Tác giả Chủ đề: Năng lượng ngôn ngữ và DC  (Đã xem 5964 lần)

0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi sat_thu_thu

Trả lời #1 vào: 23-04-2012 18:43:53
Năng lượng ngôn ngữ

Phòng thí nghiệm của GS Masaru Emoto với những hình chụp ghi nhận các thí nghiệm về tác động của năng lượng ngôn ngữ

Qua bài viết này, ngẫu nhiên mà quan điểm về ‘năng lượng tích cực của ngôn ngữ đối với con người và môi sinh’ của GS  Masaru Emoto lại có nhiều điểm tương đồng với ý tưởng của Thầy Bùi Quốc Châu về ý nghĩa và tác động kỳ diệu của phác đồ 26 – 60, một kỹ thuật cao cấp trong Diện chẩn – Điều khiển liệu pháp, rẳng khi được đọc lên với cái Tâm chân thành thì : “Phác đồ 26 – 60 là password để mở toang cánh cửa yêu thương, đi vào lòng nhau”.

 Để quí độc giả và các bạn tiện đối chiếu, trang web tuchuabenh.com xin trích đăng lại ngay bên dưới bài “NĂNG LƯƠNG NGÔN NGỮ”  bài “NIỆM CÔNG HAI HUYỆT 26 VÀ 60 – ĐỂ YÊU THƯƠNG VÀ XÓA BỎ HẬN THÙ” rất lý thú và sâu sắc về phác đồ này của anh Nguyễn Hảo Triết (cử nhân khoa học - trưởng lớp 104 DC).

---0---

 Trong cuộc sống, cơ thể chúng ta phải tiếp nhận tác động của rất nhiều nguồn năng lượng từ thiên nhiên: gió, bức xạ mặt trời, các tia vũ trụ... Thế nhưng, theo nghiên cứu của một giáo sư Nhật, có một nguồn năng lượng khác cũng gây tác động mạnh không chỉ đến cơ thể chúng ta mà còn đến cả vật chất. Đó chính là... ngôn ngữ!

Giáo sư Masaru Emoto là chuyên gia nghiên cứu về tác động của năng lượng ngôn ngữ đối với con người và môi sinh

    Lựa lời mà nói...

       Ngôn ngữ mà cũng có năng lượng ư? Xin thưa, đúng là như vậy! Chỉ có điều do chúng ta mãi nhìn về các nguồn năng lượng ngoại thân mà không thấy được nguồn năng lượng tự thân của mình. Thực sự, đây là một điều vô cùng quen thuộc. Bạn có để ý rằng khi nhận được một lời nói dịu dàng thì chúng ta cảm thấy dễ chịu, và ngược lại? Đó chính là tác động của nguồn năng lượng từ ngôn ngữ.

        Chúng ta nên biết rằng bản chất của ngôn ngữ (điều lưu ý quan trọng là luôn cả những ngôn ngữ “không lời”, tức suy nghĩ không phát ra thành tiếng) chính là những “xung động”, những “trường” nên có khả năng tạo ra “lực”. Do là xung động nên chúng cũng di chuyển theo dạng sóng với những bước sóng khác nhau mà các thiết bị khoa học đã ghi nhận được. Chính nhờ áp dụng điều này mà chúng ta có được các thiết bị đo điện não, điện tim, phát hiện nói dối...

       Trong cuộc sống hằng ngày, những lời cảm ơn, động viên an ủi, khuyến khích sẻ chia và ngược lại, những lời hằn học, nguyền rủa... không chỉ gây hiệu ứng tâm lý đơn thuần mà còn tạo ra xung lực tác động vật lý đến cơ thể. Tại phương Đông, những tiếng như “Aum” trong yoga Ấn Độ hay tiếng thét “Kiai” trong võ đạo Nhật Bản chính là những xung lực gây tác động đến cơ thể. Chỉ có chút khác biệt là tiếng “Aum” gây ảnh hưởng đến nội thân nhằm đạt được an tĩnh, còn tiếng thét “Kiai” gây xung lực ra ngoại thân nhằm áp đảo đối phương. Do vậy, trong trường hợp tập thể như đám đông biểu tình, lễ hội, nếu có sự cộng hưởng ngôn ngữ thì năng lượng phát ra sẽ rất mạnh.


