Tác giả Chủ đề: Phước Vĩnh Đông, Châu Thành - Cụ bà Trần Thị Hy 100 tuổi, bán vé số  (Đã xem 3231 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi ThaiDzuy

  • BAN QUẢN TRỊ
  • Người Tôi Cưu Mang
  • *****
  • Bài viết: 4.104
  • Thanked: 4118 times
  • Thích 15
  • Giới tính: Nam
Cụ cũng ở cái tuổi cực hiếm rồi, mong các bạn đừng buồn. Niềm an ủi lớn nhất là những tháng cuối đời cụ vẫn được nghe Radio món quà của các bạn gửi tặng. Cụ lên thiên đường rồi và sẽ luôn vui cười và phù hộ cho toàn thể con cháu xa lạ mà như người thân với cụ.

Thân,

Từ đây người biết thương người...
 


Ngủ rồi yugidazai

Buốn quá,cách đây nửa năm khi đến thăm bà, bà còn nói chuyện rất vui vẻ và minh mẫn, không ngờ bà ra đi sớm như thế.
Yugi mong bà đã có những ngày cuối đời bình yên và chúc bà yên nghỉ dưới suối vàng ạ :(

 


Ngủ rồi giangcoinamtruoc

  • Tồn tại hay không tồn tại!
  • Người Tôi Cưu Mang
  • ****
  • Bài viết: 924
  • Thanked: 68 times
  • Thích 0
Cháu xin chúc cụ siêu thoát và an nghỉ ở cõi vĩnh hằng!

 


Ngủ rồi MuaNgauSaigon

  • Tích Cực
  • **
  • Bài viết: 150
  • Thích 0
Xin góp lời cầu nguyện cho Cụ Hy được an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng :(  :(  :(

 


xiaozun

  • bạn
Cụ Hy đã mất rồi các bạn ạ ....!
Hôm qua (23/11/2011) mình có đi Tân An và đến thăm cụ vì mình vừa đọc bài báo viết về Cụ Hy cách đây mấy ngày thôi ...nhưng lúc mình đến là cụ đã mất lúc 21h55 22/11/2011 ...buồn lắm !!! Cụ an nghỉ nhé

 


Ngủ rồi k87yeng

  • Thành Viên Gắn Kết
  • Người Tôi Cưu Mang
  • ****
  • Bài viết: 1.171
  • Thanked: 54 times
  • Thích 2
  • Giới tính: Nữ
Ken up hình trong chuyến đi thăm cụ Hy hôm CN vừa rồi. Mọi người click vào hình để xem ảnh lớn, không hiểu sao em ghép ảnh rồi nó nhỏ vậy nữa.

Nhà cụ Hy ở, ghép từ những miếng ván và tránh gió bằng tấm bạt nhỏ trước nhà, sau nhà trống trải với cái bếp nhỏ xíu


Em mua quà cho cụ từ tiền chị Vitcon702, 51k tiền bánh ngọt, 30k trái cây (1 trái xoài và 100 gram nho Mỹ), 110k cái radio và 6k cho 2 cặp pin, còn lại 303k gửi cụ tiền mặt

Cụ Hy trong nhà cùng cô Mười hàng xóm tốt bụng


Cụ rất vui với cái radio mới, từ nay cụ sẽ bớt buồn


Khi có dịp đi qua Long An, mọi người có thể ghé thăm trò chuyện, tuổi già nên cụ chỉ mong có người tới thăm chơi thôi. Địa chỉ cụ ở là nhà 35/49B Nguyễn Huệ, TP Tân An, Long An. Cụ tuy cao tuổi nhưng còn rất tỉnh táo, hay nói và vui tính. Em gửi mọi người clip về cụ.

[video]http://www.youtube.com/watch?v=fQ5jd9IsppE[/video]

 


Ngủ rồi yugidazai

Dạ, sau khi thống nhất, nhóm thấy bà ko cần CMTX (cô Mừoi nuôi cơm và ngừoi con thứ 3 lo tiền thuốc + khám bệnh), về khoản CMKTX thì đã có bác Vitcon và các MTQ khác khi đọc báo biết TH của cụ đã đến thăm và tặng cụ ko ít :), và thật ra cụ ko cần gì nhiều cả,quan trọng nhất có lẽ là chiếc radio làm bạn thì giờ đã có từ khoản CMKTX của bác Vitcon rồi ạ :).
Chỉ mong mọi ngừoi nếu rảnh hoaặc có dịp thì ghé sang thăm và trò chuyện với cụ, cụ sẽ vui lắm :)
Cám ơn cả nhà.

