Tác giả Chủ đề: Vì sao ta thất vọng?  (Đã xem 45718 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Le.MinhDo

  • bạn
Trả lời #4 vào: 25-12-2011 21:21:25
Năm 2010 đi qua và bạn tiếc nuối không ít điều trong công việc: những lỗi sai không đáng có, những xích mích không đâu với đồng nghiệp, cơ hội thăng chức bị bỏ lỡ? Làm gì để không lặp lại những sai lầm đó và tạo bứt phá ngoạn mục trong năm 2011.
. Đừng là kẻ 1mộng du
Hãy xem mỗi ngày làm việc như trong một kỳ sát hạch đòi hỏi sự tập trung cao độ. Bạn phải chắc chắn rằng mình học được điều gì đó từ đồng nghiệp và áp dụng vào thực tế công việc để tăng năng suất của mình. Những điều bạn học hỏi, chiêm nghiệm được không nhất thiết phải liên quan đến các kỹ năng, mà có thể đơn giản là cách làm việc khoa học với từng dạng đồng nghiệp khác nhau hoặc cách điều chỉnh cảm xúc hợp lý.
2. Biết được đích đến cuối cùng
Bạn cần chứng tỏ sự nổi trội của mình trong công việc – đây là cách giúp bạn ghi điểm tuyệt đối. Do đó, tiên liệu được các bước tiến trong sự nghiệp là chìa khóa dẫn đến những đột phá và niềm vui trong công việc. Hãy tranh thủ khéo léo tìm hiểu các thông tin với cấp quản lý để biết rõ con đường sắp tới của bạn sẽ là gì và đích đến là ở đâu. Điều này sẽ giúp bạn luôn giữ được ngọn lửa và niềm tin trong công việc.
3. Hiểu rõ mục tiêu chung của công ty
Đảm bảo rằng bạn hiểu rõ thành quả trong công việc của bạn đóng góp được gì vào mục tiêu chung của cả công ty. Bạn có đang ở vị trí của người tạo ra lợi nhuận (tức phònng kinh doanh), quảng bá thương hiệu (tức marketing), hay làm vui lòng khách hàng? Nắm được điều này giúp bạn cảm nhận được vị thế của mình và phấn đấu cho thành công trong công việc.
4. “Đứng thẳng” và đừng “ngả nghiêng”
Đem nguyên tắc nhất quán vào trong công việc. Cho dù bạn là lãnh đạo cấp cao hay lính lác, chân thành trong mọi việc mình đảm nhận. Trong bối cảnh cạnh tranh và nhiều “thủ thuật” trong kinh doanh, sự thành thật và đáng tin cậy của bạn sẽ giúp gieo niềm tin trong lòng sếp và đồng nghiệp – điều này có ý nghĩa rất nhiều đối với sự thăng tiến của bạn.
5. Giữ dáng
Có lẽ bạn đang thắc mắc vì sao lại điều kiện này lại có trong danh sách. Thật ra tinh thần thoải mái, cơ thể khỏe khoắn sẽ giúp bạn xử trí các vấn đề công việc nhanh hơn. Hãy thử thỉnh thoảng đi bộ ra ngoài ăn trưa, tranh thủ tập vài động tác co giãn gân cốt sau hồi lâu tập trung, bạn sẽ thấy năng lượng như lúc nào cũng ở bên bạn.
6. Đừng làm “thỏ trong hang”
Không ít khi bạn phân vân theo kiểu: “công việc này hay dự án này không nằm trong phạm vi trách nhiệm của mình, mình có nên tham gia không?” mặc dù bạn rất muốn tham dự vào dự án đó. Đừng chần chờ, nếu công việc và thời gian cho phép, hãy chủ động tham gia. Bày tỏ ý kiến của bạn, và phối hợp với cấp trên để hoàn thành – kết quả mà nó mang lại có thể tốt hơn những gì bạn có thể tưởng tượng ra.
7. Làm đẹp lòng sếp
Hãy đảm bảo bạn và sếp đồng thuận trong những gì bạn làm. Chủ động báo cáo và cập nhật cho sếp những điều cần thiết nhằm bảo đảm bạn không chỉ làm đúng, làm đủ mà còn vượt hơn cả mong đợi. Đừng bao giờ tự cho rằng sếp phải mặc nhiên biết những đóng góp của bạn – không hẳn. Đừng để “mất liên lạc” với sếp dù ngày nào bạn cũng chạm mắt sếp và đừng bao giờ chờ đến lúc đánh giá giữa hoặc cuối năm mới “khoe” thành tích của mình.
8. Đừng làm “độc cô cầu bại”
Cho dù công việc của bạn tương đối độc lập, không cần đội nhóm thì bạn cũng cần hiểu rõ vai trò của các đồng nghiệp, cách thức họ xử lý công việc và giữ mối quan tâm, thái độ thân thiện cần thiết. Đừng bao giờ cố ý “chơi theo bè, về theo nhóm”, hoặc “vả lả” khách sáo vài câu gọi là giao tiếp. Bạn sẽ không biết được trong tương lai mình có cần sự giúp đỡ của họ hay không hoặc là biết đâu một trong số họ có thể sẽ là sếp của bạn sau này.
]9. Phản hồi
Đừng để người khác phải chờ đợi câu trả lời của bạn quá lâu. Hãy sử dụng email để phản hồi nhanh nhất có thể, cho họ biết bạn đang làm gì, và khi nào có thể cho họ câu trả lời/ thông tin cuối cùng. Giữ liên lạc với mọi người, chuẩn bị về mặt tư tưởng và thông tin cho họ. Phản hồi là cách thức quan trọng cho người khác biết bạn quan tâm đến họ hoặc trân trọng sự giúp đỡ của họ.
10. Giải trí
Bạn làm việc hăng say, nhưng cũng phải thả lỏng và giải trí. Bạn hãy bắt đầu ngày làm việc mới với một thái độ tích cực và thoải mái. Dành thời gian cho gia đình, bạn bè, và cho bản thân mình để cân bằng cuộc sống.

