Đăng nhập
Đăng ký
Bài Mới
Của Tôi
Menu
Trang chủ
Trợ giúp
Tìm kiếm
Tin chung
HỖ TRỢ THÀNH VIÊN ĐĂNG KÝ - ĐĂNG NHẬP
Zalo: 091.345.33.99
Tin chung
HỖ TRỢ THÀNH VIÊN ĐĂNG KÝ - ĐĂNG NHẬP
Zalo: 091.345.33.99
Người Tôi Cưu Mang
CUỘC SỐNG QUANH TA
Tâm sự - Chia sẻ
Quán trà ntcm
Những câu hỏi hay nhất mọi thời đại
« Chủ đề trước
Chủ đề tiếp »
Gửi cho bạn bè
Tạo trang in
Trang:
1
Xuống cuối trang
Tác giả
Chủ đề: Những câu hỏi hay nhất mọi thời đại (Đã xem 3931 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phonui_dalat
Thành Viên
Bài viết: 74
Thanked: 1 times
Thích 0
Những câu hỏi hay nhất mọi thời đại
Trả lời #1 vào:
30-09-2010 21:37:16
1.
Khi gặp mưa bão có sấm sét, đứng đâu là an toàn nhất?
Những vật thể cao, nhọn đứng trơ trọi trong khoảng không gian mở có nhiều khả năng bị sét đánh nên chúng chẳng an toàn tí nào. Thỉnh thoảng, khu đất trống cạnh một ngọn cây cao có thể bị sét đánh trúng. Xe hơi hoặc bất kỳ kết cấu kim loại nào bít bùng sẽ là nơi trú ẩn an toàn nhất khi gặp sấm sét. Nếu không thì hào, hầm hoặc nhóm cây bụi với chiều cao đồng đều sẽ “thà có còn hơn không”. Tránh xa những khu vực tiếp giáp giữa đất liền và sông (suối, biển); đá và đất; cây cối và cánh đồng. Ngoài ra, nên giữ cự ly ít nhất 5 m đối với vật thể kim loại hoặc người khác bởi tia sét thường “nhảy” từ vật thể này sang vật thể khác.
2.
Tại sao trẻ sinh đôi đồng trứng lại có dấu vân tay khác nhau?
Mặc dù có cùng ADN nhưng các cặp song sinh đồng trứng không giống hệt nhau về mặt cấu trúc tế bào, bởi không phải mọi đặc điểm hình thể đều do hệ gien qui định. Dấu vân tay được hình thành một cách bán ngẫu nhiên khi bào thai phát triển trong bụng mẹ và bị chi phối bởi các yếu tố, chẳng hạn sự trồi sụt của hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể người mẹ. Tương tự, vết tàn nhang hoặc nốt ruồi trên da được hình thành từ những đột biến ngẫu nhiên và sẽ không giống nhau ở trẻ sinh đôi đồng nhất.
3.
Nhân loại tiếp tục cao nữa?
Chiều cao trung bình của con người đang tiếp tục tăng lên nhờ chế độ dinh dưỡng cho trẻ ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên, những người cao trên 1m88 có nhiều khả năng bị các chứng bệnh về lưng. Khi cơ thể cao hơn 2,03 m, tim sẽ phải căng sức để bơm máu đi khắp cơ thể.
4.
Tại sao tôi cảm thấy lạnh run khi phát sốt?
Cơn sốt xuất hiện khi cơ thể tăng bộ phận bình ổn nhiệt độ – nằm ở vùng não điều khiển thân nhiệt. Khi tập luyện nặng hoặc trời nắng nóng, thân nhiệt của bạn có thể tăng nhưng nhiệt độ trong cơ thể vẫn ở mức khoảng 36,80C. Khi bạn cảm thấy nóng, vùng não kiểm soát thân nhiệt sẽ cố gắng điều chỉnh bằng cách tiết ra mồ hôi và tăng cường máu lưu thông đến da. Nhưng khi cơ thể bị sốt, đó là do bộ phận bình ổn nhiệt độ tăng lên. Điều này có nghĩa thân nhiệt của bạn lúc này ở dưới mức 36,80C nên bạn cảm thấy lạnh run – khi đó cơ thể đang cố gắng kéo thân nhiệt lên. Thân nhiệt cao hơn mức bình thường một chút có thể giúp chống nhiễm trùng bằng cách tăng tốc sản xuất tế bào bạch cầu và làm chậm quá trình sản sinh vi khuẩn.
