Hoacomay trả lời:
Tôi cũng có đôi lời trao đổi cùng các bạn và thử đưa ra một cái nhìn khác đối với 2 câu thơ này.
Ngày xưa, người ta thường ví nam giới, người quân tử, như cây tùng, cây bách, cây trúc, cây thông. Những cây này vẫn sống tốt, mạnh mẽ, chịu đựng trong môi trường khắc nghiệt nhất. Với hàm ý, đó là người quân tử có những ý chí sắt đá, không chịu cuộc đời luồn cúi, cứ hiên ngang với những khó khăn giữa cuộc đời.
Và trong cuộc sống gia đình, người chồng là trụ cột
\\\"Nghìn tầm nhờ bóng tùng quân,
Tuyết sương che chở cho thân cát đằng.\\\" (TKiều)
[/color]Hay câu thường nghe
“Cát đằng núp bóng tùng quân”Do đó, việc bác Banron đưa ra ý kiến cho rằng: hình tượng lá cải tượng trưng cho người chồng là khá gượng ép so với quan niệm ngày xưa. Dù cho hoàn cảnh thôn quê thuở ấy còn khó khăn, nghèo khổ, thì hình ảnh người chồng cũng mong muốn được tượng trưng bởi những cây khác có hình ảnh đẹp đẽ hơn, sức sống mãnh liệt hơn, đủ sức để che chở cho gia đình như: tre, trúc, cây trà, cây sen…Thế thì ở đây, hình ảnh cây cải là loại cây ngắn ngày, trồng vài tháng là thu hoạch, có vòng đời ngắn ngủi. Do đó, cây cải không chỉ là tượng trưng cho người chồng mà nó còn tượng trưng cho bất kỳ một người thân trong gia đình: bố, mẹ, anh, chị, em, cô, dì, con cái, chồng, vợ…có cuộc sống ngắn \\\"chẳng tày gang\\\", ra đi trong niềm thương tiếc vô hạn của người ở lại.
Trong cuộc biệt ly, âm dương ngăn cách, bất cứ cuộc chia ly nào cũng để lại niềm thương xót to lớn cho người ở lại, nên đâu cứ phải vợ chồng ly biệt mới chỉ đáng kể nhỉ!
Cây rau răm có đời sống lâu hơn, dùng được quanh năm, điều này hàm ý đó là người sống lâu hơn so với người “về trời”, và như thế người ở lại đâu chỉ có mỗi người vợ.
Thường khi nói về quan hệ vợ chồng, người ta hay mượn những hình tượng thông qua sự hoà hợp, hay đi đôi với nhau của cây cỏ, thức ăn: VD, trầu- cau, , trúc- liễu, cây tùng -cát đằng, rau đay-mồng tơi, đầu tôm -ruột bầu …Nhưng tôi chưa nghe thấy cây cải-rau răm đi thành đôi hoà hợp trong hình tượng cũng như một món ăn nào đó (rau răm thường có trong món cá kèo kho, hột vịt lộn, gỏi bắp cải, cháo lòng…), dù cây cải và rau răm là những loại rau ăn hàng ngày ở thôn quê. Do đó, nói đây là cuộc chia ly của một đôi vợ chồng chưa hẳn đã đúng.
“Rau răm ở lại chịu đời đắng cay”, Có thể người mất là vợ, chồng hay một người thân nào đó trong gia đình và những người ở lại cảm thấy xót xa trong lòng, thương tiếc vô hạn người đã khuất, vì chữ “đắng cay” hay “cay đắng” chỉ có nghĩa là xót xa trong lòng về một cái gì đó. Nên nói rằng nếu người chồng mất đi thì người vợ phải chịu nhiều thiệt thòi do xã hội phong kiến là chưa hẳn đúng.
Tôi cho rằng chữ “đời” có lẽ thích hợp hơn “lời”, vì người ở lại thương xót người đã mất có khi cả đời người vẫn còn nhớ mãi. Còn chữ “lời” không phù hợp với tâm trạng của người ở lại và “lời” thì thường là thoảng qua rồi mất hút…không còn chút gì để nhớ cả!
Tóm lại, 2 câu thơ này nói lên tâm trạng xót xa và thương tiếc vô cùng của người ở lại đối với người đã khuất.
Chúc các bạn vui vẻ!