 


Le.MinhDo

  • bạn
Trả lời #3 vào: 21-12-2011 23:26:03
khi ta that vong viec gi do hay vung long dung len.. ta cu song lac quan.. luon suy nghi tich cuc la dc.. chuc ca nha mot buoi toi vui ve

 


Ngủ rồi A60190699

Trả lời #2 vào: 20-12-2011 17:44:50
khi trong chung ta that vong hay nho den   anh em nha Wright nguoi che ra may bay  dau tien    .Theo minh biet wright da that bai 500 lan  va bi chingh nguoi cha cua minh lien tuc chi trich    nhung anh ta van cu lam voi mong muon dua con nguoi lên tam cao moi   chuc ca nha vui ve va duoc tu do tai chinh

 
The following users thanked this post: Linh Mai


Ngủ rồi opla

Trả lời #1 vào: 25-01-2010 10:39:55
Tổn thất nhân mạng của quân Mỹ tại chiến trường Iraq suốt mấy năm qua đã vượt trên con số 3.000, đó quả là một điều khủng khiếp. Tuy nhiên, nếu bạn biết con số ấy chỉ bằng khoảng một phần mười số người chết hàng năm do tự tử tại Nhật Bản thì mới thấy rằng sự tuyệt vọng tinh thần thật ra còn khủng khiếp hơn.

Tuyệt vọng là cái hố sâu nhất của chuỗi thất vọng, cái hố cuối cùng được sự thất vọng đào ra để chứng kiến nạn nhân ngã quỵ, không còn sức chống đỡ, chỉ mong tìm sự giải thoát ở thế giới bên kia. Để đừng đi đến chỗ đó ta cần phải tránh xa từng nỗi thất vọng trong đời sống hàng ngày.

Thất vọng là gì? Đó là khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế, là hiệu số giữa ước mơ và thực tại. Thất vọng càng lớn khi chênh lệch giữa cái mong muốn và cái đạt được càng lớn. Muốn giảm sự chênh lệch đó thì hoặc tăng khả năng làm việc, hoặc giảm bớt ham muốn đi.

Bạn có thể nói: như thế là không có hoài bão, là không cầu tiến; như thế là ngại đấu tranh? Vâng, tôi xin nói lại là ta cần giảm những nhu cầu, đòi hỏi cho bản thân mà thôi. Những hoài bão mang lại hạnh phúc cho người khác, cho cộng đồng thì quá tốt và không bao giờ dẫn đến thất vọng. Chưa có ai vì không tìm được thuốc trị ung thư cho loài người mà tuyệt vọng đến nỗi tự tử, chưa có ai vì không xóa được nạn nghèo đói trên trái đất này mà thất vọng tới mức không muốn sống nữa. Khi làm điều gì không thành công mà quá thất vọng thì hãy xem lại mục đích của việc đó là vị kỷ hay vị tha.

Vị kỷ là vì mình, vị tha là vì người khác. Với người vị kỷ (self-centred) mọi con đường đều dẫn đến bản thân. Từ lời nói, việc làm cho đến các mối quan tâm đều phải có liên hệ với cái tôi của họ. Khác với ích kỷ (selfish) thường keo kiệt, người vị kỷ vẫn có thể bỏ ra nhiều tiền của hoặc công sức nếu việc đó có lợi cho họ. Ưa đổ lỗi chẳng hạn là dấu hiệu cho biết đó là một người vị kỷ.

Xin quay lại đề tài làm sao để tránh thất vọng. Tăng khả năng làm việc chính là học tập ở nhà trường và học trên thực tế. Trong bài này tôi chỉ xin đề cập tới vế thứ hai: giảm bớt ham muốn đi.

Nhu cầu là cái ta cần, ham muốn là cái ta không thực sự cần. Người ta thường lấy nhu cầu làm bình phong che chắn cho sự ham muốn. Ví dụ, để chi tiêu cho việc ăn uống và học hành mỗi gia đình ở thành phố cần khoảng 4-7 triệu đồng/ tháng nhưng ta vẫn muốn có thu nhập gấp mười lần như thế chỉ để… yên tâm. Giàu sang là một ơn phúc, nhưng còn dư nhiều tiền không cần dùng đến trong khi rất nhiều người khác không có cơm ăn thì phải xem lại.

Vậy trước hết hãy xác định rõ nhu cầu của bản thân (thường là nhỏ), cố gắng làm việc để đáp ứng nhu cầu đó (thường là dễ). Nếu được trời ban thêm sức khỏe và trí thông minh hơn người thì hãy học tinh thần vị tha (thường là lớn) và nỗ lực làm việc để đáp ứng nhu cầu vị tha đó (thường là khó, một người không làm được hết). Có như vậy thì đời sống mới có ý nghĩa, ta sẽ cảm nhận niềm vui trong mỗi thành công và đặc biệt không bao giờ thất vọng vì thất bại.

Tóm lại, thuốc chữa bệnh thất vọng chính là tinh thần vị tha. Ai càng ít nghĩ đến bản thân thì sẽ ít buồn, ai càng lo cho mình nhiều thì càng dễ đau khổ.

Chúc cả nhà luôn vui. :cheer:

HMHai.

 
The following users thanked this post: Linh Mai