Tác giả Chủ đề: Cường điệu hóa  (Đã xem 5934 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi banron

Trả lời #1 vào: 16-02-2011 11:23:33

Cường điệu, hay nói quá, là một thủ pháp nhỏ trong văn chương và thường gặp trong giao tiếp. Dùng khéo sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ, làm cho người nghe bị thu hút nhanh vào ý chính. Ngược lại, nếu vụng về sẽ gây hiểu lầm hoặc phản tác dụng. Do đó, không thể không học kỹ lưỡng trước khi sử dụng.

Ta thử học bằng cách xem lại những ví dụ, từ những câu nói thường tình trong đời sống đến những câu thật tài tình trong văn chương.

-   Mệt “thở không ra hơi”: thực ra là thở nhiều hơn.
-   Giàu “nứt đố đổ vách”: không biết chứa của cải gì mà gây ra một áp suất lớn như vậy.
-   Khó như “mò kim đáy biển”: Tưởng tượng ra tình huống này thì quả là siêu!

Với người nói chuyện có duyên, đôi khi thêm vào những thành ngữ như trên sẽ làm cho câu chuyện hay hơn.

Trong văn chương thì sao? Trước tiên, xin giới thiệu với các bạn đoạn Nguyễn Du tả vẻ đẹp của Kim Trọng trong truyện Kiều. Bản gốc “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân chỉ nói: “Kim Trọng mặt đẹp như ngọc”, cái đẹp đủ làm các thiếu nữ phải e lệ. Nhưng trong truyện Kiều không chỉ có thế, Nguyễn Du tả khác đi. Khi Kim Trọng xuất hiện, chàng đẹp đến nỗi khiến cảnh vật xung quanh cũng hóa đẹp theo, cây cỏ bình thường bỗng chốc trở nên những loại cây phong cảnh nổi tiếng:

Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể \\\"cây Quỳnh cành Giao\\\"
Chàng Vương quen mặt ra chào
Hai Kiều e lệ, \\\"nép vào dưới hoa”


Một ví dụ khác:
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo “trên cành hoa sen”


Ai ở vùng quê có nhiều sen đều biết là không thể vắt một chiếc áo trên cành hoa sen được, một sự cường điệu rất tài tình.

Như vậy, ta nên mạnh dạn dùng phương pháp cường điệu nhưng phải khéo vì khoảng cách giữa sự duyên dáng văn chương với sự vô duyên, nói quá là chỉ một bước chân mà thôi.

Chúc mọi người vui vẻ.
Banron