 


Ngủ rồi xulanhphanlan

  • Thành Viên Gắn Kết
  • Người Tôi Cưu Mang
  • ****
  • Bài viết: 745
  • Thanked: 13 times
  • Thích 101
@Yugi đoạn kết là phần quan trọng đối với Cụ Bà.sau khi đi XM về.mà em kg có đề cập đề xuất phần CMTX hay CMKTX vậy.
Thanks đôi bạn trẻ đi XM nhé.

 


Ngủ rồi yugidazai

Chào cả nhà,
Chủ Nhật rồi Ken và Yugi về Tiền Giang xác minh vài TH và đã ghé thăm cụ Hy.
Thật nhiều điều để nói về cụ nhưng hầu hết các thông tin trên báo đã có, Yugi chỉ bồ sung thêm vài ý và cảm nghĩ của mình.
Lúc nhóm tới đc biết trước đó đã có 1 nhóm người đến thăm, ở chơi và trò chuyện với cụ vừa về. Từ lúc cụ đc lên báo, cũng có nhiều người đã đến thăm cụ.
Cụ có tất cả 4 người con (3 trai và 1 gái), 3 người đã mất, chỉ còn lại người con thứ 3 (nay cũng khoảng 70t) sống gần nhà.
Cách đây hơn 20 năm, cụ vẫn sống với gia đình người con trai út (sát bên chỗ cụ đang ở), nhưng vì mâu thuẫn với nàng dâu (cụ nhất định ko chịu nói, chỉ biết là do người con dâu nói làm cụ tự ái) nên cụ nhất quyết ko ở chung. Cụ nhờ người quen phụ dọn dẹp chuồng gà sát bên nhà + hàng xóm cho vài cây cột + ... làm thành nhà và ở cho đến nay.
Cụ tự nuôi sống bằng nghề bán vé số bao năm qua, mỗi ngày đc 2-3 chục tờ. Cụ ko có bệnh tật gì nên dù đã gần trăm tuổi nhưng chỉ bị lãng tai + teo bao tử vì ít ăn quá.
Đầu năm nay, khi đang đi bán vè số thì cụ bị ngã, do quá lớn tuổi nên cụ bị gãy xương tay và vái đốt xương sườn phải. Sau khi nằm viện 1 thời gian, khoảng đầu tháng 2 cụ về nhà và ko thể tiếp tục đi bán cho đến nay.
Hàng ngày buồi sáng người con trai thứ 3 đến mua đồ ăn sáng cho cụ (thường là bắp nấu), chiều và tối có cô Mười hàng xóm ghé đưa cơm và tắm rửa (hoặc lau người) cho cụ. Cô Mười thương cụ như mẹ, nhìn cách 2 người nói chuyện và cử chỉ, Yugi cứ nghĩ đây là 2 người thân ruột thịt.
TỪ khi về nhà, cứ 5 ngày cụ đi khám bệnh lại và mua thuốc uống, mỗi lần 300k. Người con thứ 3 của cụ ráng đi làm thuê để có tiền, dù phải thiếu ăn nhưng cũng sẽ phải khám bệnh và mua thuốc cho cụ, cụ kể về người con trong nước mắt.
Cụ rất vui tính, làm cho mọi người cười suốt mỗi khi cụ nói, nhất là cái cách giận lẫy của người già, rất đáng yêu :)
Cụ cô đơn lắm, nghe cụ nói hàng đêm rất khó ngủ và thường suy nghĩ,bùn và ước mình chết sớm cho rồi. Yugi đã động viên cụ trong khi Ken đi mua ít đồ cho cụ.
Vì mấy hôm nay nhiều người đến thăm và biếu cụ nhiều thứ, trong khi cụ ko ăn uống đc nhiều nên nhóm ko biết mua gì. Cụ kể có người đến thăm, hứa mua cho cụ 1 cái đài phát thanh mà chờ hoài ko thấy. Ken đã mua 1 ít trái cây mà cụ ăn được + 1 chiếc radio (từ tiền CMKTX của bác Vitcon), số tiền còn lại 303k gửi lại cho cụ để dành đi khám bệnh (trước đó Yugi trò chuyện với cụ và đc cụ khoa về chiếc ví tiền rất xinh vừa đc tặng và nhờ Yugi đếm tiền mọi người cho :P)
Tối nào cụ cũng khó ngủ và suy nghĩ nhiều nên lúc có chiếc radio, cụ thix lắm, nhìn vẻ mặt \\\"hớn hở\\\" của cụ mà Yugi thấy vui ko thể xiết, cám ơn bác VItcon nhiều lắm ạ :)
Và nhóm nghĩ rằng với món quà đó, cụ sẽ thấy bớt cô đơn phần nào trong những ngày tháng \\\"gần đất xa trời\\\" này.
Chúc cụ sẽ lun vui sống cùng những người hàng xóm tốt bụng như cô Mười và người con hiếu thảo của mình. Khi nào có dịp, mọi người có thể đến thăm và trò chuyện là cụ vui lắm :)
Cám ơn tất cả mọi người.
@Ken ơi, post hình dùm Yu he :)