Hình chụp tinh thể nước đóng băng thành dạng thật đẹp sau khi được nghe  những lời yêu thương ngọt ngào trong thí nghiệm của GS Masaru Emoto


          Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học từ nhiều năm trước đã cho thấy cơ thể chúng ta không chỉ có cấu trúc bằng phân tử mà còn bằng cả năng lượng. Cụ thể như công trình của nhà khoa học Nga Kirlian năm 1939 đã chụp được ảnh trường năng lượng sinh học của con người. Các trường năng lượng này hiển lộ quanh cơ thể với các màu sắc tươi nhuận hoặc xám xỉn cùng độ sáng tối khác nhau tuỳ theo tình trạng sức khoẻ, tư duy tích cực và tính đạo đức của mỗi con người. Nơi những người có sức khoẻ và đạo đức tốt, trường này có khi hiện hữu trong không gian đến cả 15 phút.

       Trở lại vấn đề năng lượng của ngôn ngữ. Trong một tác phẩm nói về sự minh triết trong cuộc sống, tác giả Darshani Deane đã kể lại mẩu chuyện thương tâm về một đứa bé 3 tháng tuổi. Sau một cuộc cãi vã kịch liệt với những lời lẽ vô cùng cay độc, người chồng đóng sầm cửa bỏ đi. Người vợ trẻ còn lại một mình, chưa nguôi tức giận, nguyền rủa thêm một hồi nữa rồi bồng con lên cho bú. Chỉ vài phút sau khi bú xong, đứa bé bỗng xám ngắt, lên cơn co giật rồi chết. Bạn có biết khám nghiệm hội chẩn sau đó cho kết quả ra sao không? Nhiễm độc!                                            

 Lập lại thí nghiệm đó với những lời nguyền rủa hằn học thì tinh thể nước khi đóng băng lại có hình dạng khác, thô kệch hẳn ra.

         Thì ra, năng lượng xấu từ những lời cay độc của người chồng cũng như của chính người vợ đã làm cho cơ thể tiết ra độc tố gây nhiễm độc máu và chuyển qua sữa. Do có sức khoẻ nên người mẹ chịu đựng được, nhưng đứa bé mới 3 tháng tuổi thì không. Vậy là chính hai vợ chồng đã làm chết con mình.

       Ngược lại là trường hợp của GS Shinichiro Terayama, nguyên giám đốc Hội Y học nhất thể Nhật Bản (Japan Holistic Medical Society). Bị ung thư thận, ông đã học hỏi để chữa trị bằng liệu pháp nói lời cảm ơn. Hằng ngày thức dậy ông đều lên sân thượng đón chào mặt trời mọc, cảm ơn thiên nhiên đã ban tặng cho.

      Vật chất cũng chuyển mình

           Điều kỳ diệu không kém là năng lượng của ngôn ngữ và tư duy còn tác động đến cả vật chất. Trong một thí nghiệm gây nhiều sửng sốt được đăng trong quyển The secret life of water (Pocket Books, 2004), GS Masaru Emoto cho biết rằng nếu chúng ta tập trung tư tưởng hướng về những ly nước trước khi chúng đông lạnh, thì khi đông lạnh chúng sẽ tạo ra những cấu trúc tinh thể đẹp hay xấu tuỳ thuộc vào tư tưởng chúng ta lúc đó tích cực hay tiêu cực. Giáo sư còn cho biết rằng chúng ta cũng có thể dùng những lời cầu nguyện tốt đẹp, âm nhạc và thậm chí cả viết những lời trên giấy dán lên ly nước cũng sẽ cho được kết quả tương tự.

         Nhưng độc đáo hơn cả là một thí nghiệm khác của GS Emoto trên những hạt cơm, được đựng trong 3 chiếc chén như nhau. Emoto đã tập trung hết tư tưởng và nói với chén cơm thứ nhất “Cảm ơn bạn”, với chén thứ hai “Đồ ngu” và không nói gì với chén thứ ba. Ba ngày sau, kết quả: chén thứ nhất lên men nhưng có mùi thơm dễ chịu; chén thứ hai thì cơm bị mốc đen và có mùi thiu khó chịu; còn chén thứ ba cơm bị mốc xám và có mùi chua.

