Tác giả Chủ đề: Cỏ mực và tác dụng chữa bệnh  (Đã xem 9753 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi thanhha78

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 16
  • Thích 0
Trả lời #4 vào: 18-03-2013 09:51:25
Cay co muc, cay nho noi, va nhieu ten goi khac nhau do nhieu niem, nhieu vung goi thoi. Nhung that no van chi la 1 thu cay thoi em ah

 


Ngủ rồi tuanmitombui

Trả lời #3 vào: 17-03-2013 22:04:36
là cây nhọ nhồi .nhọ nồi ah chị ?

 


Ngủ rồi thanhha78

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 16
  • Thích 0
Trả lời #2 vào: 16-03-2013 20:40:29
Cỏ mực là loài mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Đó là loài cây nhỏ, thân có lông; lá mọc đối hình xoan dài, có lông hai mặt; hoa trắng nhỏ; đặc điểm nổi bật của cây này là khi vò nát có màu đen như mực - cho nên có tên gọi là \\\"cỏ mực\\\". Trong dân gian thường gọi là \\\" cỏ nhọ nồi\\\", còn gọi là \\\"hạn liên thảo\\\", \\\"mặc hạn liên\\\", \\\"kim lăng thảo\\\"... Tên khoa học là Eclipta prostrata L. [E. Alba (L.) Hassk].
Các nghiên cứu trong y học hiện đại đã phát hiện thấy trong cỏ mực có saponin, tanin, chất đắng, caroten, ancaloit, tinh dầu, vitamin E, vitamin A... Cỏ mực có những tác dụng dược lý như sau:
1. Cầm máu: Chất tanin trong cỏ mực có tác dụng làm tăng tốc độ đông máu. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành thực nghiệm: cắt đứt động mạch đùi chó, dùng bột cỏ mực tán mịn đắp lên chỗ đứt, ấn nhẹ vào, thấy có tác dụng cầm máu tốt.
2. Diệt khuẩn, tiêu viêm: Có tác dụng diệt một số tụ cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu (bacillus diphtheria), trực khuẩn viêm ruột (bacillus enteritidis) và có tác dụng nhất định đối với amip. Được dùng để chữa trị một số bệnh nhiễm khuẩn và bệnh ngoài da.
3. Tăng cường miễn dịch, ức chế ung thư: Kích hoạt hệ miễn dịch, đặc biệt là đối với tế bào limphô T (T - lymphocytes); có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt đối với ung thư dạ dày.
4. Dưỡng da, đen tóc: Cỏ mực có tác dụng cải thiện quá trình tuần hoàn máu ngoài da (đặc biệt là da đầu), giúp cho da thịt, đầu tóc được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhờ vậy da dẻ trở nên mịn màng, râu tóc thêm đen mượt.
Còn theo y học cổ truyền: Cỏ mực có vị ngọt, chua; tính mát; vào các kinh Can và Thận; có tác dụng tư âm (nuôi âm), bổ thận; làm mịn da, đen tóc, chắc răng; lương huyết (mát máu), chỉ huyết (cầm máu). Sách Tân Tu Bản Thảo viết: \\\"... vết thương đang chảy máu, đắp cỏ mực vào máu sẽ lập tức cầm lại; lấy nước cốt bôi lên lông mày và tóc thì sẽ mọc tốt hơn\\\". Còn sách Thiên Kim Nguyệt Lệnh viết: \\\"Lấy nước cốt cỏ mực, trộn với nước gừng và mật, uống vào sẽ làm cho râu tóc đang bạc hóa đen\\\".
