Tác giả Chủ đề: GIÁO SƯ NGUYỄN CHẤN HÙNG  (Đã xem 8849 lần)

0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi hoaxuongrong

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 29
  • Thích 0
Trả lời #1 vào: 13-08-2012 12:50:03
GS - BS Nguyễn Chấn Hùng được xem là một chuyên gia về ung bướu (ông tránh dùng từ ung thư - cũng chỉ vì sợ bệnh nhân định kiến “ung thư là chết”).

Có thể nói, ngay trong cách chọn chữ chọn nghĩa để nói, để dùng hằng ngày đã thấy ông là một “thầy thuốc” với ý nghĩa đẹp nhất của từ này. Chính ý tưởng sâu xa muốn “giải thoát” cho mình, cho con người đã là cú hích lớn, đưa ông đến với nghề này.

 

Từ ám ảnh bệnh tật, cái chết

Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng sinh năm 1944 tại Long An, nhưng quê gốc của ông ở Quảng Trị. Thuở nhỏ, ông đã có dung mạo anh tú, hình tướng khoan thai, thường nổi bật trong đám bạn cùng lứa. Ông học giỏi và bà con xung quanh hay nói “cậu này lớn lên chắc sẽ làm to hay là giàu có lắm đây”. Nhưng Nguyễn Chấn Hùng có tính ít nói, thích sự trầm lặng và người nhà biết rằng với bản tính như thế ông không có khuynh hướng muốn “làm to” hay “giàu có”. Điều dễ thấy ở ông thuở ấy là ông có một tố chất nhạy cảm với những chuyện buồn, với những ai mang trong mình bệnh tật. Khi đi thăm bệnh, khi chứng kiến những người bị khuyết tật cơ thể, thậm chí khi đi qua những đám tang, tâm hồn ông xót xa. Có thể nói, thời học lên trung học, ông đã có “tham vọng” chống lại... sự chết chứ không chỉ là chống lại sự bệnh tật mà con người phải gánh chịu. Và ông đã mày mò đọc, nghiên cứu triết học, đạo học, siêu hình học... là vì vậy. Phải nói đó là sự “chọn lựa” của số phận, hay nói cách khác cụ thể hơn, chính nỗi ám ảnh của bệnh tật, của cái chết đã là cú hích khiến ông muốn tìm đường “giải thoát”. (Sau này, khi đã là bác sĩ thuần thục, người ta nhận thấy ông không chỉ chữa bệnh bằng các phương tiện y học mà còn thực hành những “phương pháp” sống, ẩm thực... do ông nghiên cứu hoặc tự nghĩ ra để chữa, để sống vui sống khỏe là vậy). Năm 1970, ông tốt nghiệp Đại học Y khoa Sài Gòn, chuyên khoa Ung thư. Sở dĩ ông chọn khoa Ung thư vì nhận thấy đó là “căn bệnh trên mọi căn bệnh” và ông phải “tấn công” vào nó mới... hả dạ! Năm 1972, ông trình luận án tiến sĩ - lúc đó mới 28 tuổi. Năm 30 tuổi, ông đồng thời làm bác sĩ ở Bệnh viện Ung bướu (Gia Định) vừa dạy học ở Đại học Y khoa Sài Gòn, là giảng viên duy nhất về ung thư học trong nhà trường.


 
BS Nguyễn Chấn Hùng tư vấn trực tuyến về bệnh ung bướu

Tư chất bác sĩ

Sau ngày miền Nam giải phóng, ông giảng dạy ở trường ĐH Y Dược TP.HCM, rồi làm việc ở Trung tâm Ung bướu. Năm 1985, ông được đề bạt làm phó giám đốc Trung tâm. Năm 1990, làm giám đốc Bệnh viện Ung bướu cho đến nghỉ hưu (2009).

Làm bác sĩ, nhà quản lí, ông vui buồn cùng số phận người bệnh, cùng bệnh viện của mình từng giây phút. Có thời gian, máy xạ trị hư hỏng toàn bộ, 6 tháng không đụng đến, ông khóc. Sau đó ông qua Pháp xin được hai cái, cũng chỉ là loại “cũ người mới ta”, nhưng sung sướng quá, cũng khóc. Lại có lần báo đăng bệnh viện của ông vi phạm tăng giá thuốc, ông ngỡ ngàng, sụt mấy kí lô. Sau mới rõ là đăng nhầm. Ông cũng nhớ nhiều về câu nói của một bệnh nhân nữ: “Bác sĩ ráng giúp tôi sống thêm 2 năm nữa thôi. Lúc đó, con tôi lớn, tôi chết cũng mãn nguyện”. Và ông đã rất “ráng” (dù người nào thì ông cũng “ráng” như nhau). Nhiều năm sau, đang dạy học, một nữ sinh viên đến gặp ông tự giới thiệu cô chính là người con của nữ bệnh nhân ấy, “mẹ em đến giờ vẫn sống khỏe”. Ông xúc động và khóc.

Mới đây nhất, sau khi thôi làm giám đốc bệnh viện, đi sâu vào nghiên cứu, ông thốt: “Bệnh lao tưởng đã giải quyết xong, nay nó quay lại, mà nặng hơn. Đã tìm ra vi trùng, kháng sinh, tưởng các bệnh nhiễm trùng sẽ tiêu, ai ngờ có thêm HIV quá dữ. Con virus cúm, mình làm vắc - xin xong, nó xìu, nhưng không biết khi nào nó trở lại. Nói tóm lại, đây là một cuộc chiến đấu, cuộc rượt đuổi sinh học bất tận”. Trước sau ông vẫn coi “sự giải thoát khỏi bệnh tật, cái chết” cho con người là một cú hích lớn “đẩy” ông đi suốt đời.

Tố chất “Đạo nhân”

Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng nói ông thích hình ảnh hoa lục bình và cái giếng nước. Về hoa lục bình, ông nói: “Người ta thường có ý chê “nước chảy bèo trôi”. Tôi thấy hoa lục bình vừa trôi mà vẫn vừa trổ bông được. Rễ nó ngắn ngủn, không đòi hỏi nhiều phù sa, lại chịu nắng mưa trên dòng trôi nhưng vẫn phát triển, vẫn có cái đóng góp cho đời. Làm người, mình cũng nên đòi hỏi ít thôi, cái chính là vẫn làm được việc”. Về cái giếng nước, ông cho hay: “Đọc Kinh Dịch, thấy có nói tới quẻ Tỉnh (tức là cái giếng). Cái giếng mà không đậy nắp, cứ để cho người đời đến múc dùng thoải mái thì nó càng đầy, càng trong, càng ngọt mát. Ngược lại thì nó đóng rêu, đóng váng, khô cạn. Làm người, nếu có chút tài, và cả tài sản, thì nên chia sẻ, nên đóng góp, vậy là còn hoài, thậm chí được thêm”...

***

Trong những chuyến công tác, ông thường chụp ảnh những cảnh đẹp, từ bông lục bình miền Tây cho đến hoa anh đào trên nước Mỹ (do người Nhật tặng); chụp Vạn lý trường thành hùng vĩ cho đến một bức tường cổ vô danh trên đất Hy Lạp... Ông cười bảo đó là “những phút lãng mạn” của mình, cho mọi người thấy ông thầy thuốc cũng không đến nỗi khô khan để dễ gần ông hơn trong lúc đến trị bệnh.