         Chưa dừng lại thí nghiệm ở đây, sau đó Emoto đem cả 3 chén cơm đến một lớp ở trường tiểu học, nhờ các em học sinh lần lượt tập trung ý chí nhìn vào từng chén cơm và nói lời “Cảm ơn”. Kết quả bất ngờ: không lâu sau đó, cả ba chén cơm đều chuyển thành mùi dễ chịu, kể cả chén cơm thiu mốc đen do bị nói là “Đồ ngu”!

         Tương tự, GS Emoto cũng thí nghiệm đối với thực vật, cụ thể là cây hướng dương. Ngay trước lúc gieo hạt, ông phân hạt giống thành hai túi. Một túi có nói và viết hai chữ “Cảm ơn”, còn túi kia là hai chữ “Đồ ngu”. Trong giai đoạn hạt nảy mầm và thành cây cũng vậy, hằng ngày khi chăm sóc, mỗi nhóm đều được ông tiếp tục nói lời “Cảm ơn” hoặc “Đồ ngu” tương ứng. Kết quả: nhóm được nói lời “Cảm ơn” cành lá phát triển xanh tốt, còn nhóm “Đồ ngu”thì cành lá quăn queo thưa thớt.

         Đúc kết từ những thành quả này, GS kết luận rằng từ một con người khoẻ mạnh cho đến cả những tế bào đã bị hư hoại cũng có thể được chuyển biến tốt hoặc hồi sinh nếu được chúng ta lưu tâm chăm sóc bằng những tình cảm chân thành, lời lẽ dịu dàng và lòng cảm ơn chân tình.

        Sẽ tốt đẹp biết mấy cho con người và cuộc sống một khi chúng ta biết nói lên những lời như vậy!

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

                                       Bạn đọc có thể xem thêm: about water

 


Comment from stt:
Tánh Thủy chơn KHÔNG, tánh KHÔNG chơn Thủy, thanh tịnh bản nhiên, châu biến pháp giới, tùy chúng sanh tâm, ứng sở tri lượng, tùng nghiệp xứ hiện ...

đất nước gió lửa không kiến thức (thất đại) cũng như tất cả các chũng tử nhân trong như lai tàng cũng đều như thế.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

BÀI ĐỐI CHIẾU

NIỆM CÔNG HAI HUYỆT 26 VÀ 60 – ĐỂ YÊU THƯƠNG VÀ XÓA BỎ HẬN THÙ


 

 Từ khóa 104 – năm 2007 chúng tôi đã được Thầy Bùi Quốc Châu hướng dẫn Thập nhị huyền công, tên gọi vui cho những kỹ thuật cao cấp hay tinh hoa kết tụ, đỉnh cao của phương pháp Diện Chẩn.

Những gì tinh túy nhất, mạnh mẽ nhất là đây.

Bước vào “khu vườn huyền bí” Thập nhị huyền công thì “cảnh tượng thần tiên” hiện ra trước mắt quý vị mà không phải trong giấc mơ hay kỹ xảo trong điện ảnh Hollywood.Chỉ một ánh mắt nhìn, một cái búng tay hay lấy tay phất nhẹ 1 cái thì bệnh nhân xem lại bệnh tình của mình đều biến mất. Nếu ai không chứng kiến những lúc Thầy Châu trị bệnh cho học viên trong lớp thì không bao giờ tin được.

Nếu quý vị chưa đủ niềm tin thì chuyện đó thật là bình thường, còn nếu quý vị chưa thấy đã tin thì mới là điều kỳ cục.

 Trị bệnh bằng ý nghĩ (Ý công) là kỹ thuật điều trị cao tột, không còn gì sánh bằng. Vì thế cho nên tôi có lời khuyên rằng để ứng dụng phương pháp này hiệu quả, điều kiện cần và đủ là phải có một tinh thần minh mẫn và mạnh mẽ, một cơ thể khỏe khoắn thật sự với một tâm trong sáng, đầy ắp yêu thương chân thành và đủ lớn thì sẽ thấy hiệu quả tuyệt diệu của nó.

 Đặc biệt, bài niệm công với hai huyệt trong đồ hình/huyệt Diện Chẩn 26-60 để mọi người yêu thương nhau và xóa bỏ hận thù thì quả là hay và  không còn gì để nói.