Hiện tại cỏ mực thường sử dụng để chữa da thô nháp, da mặt đen sạm, tóc bạc sớm, răng đau lung lay, âm hư huyết nhiệt, chóng mặt hoa mắt, nôn ra máu, đại tiện ra máu, can thận âm hư... Và dưới đây là một số phương thuốc cụ thể:
* Chữa râu tóc bạc sớm, tóc rụng, chóng mặt hoa mắt do can thận âm hư tổn
Bài 1: Cỏ mực 15gr, sinh địa 15gr; sắc nước uống mỗi ngày 1 tễ; chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và buổi chiều. Uống liên tục 30 ngày (1 liệu trình); nghỉ vài hôm rồi lại tiếp tục.
Bài 2: Cỏ mực 25gr, hoa cúc trắng 15gr, sinh địa 15gr; sắc lấy nước, bỏ bã, uống thay nước trà hàng ngày. Mỗi ngày 1 tễ; liên tục 30 ngày.
Bài 3: Cỏ mực 15gr, nữ trinh tử 15gr, thục địa 10gr, hà thủ ô chế 15gr; sắc lấy nước, mỗi ngày 1 tễ; liên tục 30 ngày.
* Chữa ho ra máu
Cỏ mực 25gr, bạch cập 20gr, a giao 10gr. Đem cỏ mực và bạch cập sắc lấy nước, đổ vào bát, sau đó cho a giao vào trộn đều. Mỗi ngày 1 tễ, chia ra 2 lần trong ngày; liên tục trong 7 ngày.
* Chữa sỏi thận, tiểu tiện ra máu
Cỏ mực 15gr, cỏ mã đề (xa tiền thảo) 15gr, đường trắng vừa đủ ngọt. Đem cỏ mực và mã đề sắc lấy nước; khi uống rót nước thuốc ra bát, sau đó cho thêm đường vào cho đủ ngọt. Mỗi ngày 1 tễ, chia ra nhiều lần uống thay trà trong ngày; liên tục trong 20 ngày.
* Mũi thường chảy máu
Cỏ mực 25gr, ngó sen 20gr. Sắc lấy nước; chia 2 lần vào sáng và chiều; liên tục trong 20 ngày.
* Chữa đao thương chảy máu
Lấy cỏ mực đem giã nát đắp lên chỗ bị thương. Cũng có thể đem cỏ mực phơi khô, tán mịn, rắc lên vết thương.
* Hỗ trợ trong điều trị chứng giảm tiểu cầu máu
Cỏ mực 10gr, nhân sâm 5gr (nếu không có thay bằng đẳng sâm 12gr), gạo tẻ 50g, đường trắng vừa đủ. Nhân sâm thái thành lát mỏng, hấp chín. Cỏ mực rửa sạch, sắc lấy nước để nấu cháo. Sau khi cháo chín, cho sâm vào, thêm chút đường cho đủ ngọt. Dùng mỗi ngày 1 lần, ăn thay bữa điểm tâm buổi sáng; liên tục trong 5 ngày.
* Phòng và chữa viêm da khi làm ruộng nước
Lấy cỏ mực tươi 1 nắm - khoảng 50gr, rửa sạch, vò nát rồi sát lên chân và tay cho đến khi màu da chuyển sang tím đen nhạt. Chờ một lát cho da khô, rồi có thể xuống ruộng nước làm việc.
Thời trước, những người thợ nề hay lấy cỏ mực sát lên tay để chữa chứng bỏng rát do vôi vữa gây nên. Chất tanin và một số hoạt chất khác trong cỏ mực có tác dụng làm săn da và phòng viêm nhiễm ngoài da rất tốt. Tại Trung Quốc, các thầy thuốc đã chế ra một loại cao mềm từ cỏ mực, chuyên dùng để phòng viêm da khi làm việc dưới ruộng nước.
* Phụ nữ ngứa âm đạo
Lấy cỏ mực tươi khoảng 100gr, sắc nước để rửa ngoài âm đạo. Có thể thêm chút câu đằng vào sắc cùng càng tốt.(Huyên Thảo)