5.
Tại sao chúng ta không thể “vá” lỗ thủng trên tầng ozone bằng khí ozone nhân tạo?
Lỗ thủng của tầng ozone Trái đất trên Nam Cực thường đạt cực đại vào tháng 9 hằng năm (theo Tổ chức Khí tượng thế giới, năm ngoái nó vượt ngưỡng 25 triệu km2). Để “vá” lỗ thủng khổng lồ này, cần phải dùng đến hàng chục triệu tấn khí ozone. Chỉ tính chi phí chế tạo ra lượng khí này, chưa nói đến tiền công “vá”, là vô cùng đắt đỏ.
6.
OK là chữ viết tắt của từ nào?
Giả thuyết phổ biến nhất là OK bắt nguồn từ “oll korrect”, phiên bản cố tình viết sai của “all correct” (hoàn toàn đúng). Báo chí ở Boston (Mỹ) bắt đầu sính dùng OK vào những năm 1840 – thời mà người ta cho rằng viết sai chính tả để gây cười mới là “sành điệu”. Có truyền thuyết cho rằng phe Dân chủ ở New York sau đó chấp nhận cách dùng OK để kêu gọi sự ủng hộ đối với ứng cử viên của họ, Martin Van Buren - OK là tập hợp các chữ cái đầu của Old Kinderhook, biệt danh của Martin.
7.
Tại sao khi ngâm trong nước lâu, da các ngón tay và chân bị nhăn?
Bàn tay và bàn chân thường xuyên tiếp xúc với đồ vật nên lớp sừng không thấm nước trên da ở hai bộ phận này bị bào mòn. Nếu bạn ngâm tay chân trong nước có nồng độ muối hòa tan thấp hơn so với nồng độ muối trung bình của tế bào trong cơ thể, nước sẽ thẩm thấu vào da và khiến các tế bào da nở ra. Do bám chặt vào lớp mô bên dưới nên các tế bào da buộc phải nhăn lại để thích nghi với sự thay đổi này.
8.
Cây có chết do già cỗi?
Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tốt, một số loài cây có thể trường sinh. Tuy nhiên, thay đổi môi trường sống có thể khiến cây chết đi.
9.
Kẹo cao su có “nằm lại” trong cơ thể năm này qua tháng nọ?
Không. Mặc dù không thể tiêu hóa được nhưng kẹo cao su không có đặc tính thần kỳ nào giúp nó thoát khỏi quá trình bài tiết chất thải trong ruột. 3 ngày là giới hạn lưu trú thông thường của chewing gum.
10.
Vì sao bị nấc cục?
Cơn nấc cục bắt nguồn từ sự co thắt không tự chủ của cơ hoành, đẩy hơi (từ buồng phổi) ra ngoài một cách đột ngột. Cùng lúc đó, thanh môn (bộ phận phát âm của thanh quản) đóng lại nên luồng hơi đang di chuyển gặp thanh môn bị đóng, tạo ra tiếng nấc.
11.
Chúng ta có thể sống bằng nước và vi chất dinh dưỡng?
Không. Ngoài các vitamin và khoáng chất, cơ thể còn cần tinh bột, chất béo, đạm để tạo năng lượng và tái tạo tế bào.
12.
Thức uống nóng giúp cơ thể “hạ hỏa”?
Phải. Đồ uống nóng khiến cơ thể nghĩ rằng bạn nóng trong người hơn mức thực tế vì thế cơ thể tiết ra mồ hôi nhiều hơn. Nhờ vậy, sức nóng trong cơ thể giảm bớt.