 Thật là kỳ lạ, lần đầu tiên trên thế giới có một người đã đưa bác ái yêu thương vào trong phác đồ điều trị tâm bệnh. Đó chính là người thầy vô tiền khoáng hậu của chúng tôi – GSTS.KH Bùi Quốc Châu.

Không tưởng tượng nổi là nó phát huy tác dụng mạnh mẽ trên nhiều người, trên nhiều bệnh nhân. Và cái này mới lạ lùng …  nó phát huy trên cả những loài động vật, thực vật sống chung quanh ta.

 Tôi đã từng được nghe và xem nhiều hình ảnh ghi nhận lại từ các cuộc thí nghiệm của các  học viên Diện Chẩn gần xa sau khi được Thầy hướng dẫn trong lớp. Ví dụ như:  đọc 26-60 để điều khiển con chó dữ hàng xóm không cắn, đọc 26-60 cho con cá la hán ra khỏi hang đá, đọc 26-60 cho muỗi, kiến, gián đi nơi khác mà không cần xịt thuốc diệt chúng, đọc 26-60 cho chuột không cắn phá đồ đạc, đọc 26-60 cho đôi vợ chồng sắp chia tay xum họp lại, để cho con nghe lời cha mẹ, đọc 26-60 cho hoa lá trổ hoa và cây sắp chết sống lại, v.v…và v.v…(Các bạn có thể tìm những thông tin này ở các mục BÀI THU HOẠCH va BẠN ĐỌC VIẾT, web www.tuchuabenh.com)

Và hôm nay, lần đầu tiên tôi làm thí nghiệm so sánh giữa tác động của niệm công trên hai mặt đối lập tốt –xấu , yêu - ghét , hận – tha, để từ đó chúng ta có cơ sở để kết luận.

 Tôi dùng niệm công 26-60 cho các loài vi sinh lên men trong cơm nguội , có thể nói một thí nghiệm  này sẽ làm “chấn động“ giới mộ điệu khoa học Diện Chẩn. Vi sinh là những con vi khuẩn đơn bào bé tí không thể nhìn thấy bằng mắt thường , kích thước cỡ bằng một tế bào sống trong cơ thể con người. Tôi muốn chứng minh tác động ý công-niệm công trên một tế bào như thế nào , rồi từ đó ta có thể đưa đến kết luận trên một cơ thể sống con người.

 Tôi làm thí nghiệm này để chứng minh Niệm công có một giá trị khoa học thật sự, không mơ hồ, võ đoán.

Như bài viết trước tôi có hứa sẽ quay trở lại đề tài này với nhiều bằng chứng để tất cả những học viên Diện Chẩn-Việt Y Đạo chúng ta có thể tham khảo và tìm hiểu thêm về nó, như dưới đây:

  Ngày 28/8/2010

 Tôi dùng 2 hủ nhựa rửa thật sạch, cho vào mỗi hủ 1 muỗng canh cơm nguội :

 - cầm hủ nhựa thứ 1 lên và  lớn tiếng kèm thêm thái độ  giận dữ lập lại nhiều lần: \\\"đồ khốn nạn , ngu si , tao căm thù mày” rồi đậy nắp lại ghi lên nắp nhựa những chữ trên để đánh dấu.

 - tương tự hủ thứ 2 cũng vậy , tôi nói lời yêu thương bằng cách đọc thầm 30 lần “ 26-60” rồi đậy nắp ghi lên đó dòng chữ :”yêu thương và tha thứ”  để ghi nhớ (chỉ đọc 2 số 26-60 mà thôi chứ không nghĩ gì khi đọc).

-đem hai hủ này để cạnh nhau trên đầu tủ trong phòng ăn, mỗi ngày thỉnh thoảng ghé lại xem và tùy theo tâm trạng vào thời điểm đó ,vui thì đem lọ thứ 2 ra thì thầm 26-60 , hôm nào bực bội thì lấy hủ thứ 1 ra la hét chửi rủa . Tuy có hơi buồn cười nhưng quý vị sẽ thấy phản ứng của nó xảy ra rất rõ ràng.

 Ngày 3/9/2010 (7 ngày sau)

 Tôi mở nắp kiểm tra bên trong , điều bất ngờ đến kinh ngạc :

- lọ thứ 1: cơm mọc những nấm mốc màu đen tua tủa những gai, pha lẫn những mụn nấm màu cam, nhầy nhụa , mùi rất hôi.
 