 


Ngủ rồi k87yeng

  • Thành Viên Gắn Kết
  • Người Tôi Cưu Mang
  • ****
  • Bài viết: 1.171
  • Thanked: 54 times
  • Thích 2
  • Giới tính: Nữ
vitcon702 đã viết:
Trích dẫn
@ k87yeng : phien e Mua dum chi chai dau nong va thuc pham hay sua cho Ba dum chi trong khoan 500k chi Lathuvang se chuyen tra cho e . Tks e nha


Em đã nhận được 500k từ cô Lathuvang rồi chị. Mai đi em sẽ mua những thứ cần thiết cho bà. Em cảm ơn chị. :)

 


Ngủ rồi vitcon702

@ k87eng : phien e Mua dum chi chai dau nong va thuc pham hay sua cho Ba dum chi trong khoan 500k chi Lathuvang se chuyen tra cho e . Tks e nha

 


Ngủ rồi k87yeng

  • Thành Viên Gắn Kết
  • Người Tôi Cưu Mang
  • ****
  • Bài viết: 1.171
  • Thanked: 54 times
  • Thích 2
  • Giới tính: Nữ
vitcon702 đã viết:
Trích dẫn
@ lehung & Ken  : khi nao 2 ban du tinh di XM nhan tin cho Vit biet de Vit nho 2 ban mang chut qua den bieu cu trong luc di xm nhe.


Hi chị Vitcon702,

Chủ Nhật này em đi xác minh TH cụ Hy, chị gửi biếu gì cho cụ em sẽ chuyển. Chị cho em biết nha.

 


Ngủ rồi vitcon702

@ lehung & Ken  : khi nao 2 ban du tinh di XM nhan tin cho Vit biet de Vit nho 2 ban mang chut qua den bieu cu trong luc di xm nhe . Thanks

 


Ngủ rồi lehung73

  • Thành Viên Gắn Kết
  • Người Tôi Cưu Mang
  • ****
  • Bài viết: 1.622
  • Thanked: 93 times
  • Thích 1
  • Giới tính: Nam
Ở cái tuổi xưa nay hiếm mà bà vẫn chưa đc phút nghỉ ngơi,vẫn còn lặn lội từng ngày kiếm sống..thương bà quá cả nhà ah..
Ken..em lên lịch hôm nào đi XM.anh làm gần đây..có thể sắp xếp đi cùng ..
thanks

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương.
 


Ngủ rồi k87yeng

  • Thành Viên Gắn Kết
  • Người Tôi Cưu Mang
  • ****
  • Bài viết: 1.171
  • Thanked: 54 times
  • Thích 2
  • Giới tính: Nữ
Chào mọi người. Hôm nay đọc được bài báo về bà cụ thấy tội nghiệp quá, em post lên đây mong nhận được sự quan tâm của mọi người. Hiểu rất rõ quy định của DD, ưu tiên các hoàn cảnh chưa từng được đưa lên báo đài, nhưng thật lòng nếu phải quay đi làm ngơ thì em làm không đặng. Em đăng nguyên văn lên đây, mong mọi người bỏ qua cho em nếu em có gì sai sót. TH cụ Hy đây em cũng xin xung phong đi xác minh, và thêm mấy bạn nữa. Ai đi được hãy liên lạc với Ken nhé. Cảm ơn các bạn nhiều.

http://afamily.vn/doi-song/201104280925559/Cu-ba-100-tuoi-ban-ve-so-muu-sinh-ben-le-xa-hoi/
Cụ bà 100 tuổi bán vé số mưu sinh bên lề xã hội

Bà ngồi bệt xuống đường, gục đầu vào 2 đầu gối tong teo rồi thở dốc. Không còn nhìn rõ, nghe rõ, nói không ra hơi, bà mời mua vé số bằng cách chìa xấp vé số ra phía trước.