Sưu tầm

 


Ngủ rồi thanhha78

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 16
  • Thích 0
Trả lời #1 vào: 16-03-2013 20:38:18
Theo Ðông y, cỏ mực vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng bổ thận, mạnh xương, đen tóc, mát gan, cầm máu, giải độc, chống viêm và chống dị ứng. Cỏ mực còn gọi là cỏ nhọ nồi (vì nước vắt cỏ mực màu đen). Đây là loại cỏ hoang dại, mọc ở mọi nơi như: ven đường, bờ mương, bờ ruộng, bờ ao, trong vườn…
Cây cỏ mực chữa được rất nhiều bệnh.
Để chữa chứng chảy máu mũi đêm ngày không dứt, y thư cổ Nam dược thần hiệu khuyên lấy cỏ mực giã nát, đắp vào giữa mỏ ác và trên trán.
Cỏ mực (rau mực) có tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ cúc Asteraceae. Gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen. Người ta còn gọi nó là cây nhọ nồi, dễ gây nhầm lẫn với vị thuốc nhọ nồi lấy từ nồi chảo. Tên chữ Hán là hạn liên thảo (cây có đài quả như sen).
Cỏ mực tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, có tác dụng lương huyết (mát huyết), cầm máu, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, làm đen râu tóc. Chủ trị: xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiêu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẫn ngứa, (uống trong, rửa ngoài).
Sách Thần nông bản thảo gọi cỏ mực “là thuốc cầm máu nổi tiếng”. Sách Đường bản thảo viết, người bị chảy máu dữ dội dùng cỏ mực đắp sẽ cầm, bôi nước lên đầu thì tóc sẽ mọc lại nhanh chóng. Điền nam bản thảo cho rằng, rau mực làm chắc răng, đen tóc chữa khỏi 9 loại trĩ. Bản kinh (ra đời cách đây 2000 năm) viết: “Máu chảy không cầm, đắp rau mực cầm ngay”.
Kỵ dùng cỏ mực khi có âm hư không có nhiệt, tỳ vị hư hàn tiêu chảy. Ngày nay, vị thuốc này được dùng  nhiều trong điều trị sốt xuất huyết muỗi truyền, ung thư và nhiều bệnh khác.
Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ mực và nhận thấy nó có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung. Cỏ mực không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sẩy thai.
Một số bài thuốc
Thổ huyết và chảy máu cam: Dùng cỏ mực cả cành và lá tươi giã lấy nước để uống.
Tiêu ra máu: Cỏ mực nướng trên miếng ngói sạch cho khô, tán bột. Mỗi lần dùng 2 chỉ (8g) với nước cơm (Gia tàng kinh nghiệm phương).
Tiểu ra máu: Cỏ mực, mã đề 2 vị bằng nhau, giã lấy nước ngày uống 3 chén lúc đói (Y học chân truyền). Hoặc nấu cháo cỏ mực (100 g) với 3 lát gừng.
Trĩ ra máu: Một nắm cỏ mực để nguyên rễ, giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài (Bảo thọ đường phương).
Chảy máu dạ dày-hành tá tràng: Cỏ mực 50 g, bạch cập 25 g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.
Vết đứt chém nhỏ chảy máu: Một nắm cỏ mực sạch nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương.
Chữa râu tóc bạc sớm: Cỏ mực với lượng tùy dùng, rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa. Cho vào lọ, khi dùng lấy 1-2 thìa canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để uống. Ngày 2 lần, cao này có tác dụng bổ thận, ích tinh huyết.
Hoặc: Cỏ mực 1-2 kg, cho vào nước ép lấy dịch đặc trộn với bột nữ trinh tử đã được chế sẵn như sau: nữ trinh tử 300-1.000 g ngâm rượu 1 ngày, bóc vỏ, rang khô tán bột. Viên hoàn bằng mật ong. Mỗi lần uống 10 g. Ngày uống 3 lần với rượu gạo hâm nóng. Hoàn này bổ can thận, xanh đen râu tóc, khỏi đau lưng gối (Nữ trinh tử không phải trinh nữ tử).
Chữa di mộng tinh (do tâm thận nóng): Cỏ mực sấy khô, tán bột. Uống ngày 8 g với nước cơm, hoặc sắc cỏ mực để uống ngày 30 .
Rong kinh: Nếu nhẹ, lấy cỏ mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…
Trẻ tưa lưỡi: Cỏ mực tươi 4 g, lá hẹ tươi 2 g giã nhuyễn, lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.
Cỏ mực chữa sốt xuất huyết
Viện Đông y cùng bệnh viện quận Đống Đa từng dùng cỏ mực chống dịch sốt xuất huyết muỗi truyền vào năm 1969, với 230 bệnh nhân nội trú, kết quả khỏi bệnh 99,6%. Viện Quân y 13, quân khi 5 cũng dùng mấy bài thuốc Nam dạng xiro có thành phần cỏ mực để chữa bệnh này, đem lại hiệu quả cao.
Ngoài việc thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, tác dụng cầm máu của cỏ mực đã được nghiên cúu tổng kết qua lâm sàng bệnh sôta xuất huyết và trong phòng thí nghiệm, mở ra cách giải thích cơ chế tác dụng cầm máu. Do vậy, cần bảo lưu vai trò của cỏ mực trong phương pháp chữa sốt xuất huyết vì chảy máu là một trong 2 yếu tố gây tử vong lớn nhất trong bệnh này.
Ngoài ra, theo tài liệu của Trung Quốc, cỏ mực đã được dùng để chữa ung thư các loại (phối hợp với những vị khác) như ung thư dạ dày, tử cung, xương, bạch huyết, họng. Trong đó, để chữa ung thư họng, chỉ dùng mỗi vị cỏ mực 50 g tươi vắt nước uống hàng ngày hoặc sắc nước uống.