới khi keo được hái đầy áo,không con chỗ nào để nữa thì lũ trẻ mới chịu về nhà.Mồ hôi mồ kê nhải nhuệ,lem luốc,thằng Tí đổ “phịch” mớ keo xuống nền nhà,rồi kêu chia.Anh hai tôi lớn nhất nên được quyền chia phần,tôi thấy anh Hai quá khôn toàn dành những trái keo chín đỏ,to,ngọt và chia cho thằng Tí mây trái xanh không à.Thằng tí không chịu vùng vằng vì bị bắt chẹt,tôi cũng ấm ức nói”ông đưa nó thêm mấy trái chín đi” rồi anh Hai tôi nói”công tao hái tao phải được nhiều”,thằng Tí nói”tui cũng có công lượm chứ bộ”,xong anh Hai thấy  cũng hơi quê quê nên đành”bóp bụng” đưa thêm cho nó 1,2 trái chín ngắn ngủn.Tôi vì thấy mình không có công gì nên cho gì ăn nấy không đòi hỏi,mà chỉ đòi hỏi sự công bằng cho thằng em nhỏ bị bắt chẹt thôi….”.
Kỷ niệm thời thơ ấu ấy làm tôi cứ nhớ mãi…mỗi khi được quây quần bên gia đình tôi lại nhắc lại làm ai cũng thấy buồn cười.Đó là bài học về sự công bằng đấy bạn ạ?
Vậy theo bạn công bằng là gì?
Chúng ta có 200 ngàn,dự tính sẽ giúp 2 trường hợp khó khăn trên DĐ,chúng ta thấy chia mỗi t/h 100 là công bằng,đúng không?Xét về mặt bằng chung nó chỉ tạm đúng,nhưng xét ra 2 hoàn cảnh cụ thể,hoàn cảnh 1thật sự rất cần đến số tiền này nếu như thiếu nó sẽ là sự sống còn,và hoàn cảnh 2 có thể lây lất qua ngày có thì tốt không cũng chịu đựng được.Vậy thì lúc này nó không còn là con số 100=100 nữa rồi,mà có thể là 150=50 hay 180=20….
Vậy tóm lại: sự công bằng chính là nằm ở lòng người.Khi phải chia 1 khẩu phần ăn,một số tiền,một số công việc thường ngày hay làm trọng tài để giải quyết một vấn đề rắc rối…thì sự công bằng phải dựa theo nhiều yếu tố:con người,sự vật,sự việc….như thế nào thì chúng ta mới giải quyết được vấn đề thật mỹ mãn để ít ra người được nhiều,được ít,hay người được quyền chia không phải thốt ra 1 câu rằng “Trời ơi!Thật bất công quá!”
Tôi tin rằng với những chia xẻ trên phần nào giúp chúng ta có thêm một nhân thức đúng đắng hơn về cách xự xự với nhau,với những người thân yêu,bạn bè và xã hội như thế nào là công bằng cho hợp tình,hợp lý.Nếu có gì còn sơ sót mọi người có thể góp ý thêm để vấn đề mình muốn nói trở nên hoàn thiện hơn.
Chân thành cám ơn!