Người bán vé số lớn tuổi nhất Long An

Ở TP Tân An, người dân đã quen với cảnh hàng chục người trong độ tuổi lao động dắt díu con cháu đi xin ăn khắp các con phố. Bờ kè, ghế đá công viên, hiên chợ, sạp thịt… là nơi để những con người hoàn toàn khỏe mạnh này trú ngụ về đêm. Họ không chịu lao động mà chọn cho mình một nghề ít vốn, ít tổn hao sức lực để mưu sinh. Thậm chí, có người còn xem đây như là một “nghề” dễ kiếm cơm khi sau mỗi cái Tết, số lượng người ăn xin ở thành phố này dường như muốn tăng lên, khi chính những người này rủ rê thêm những người khác gia nhập bang hội.

Đối lập với hình ảnh những người ăn xin nằm và vật khắp nơi là cảnh một cụ bà dáng người nhỏ thó, lưng còng tóc bạc tay run run cầm xấp vé số đi mời mọc từng người. Sống cả trăm năm, bà cụ đã quá già để có thể lao động. Người ta chỉ thấy cụ cầm gậy, đi từng bước – đúng hơn là dò dẫm từng bước trên đường, một phần vì đi không nổi, một phần vì đôi mắt đã mờ đục… Cứ chốc chốc, bà cụ lại ngồi bệt xuống đường, gục đầu vào 2 đầu gối tong teo rồi thở dốc. Không còn nhìn rõ, nghe rõ, nói cũng không ra hơi, bà mời mọi người mua vé số bằng cách chìa xấp vé số ra phía trước. Nếu ai mua thì họ tự lấy vé số, rồi đưa tiền cho bà.


Bà bán vé số chứ không xin tiền cháu ơi.

Một lần, có đôi thanh niên nam nữ đang chạy xe tay ga đắt tiền thấy bà ngồi thở dốc bên lề đường. Xe đã trờ qua chừng chục mét nhưng cô gái ngồi phía sau bảo chàng trai dừng lại. Cô bước xuống xe và lấy tờ giấy bạc 10 ngàn đồng bỏ vào cái nón lá cũ nát của bà. Cô chưa kịp quay đi thì bà cụ đã run run cầm xấp vé số đưa cho cô gái. Cô gái lắc đầu xua tay, bà cụ rút ra một tờ vé số rồi dúi vào tay cô, thều thào: “Bà bán vé số chứ không xin tiền cháu ơi”… Lúc này, cô gái như chợt hiểu ra và “chữa cháy” bằng cách mua thêm một tờ vé số, cô giữ một tờ và tặng bà cụ một tờ. Thế nhưng, cô phải thuyết phục mãi bà cụ mới bằng lòng nhận vì bà bảo bà vẫn còn sức khỏe, vẫn còn có thể lao động.

Ở thành phố Tân An, người ta bảo rằng bà cụ này là người bán vé số thâm niên nhất và cũng là người bán vé số lớn tuổi nhất của tỉnh.

Tên cụ bà là Trần Thị Hy, quê ở xã Phước Vĩnh Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Theo lời cụ, năm 2011 này cụ được 100 tuổi. Cụ sinh được 8 hay 9 người con, cũng không còn nhớ rõ, hiện tại thì có 2 người con còn sống, cũng đã trên 60 tuổi và không ở cùng cụ. Thời còn trẻ, cụ bà buôn bán ngoài chợ, còn chồng thì làm nghề mộc, họ sinh gần chục mặt con.

Cả hai thời kỳ chiến tranh, cả nhà cụ may mắn khi không ai bị tên rơi đạn lạc. Cha mẹ chịu thương chịu khó nên các con của cụ dù sinh ra trong buổi khó khăn nhưng ít có ai đau yếu, bệnh hoạn. Mấy chục năm trước, sau khi chồng chết, các con cũng đã có gia đình hết nên cụ chia hết tài sản cho các con, sau đó thì không ở với người nào mà tự làm thuê kiếm sống. Mấy người con của cụ nhiều người đã qua đời ở tuổi 60, hoặc 70, hoặc hơn cụ cũng không nhớ rõ. Hai người còn lại cũng đã trên 60, các cháu nội ngoại đều đã có gia đình.