- lọ thứ 2 :cơm vẫn trắng và chỉ có 1 đốm đen bé tí , khô ráo , mùi lên men thoang thoảng

 Kết luận : rất dễ dàng quan sát , so sánh hai mẫu . Với thí nghiệm này ai cũng có thể làm để chứng minh hiệu quả của niệm công.

 (Xem hình 1 ,2)



HÌNH 1


HÌNH 2
 

Ngày 09/09/2010

 Trong khoảng thời gian này , tôi chỉ theo dõi 2 mẫu và không dùng niệm công cho cả hai lọ

Tôi thấy lọ thứ 1 càng nhiều nấm mốc màu đen trông rất gớm ghiếc, hôi và nhơn nhớt .

còn lọ thứ 2 cũng bị chuyển biến xấu đột ngột có nhiều nấm mốc đen xuất hiện , vẫn khô ráo , không hôi  nhưng  bị các vi khuẩn nấm mốc tấn công mạnh

 Kết luận :khi không tác động bằng niệm công thì cả hai mẫu đều bị ảnh hưởng theo hướng xấu , có thể thấy rằng lực tác động của niệm công cần phải làm nhiều hơn và mỗi ngày

 (Xem hình 3,4)


HÌNH 3


HÌNH 4

30/09/2010

Sau khi thấy mẫu số 2 sắp bị hư , tôi  ghi thêm 26-60 trên nắp ,và niệm công cho mẫu này 30 lần ,và trong suốt 20 ngày này tôi chỉ chăm sóc mẫu số 2 , mẫu số 1 không niệm công gì cả. Kết quả thu được là quá sức tưởng tượng (Lưu ý: nếu chỉ ghi  2 số 26-60 trên nắp hộp mà không đọc 2 số này 30 lần thì sẽ không hiệu nghiệm).

 Mẫu số 1 : hoàn toàn bị biến đổi sang màu đen  , hư hại bởi những nấm móc hôi thối

Mẫu số 2: màu trắng tinh bông lên như kẹo bông gòn , đọng lại 1 ít mật ngọt phía bên trên

Kết luận : không thể nghi ngờ gì nữa , niệm công 26-60 có tác dụng rất rõ ràng trên vật chất sống xung quanh ta, nhưng bằng mắt thường ta không dễ dàng gì nhìn thấy .Với cơm nguội nó biểu hiện ra cho mọi người cùng chứng kiến, những nấm mốc màu đen, mùi hôi chính là những con vi sinh có hại,còn nấm mốc màu trắng :không hôi,mùi gạo lên men chính là những vi sinh có ích cho cơ thể con người,giống như con mẽ mà người Việt chúng ta hay dùng nấu canh chua (Xem hình 5,6).


HÌNH 5


HÌNH 6

Ngày 7/10/2010

Tôi không dùng niệm công nữa mà chỉ theo dõi hai mẫu ,đã qua 39 ngày

hai mẫu gần như khô đặc lại , hai màu trắng đen phân biệt rất rõ bằng mắt thường mà không cần soi bằng kính hiển vi hay dụng cụ phòng thí nghiệm kỷ thuật cao nào

(xem hình số 7)


HÌNH 7

Tóm lại , giữa những lời nói yêu thương- ngọt ngào và hận thù – cay đắng cho ra hai kết quả hoàn toàn trái ngược .

Một tốt đẹp -thơm tho , một tanh hôi - hư hoại.

Tôi rất mong quý vị sau khi kiểm chứng thí nghiệm này hãy thực hiện ngay và chia xẽ cùng tất cả mọi người xung quanh ta

“Hãy yêu thương như chưa từng được thương yêu .

Hãy tha thứ như chưa từng thứ tha”

Tôi xin chúc cho tất cả chúng ta luôn sống trong tình -yêu -thương -thắm -thiết và  ngập tràn hạnh phúc .

Một lần nữa xin kính chúc sức khỏe Thầy Bùi Quốc Châu, người đã lập ra phác đồ Yêu Thương 26-60 để cho con người biết yêu thương nhau và yêu thương cả vạn vật một cách hiệu quả và ít tốn thì giờ.

Chúc sức khỏe tất cả mọi người.

  NGUYỄN HẢO TRIẾT

 Cử nhân khoa học, trưởng lớp K104