Tác giả Chủ đề: Tự tin (1) - Nhận định chính mình  (Đã xem 9272 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi ONG GIA

Trả lời #3 vào: 02-05-2010 16:12:15
[li] Chỉ cần bạn xác định có thể hay không thể là bạn đã thành công một nửa rồi hãy tự tin lên chỉ cần bạn nghĩ rằng bạn có thể làm được thì nhất định bạn sẽ làm được[/li]

 


Ngủ rồi HMHai

Trả lời #2 vào: 02-05-2010 11:03:11
Cảm ơn bạn to-balance vì bài viết công phu và có giá trị.

Trong thực tế, tôi quan sát thấy người Việt Nam chúng ta thường hay có những \\\"mâu thuẫn nội tại\\\", tuy nhỏ nhưng gây ảnh hưởng có hại đến khả năng làm việc rất nhiều. Xin đưa một vài ví dụ:

Trong một lớp học ngoại ngữ, A rất giỏi về văn phạm nhưng không nói và nghe hiểu bằng B trong khi B sức học kém hơn A. Sau một thời gian, tôi biết lý do là A ngại nói vì sợ nói sai bị người khác cười.

Trong một công ty nước ngoài, mỗi khi họp ở vùng thường người ta chia ra thành từng tổ để thảo luận rồi sau đó một người đứng lên thay mặt nhóm trình bày. Người Việt Nam mình thường hay \\\"nhường\\\" cho các bạn khác trình bày vì ngại tiếng Anh không đạt nhưng thực tế tôi thấy các bạn nước khác như Thái Lan hay Trung Quốc họ mạnh dạn đứng lên với vốn tiếng Anh cũng còn nhiều khiếm khuyết như mình.

Nguyên do cũng chỉ là thiếu tự tin thôi.

 


Ngủ rồi to-balance

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 7
  • Thích 0
Trả lời #1 vào: 27-04-2010 17:28:41
Để không phí bỏ giây phú nhiệm màu của cuộc sống, giây phút có thể thay đổi cuộc đời, để cuộc đời thật đáng sống theo đúng nghĩa của nó, chúng ta phải dấn thân. Điều kiện cơ bản cho sự dấn thân này là chúng ta phải có đủ can đảm để thực hiện nó, chúng ta cần sự tự tin.
Chúng ta cần tự tin trên khắp quãng đường của cuộc sống, để học, để làm việc, để xây dựng hạnh phúc riêng tư, để thư giãn, để sống. Chúng ta cần tự tin để quyết định sự việc, để đặt mục tiêu cho mình và thực hiện nó, để nhận lãnh trách nhiệm, để đặt câu hỏi, tự tìm câu trả lời và cách giải quyết vấn đề,  để tự tổ chức, để hợp tác, để tự trình bày kết quả.
 
 
Nhưng làm sao có được tự tin?
Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một số bài tập thực hành đơn giản nhưng hiệu nghiệm để tự rèn luyện tự tin.
 
 
Các bài tập thực hành

 
Các bài tập này cần được thực hành tuần tự nên sẽ được giới thiệu qua nhiều đợt nối tiếp nhau.
 
Nếu các bạn khi  thực hành bài tập có câu hỏi hay ý kiến gì, xin liên hệ với Người Tôi Cưu Mang để chúng ta cùng nhau trao đổi. Chúng tôi cũng rất quan tâm đến các thành công của bạn khi đã ứng dụng bài tập này nên rất mong bạn phản hồi để chúng ta học tập lẫn nhau.
 
Bước đầu tiên: Nhận diện chính mình

 
Chúng ta được sinh ra và lớn lên, hấp thụ giáo dục của gia đình và xã hội. Do đó chúng ta được uốn nắn theo các khuôn khổ, quan niệm, bị chi phối về các thành kiến của gia đình và xã hội. Những thành kiến này có thể làm sai lạc con người thật của chúng ta với các đặc điểm, cá tính, ý kiến. Nếu chúng ta mỗi ngày đều nghe câu „ Coi chừng phát biểu sai sẽ bị người cười“ hoặc là „Con gái phải theo chồng, lo cho gia đình, con cái, học làm chi nhiều“, thì một lúc nào đó, ta có thể sẽ nhập tâm, tin đó là sự thật và ép mình vào khuôn khổ mà người khác vạch ra. Hơn thế nữa, một ngày nào đó chúng ta sẽ thật sự nghĩ rằng mình là như thế và hành xử theo các quan niệm này. Thí dụ chúng ta sẽ không dám phát biểu ý kiến của mình trước đám đông hay nghĩ mình là gái nên sẽ không muốn học cao.
 
Để có sự tự tin là trước hết chúng ta phải lật đổ các quan niệm tiêu cực. Bằng cách này:
 
Bài tập „Lật đổ quan niệm tiêu cực“
 
Bạn hãy suy nghĩ cách diễn tả, biến các câu nói hàm chứa nhiều thành kiến tiêu cực cho mình thành những lời lẽ tích cực, xây dựng, hỗ trợ tinh thần, khuyến khích hăng hái.
 
Thí dụ 1:
                               
Tiêu cực: Tự khen mình là phách lối, là thiếu khiêm nhường
Tích cực: Tự khen giúp tôi nhận ra điểm mạnh của mình để dựa vào đó làm việc tốt hơn    

Các thí dụ tiêu cực khác:                                          
2) Con gái không cần học nhiều   
3) Con gái phải lấy chồng sớm, nếu không sẽ mang tiếng „ế chồng“   
4) Tôi không được lầm lỗi vì nếu không sẽ bị mang tiếng là „người vô dụng“   
5) Tốt hơn là đừng phát biểu để tránh nói sai, khỏi bị mất mặt   
6) Tôi sợ không đủ sức làm nổi công việc này. Dầu gì thì người khác cũng làm tốt hơn tôi   
 

Bạn có thể gởi câu giải đáp tích cực đến chúng tôi để chúng ta cùng trao đổi.
 
Dựa vào các thí dụ trên bạn có thể ghi ra những câu nói có liên hệ thật sự với bạn mà bạn đã nghe người khác nói với mình hoặc chính bạn nói với mình, những câu nói gây ảnh hưởng không tốt cho lòng tự tin của bạn. Sau đó bạn cũng tìm cách diễn tả tích cực và luôn tự nhủ các lời tích cực này để không bị chi phối bởi các lời lẽ tiêu cực.

Mong nhận được nhiều ý kiến của các bạn và hẹn vào kỳ tới với bài tập thực hành tiếp theo.
 
TO-BALANCE
contact@to-balance.de

Nguồn: www.to-balance.de