Vài chục năm nay, sáng nào cụ cũng đến đại lý vé số nhận vé đem bán, cuộc sống lây lất bữa đói bữa no. Hơn 10 năm nay, tuổi đã quá cao, đau bệnh liên miên nên mỗi ngày cụ Hy chỉ có thể bán được vài chục tờ, tiền lãi hôm nào nhiều thì mua gói mì làm canh, còn không thì cụ mua ổ bánh mì gặm cho qua bữa.

Sống bên lề xã hội
Để xác minh tuổi thật của cụ, chúng tôi đã tìm tới UBND phường 2, TP Tân An. Một cán bộ ở đây cho biết, tuổi thật của cụ có thể khoảng 100 (vì căn cứ vào tuổi của những người con do cụ sinh ra). Tuy nhiên, tuổi theo thẻ căn cước của cụ thì là 98. Chúng tôi dò hỏi, nhiều người bán vé số ở Tân An khẳng định: “Bà cụ này là người bán vé số già nhất Long An. Năm nay đã gần 100 tuổi”. Cũng theo lời kể của những “đồng nghiệp” bán vé số, cụ Hy do già cả nên thường bị kẻ xấu lừa lấy mất vé số. Mỗi lần như vậy, cụ phải chạy vạy mượn tiền mua lại vé số rồi trả nợ dần. Sức yếu, cụ nhiều lần té ngã, mấy lần gãy tay phải nằm viện. Tuy nhiên, không phải lần nào cũng có tiền đi bệnh viện nên nhiều lúc bà cụ tự mua thuốc, rồi cứ thế đắp bừa lên vết thương. Trời thương, rồi cũng đến lúc lành. Cả 2 cẳng tay khẳng khiu của bà cụ vì vậy mà nhiều chỗ xương lành xong cứ cong cong quẹo quẹo do không được chữa trị đúng cách.

Mấy ngày liền, không nhìn thấy bà cụ bán vé số trên đường, chúng tôi hỏi thăm và tìm đến “nhà” cụ. Gọi là “nhà”, thực chất chỉ là mấy tấm tôn cũ gác tạm bợ bên hông căn nhà bê tông kiên cố của người con dâu (người con trai đã chết từ lâu) trong con hẻm 35, đường Nguyễn Huệ, phường 1, TP Tân An. “Nhà” của cụ Hy không có vật gì đáng giá ngoài cái lò củi và mấy cái nồi cũ đã móp méo, sứt quai.

Những người hàng xóm cho biết, cụ Hy đi bán vé số thường đem theo cái giỏ bàng. Cụ cứ nhặt giấy vụn, bọc ny lông, giấy bìa đem về làm “củi” để nấu cơm. Cứ mỗi lần cụ “làm bếp”, khói lại bốc mù mịt. Nhiều hôm trời mưa, “củi” bị ẩm chỉ toàn khói, người ta lại thấy bà cụ ho như muốn long cả phổi vì “thổi lửa”. Năm 2010, cụ bệnh liên miên nhưng lại không dám nằm viện vì thẻ bảo hiểm bị cháy trong một lần thổi cơm. Khi chúng tôi hỏi, một cán bộ ở UBND phường 2 cho biết đến khi nghe cụ báo tin địa phương mới biết để xin cấp lại cho cụ thẻ mới.

“Nhiều lúc lễ, tết, anh em chúng tôi muốn thăm bà cụ thì phải tự góp tiền. Do bà cụ hộ khẩu chung với con, trong khi các con của bà ai cũng khá giả nên bà không thể xếp vào diện nghèo. Mà hễ không nghèo thì không được hưởng các chính sách của nhà nước”, vị cán bộ này chua chát nói. Cũng theo vị cán bộ này, không biết vì lý do gì mà cụ Hy dù con cháu rất đông, ai cũng có công ăn việc làm ổn định, nhà cửa kiên cố nhưng cụ Hy vẫn sống trong túp lều dựng bên hiên nhà con dâu.