13.
Tại sao tôi bị say xe hơn khi ngồi băng ghế phía sau?
Có thể là do bạn bị hạn chế tầm nhìn bầu trời bên ngoài. Chứng say tàu xe xuất hiện khi cơ chế cân bằng trong tai bạn ghi nhận sự chuyển động (của tàu hoặc xe), trong khi mắt lại báo cáo với não rằng bạn đang “án binh bất động”.
14.
Liệu tôi có thể bị dị ứng với nước?
Không. Tình trạng dị ứng với một chất xảy ra khi các kháng thể trong hệ miễn dịch tấn công chất đó. Tuy nhiên, không có kháng thể nào trong cơ thể kỵ nước.
15. Tại sao hít thở ôxy tinh khiết gây chết người?
Máu trong cơ thể bắt lấy khí ôxy chúng ta hít vào và gắn kết nó một cách an toàn với phân tử chuyên chở (ôxy) có tên là haemoglobin. Nếu bạn hít thở không khí với nồng độ khí O2 cao hơn nhiều so với bình thường, khí ôxy trong phổi sẽ làm máu mất khả năng mang ôxy đi. Hệ quả là những phân tử O2 tự do sẽ bám lấy các phân tử protein bề mặt của phổi, can thiệp vào hoạt động của hệ thần kinh trung ương, đồng thời tấn công cả võng mạc ở mắt.
16.
Cái gì khiến tôi cảm thấy đói bụng?
Dây thần kinh phế vị (chi phối hoạt động và cảm giác của hầu hết các bộ phận ở ngực và ổ bụng) gửi thông tin về trạng thái no đầy của dạ dày đến vùng não điều khiển thân nhiệt, đói khát. Ngoài ra, các nội tiết tố như insulin, leptin, ghrelin và cholecystokinin cũng tác động tới cơn đói. Nồng độ các nội tiết tố này thay đổi tùy theo hàm lượng các dưỡng chất trong máu và hệ tiêu hóa.
17.
Ăn nho đỏ cũng tốt cho cơ thể như uống rượu vang đỏ?
Không. Lợi ích của rượu vang đỏ đa phần là nhờ có các chất chống ôxy hóa flavonoid. Hàm lượng flavonoid trong rượu vang cao gấp hai lần so với trong nước ép nho.
18.
Tôi có một số bức ảnh gia đình có “tuổi thọ” 100 năm. Liệu ảnh chụp kỹ thuật số cũng bền lâu như thế?
Có, nếu như bạn in ảnh ra hoặc lưu ảnh trong đĩa CD-R và bảo quản đĩa khỏi tác hại của ánh sáng.
19.
Chuyện gì xảy ra với các tế bào trong cơ thể khi chúng chết?
Các tế bào trên bề mặt cơ thể tự bong và tróc ra. Còn tế bào trong cơ thể khi chết đi được “đội quân” bạch huyết cầu thực bào thu dọn. Năng lượng từ các tế bào chết sẽ được tái chế một phần phục vụ cho quá trình sản sinh tế bào bạch cầu khác.
20.
Chứng mù màu có thể chữa khỏi?
Không. Chứng mù màu – hiện tượng mắt vẫn nhìn rõ mọi vật nhưng không thể phân biệt được màu sắc – là do lỗi bẩm sinh ở gien mã hóa các protein nhạy cảm với màu sắc trong mắt.
Sưu tầm
Gửi cho bạn bè
Tạo trang in
Trang:
1
Lên đầu trang
« Chủ đề trước
Chủ đề tiếp »
Người Tôi Cưu Mang
CUỘC SỐNG QUANH TA
Tâm sự - Chia sẻ
Quán trà ntcm
Những câu hỏi hay nhất mọi thời đại
There was an error while thanking
Thanking...
Search
Tên truy cập
Mật khẩu
Luôn ở trạng thái đăng nhập
Quên mật khẩu?