Nếu trời thương, xin cho tôi… chết sớm
“Nhà” không có toa lét, mọi sinh hoạt vệ sinh cá nhân cụ đều phải thực hiện ngoài đường… Nhiều lúc cụ bệnh, nằm liệt một chỗ cũng có mấy người cháu đến thăm nom đôi lần theo kiểu chiếu lệ rồi thôi. Con và cháu của cụ còn sống, nhưng người thì than nghèo, người thì bảo bà già trái tính trái nết không chịu ở với ai. Nhưng những người hàng xóm thì bảo rằng bà cụ tuy già và rất khổ nhưng rất tự trọng. Tuy nghèo nhưng bà chưa quỵt nợ ai bao giờ.

Nhiều lần, bà bệnh và đói nằm lả một chỗ, hàng xóm thương tình cho thức ăn chứ bà chưa bao giờ ngửa tay xin của bất kỳ ai một đồng nào, kể cả con cháu ruột thịt. Những người hàng xóm của cụ Hy kể lại, có lần họ đi thăm cụ ở bệnh viện đa khoa Long An và chứng kiến nhiều cảnh rất đau lòng. Hôm đó cụ bị té gãy xương vai. Nén đau, cụ vẫn cố giữ xấp vé số cất vào túi, hy vọng có thể trả lại cho đại lý.


Nếu trời thương, xin cho tôi… chết sớm

Trưa ngày hôm đó, một cặp vợ chồng bảo là cháu cụ tới thăm. Chẳng những chẳng cho cụ đồng nào phụ tiền thuốc thang mà họ còn lục túi lấy xấp vé số bảo “bán giùm”, sau đó thì không thèm quay vô thăm cụ nữa. Tiền bán vé số, họ cũng không trả lại. Suốt mấy ngày nằm viện, những bệnh nhân khác rất ngạc nhiên khi thấy cụ chỉ ăn mỗi món bánh mì không mà không uống nước. Gặng hỏi, cụ mới nói thật là do té nằm một chỗ, tự cụ ngồi dậy đi vệ sinh không nổi nên không dám uống nước, sợ tiểu tiện ra giường bệnh bị bác sĩ rầy.

Biết hoàn cảnh cụ, một số người đi thăm nuôi bệnh nhân ở cùng phòng đã thuyết phục cụ… uống nước và hứa sẽ đỡ giúp cụ ngồi dậy mỗi khi cụ muốn đi vệ sinh. Hơn một tuần cụ nằm viện, mấy người già trong xóm thường xuyên ghé thăm, còn còn cháu trong nhà ghé được vài ba lần rồi không ai ghé nữa…

Nhiều người sống cùng xóm cụ Hy cho biết, đã mấy chục năm cụ Hy không biết Tết là gì. Ngày Tết, người ta ít ngồi quán cà phê hơn ngày thường nên cụ bán được rất ít vé số. Trước Tết, bao nhiêu nợ nần năm cũ cụ cũng phải lo thanh toán cho xong, nên những ngày Tết lại là những ngày túng thiếu nhiều nhất. Nhiều người ngao ngán cho cảnh sống của cụ, xuất viện xong thế nào cũng phải bám đường nhiều hơn, cố gắng bán được nhiều vé số hơn để có tiền trả nợ.


Trước Tết Tân Mão, cụ Hy lại bị ngã đến nay vẫn còn rất yếu. Khi thực hiện bài viết này, chúng tôi lại tới nhà thăm cụ lần nữa. Trong con hẻm 35 khá rộng, nhà các con cháu cụ Hy đèn đuốc sáng choang nhưng cửa thì đóng kín. “Nhà” cụ Hy thì có ánh sáng tù mu, cửa khép hờ. Nghe tiếng ho sù sụ, chúng tôi khẽ đẩy cửa bước vào. Bà cụ nằm co quắp trên mấy tấm gỗ kê sơ sài, tay cầm chai dầu xanh loại rẻ tiền vừa ho vừa thở. Thấy có người tới thăm, bà cụ chống tay ngồi dậy.

Tay run run đưa cho tôi chai dầu, cụ nhờ thoa dọc mạn sườn bên trái. Mạn sườn này bầm đen vì cụ lại vừa bị ngã ngày hôm trước. Có người thoa dầu dùm, đôi mắt mờ đục của cụ bà như sáng hơn một chút. Bà thều thào: “Mấy tháng nay tui nằm có một chỗ, ai cho gì ăn nấy. Nếu đợt này tui khỏe hơn, đi đứng lại được chắc tui phải đi bán vé số để tự lo cho mình. Còn nếu trời thương, thì thôi cho tui… chết sơm sớm để khỏi phiền bà con làng xóm”…