Tác giả Chủ đề: Ngoài \\\"sát thủ\\\" còi hơi còn có \\\"đèn pha cực sáng\\\"  (Đã xem 3402 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi akqna04

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 29
  • Thích 0
Sau vô-lăng, những thói xấu nên bỏ
Xem tin gốc
Dân Trí - 1 tháng trước 1228 lượt xem 1 tin đăng lại
 
(Dân trí) - Hãy là người lịch thiệp khi ngồi sau vô lăng, dù có thể chẳng ai biết bạn là ai giữa phố phường đông đúc.
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
Khiếm nhã với người đi bộ
Chẳng người đi bộ nào thấy thích thú với việc nấn ná ở giữa đường gây cản trở giao thông. Hầu như tất cả đều cố gắng qua đường thật nhanh, hết mức có thể. Vì vậy, bạn đừng thiếu kiên nhẫn đến mức bấm còi inh ỏi để thúc giục họ rảo bước hoặc cố tìm cách lách qua. Hãy dành cho người đi bộ đủ thời gian và không gian cần thiết để sang đường.
Bám đuôi xe khác quá sát
Gần như bám dính cản sau của chiếc xe chạy trước sẽ không giúp bạn tới chỗ cần đến nhanh hơn, đặc biệt là khi đang tắc đường. Một số người có thể tự tin rằng mình lái chắc tay đủ mức cần thiết để bám sát đuôi xe khác với khoảng cách chỉ đút vừa chiếc iPod Nano, nhưng hãy nhớ rằng trừ phi bạn có thể kiểm soát vạn vật khách quan, thì kỹ năng lái của bạn không bao giờ là đủ.
Hãy thư giãn. Đích đến của bạn chẳng chạy đi đâu cả, nó sẽ vẫn ở đó dù bạn có giữ khoảng cách với đuôi xe trước 6mm hay 6m. Bạn cần giữ khoảng cách an toàn phòng trường hợp lái xe phía trước mất kiểm soát.
Chạy xe quá chậm
Bạn có thể cho rằng như vậy an toàn hơn, nhưng sẽ không hay chút nào nếu bạn chạy xe với tốc độ dưới giới hạn tối thiểu. Các kỹ sư đã phải làm đủ mọi nghiên cứu và tính toán để đảm bảo rằng, với điều kiện thời tiết và đường sá cho phép, bạn có thể lái xe an toàn ở giới hạn tốc độ ghi trên biển báo.
Không phải cứ lái chậm là an toàn. Đôi khi việc chạy xe quá chậm trên đường cũng tiềm ẩn những nguy cơ. Xe bạn có thể trở thành chướng ngại vật nguy hiểm trên đường với các xe khác. Một lời khuyên không mới, nhưng luôn hữu ích: hãy lái xe trong giới hạn tốc độ tối thiểu và tối đa.
Chiếm hai chỗ đậu xe
Dù xe bạn có mới và bóng bẩy đến mấy, nó cũng không có đặc quyền chiếm hai chỗ trong bãi đậu xe. Như vậy là khiếm nhã. Nếu bạn thấy xe của mình cần có chỗ đậu thật rộng rãi, hãy tìm một bãi đậu vắng vẻ, thay vì chiếm tới 2 chỗ ở một nơi đất chật, xe đông.
Luôn bật đèn pha
Nếu bạn đang lái xe một mình trên đường tối, hãy bật đèn pha (chùm sáng mạnh, chiếu ngang và xa) để đảm bảo an toàn. Nhưng nếu thấy có xe chạy ngược chiều, hoặc nếu bạn đang lái xe trên đường được chiếu sáng tốt, hãy chuyển sang đèn cốt (ánh sáng chiếu chúc xuống mặt đường, tầm phát sáng ngắn hơn) để không làm chói mắt lái xe ngược chiều.
Nếu bị ánh đèn pha của bạn làm chói mắt, lái xe chạy ngược chiều có thể bị mất kiểm soát trong chốc lát đủ để đâm trực diện vào xe bạn.
Trong trường hợp bạn đến gần xe phía trước chạy cùng chiều và định vượt, hãy chuyển sang đèn cốt để lái xe phía trước không bị chói mắt, vượt xong rồi hãy chuyển về đèn pha nếu cần thiết.
Thêm một lời khuyên, nếu bạn đang định lắp bộ đèn xenon “siêu sáng” cho xe, hãy cân nhắc lại vì sự an toàn của bản thân và người đi đường.
Không cho xe khác vượt
Hãy nhớ dù là đường nội đô hay cao tốc thì cũng không phải đường đua, vì thế bạn chẳng giành được giải gì khi ngang ngạnh không cho xe khác vượt. Nếu có ai đó thực sự cần vượt, hãy để họ vượt.
Bấm còi inh ỏi
Một số tài xế cảm thấy cần phải khiển trách những lái xe phía trước không tuân theo tín hiệu giao thông bằng cách nhấn còi một cách thiếu kiên nhẫn, như khi đèn đã chuyển xanh mà các xe trước di chuyển quá chậm, hoặc có xe đậu vào phần đường ưu tiên rẽ phải khi đèn đỏ. Trong nhiều trường hợp, đúng là những người tham gia giao thông khác hơi vô ý, nhưng hãy cố gắng giữ bình tĩnh, bấm một hai tiếng còi là đủ. Đừng tự khiến bản thân stress thêm khi cứ bấm còi inh òi đầy mất kiên nhẫn.
Bật nhạc quá to
Hẳn nhiên là việc này có thể giúp bạn thu hút sự chú ý trên phố, nhưng đa số sẽ kèm theo sự khó chịu. Nếu bạn thực sự có nhu cầu nghe nhạc, và nghe với âm lượng lớn, hãy giới hạn âm thanh chỉ trong cabin, đừng làm phiền những người đi đường khác. Thêm vào đó, hãy lưu ý rằng việc mở nhạc quá to có khiển gây nguy hiểm nếu bạn không thể nghe thấy tiếng còi xe khác và mất tập trung.
Lười bật xi-nhan
Có lẽ ai cũng biết công dụng của đèn xi-nhan, nhưng không phải ai cũng sử dụng đúng mọi nơi mọi lúc. Nhiều khi bạn định rẽ phải khi đang chạy sát lề phải và nghĩ rằng không cần thiết bật xi-nhan. Không hẳn. Hãy luôn bật xi-nhan khi chuẩn bị rẽ để các xe khác biết bạn định rẽ hướng nào vì không ai lường trước được những tình huống bất ngờ.
Nhật Minh
Theo Askmen
http://dantri.com.vn/c111/s111-414325/sau-volang-nhung-thoi-xau-nen-bo.htm

 


Ngủ rồi akqna04

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 29
  • Thích 0
Chào cả nhà,

Mấy dạo này khi tham gia lưu thông ban đêm trong thành phố mình hay bị chói mắt vì những ánh đèn pha sáng quá mức rọi thẳng vào mặt, hoặc do những xe lưu thông phía sau pha đèn, ánh đèn phản chiếu từ kính chiếu hậu làm mình chả còn thấy đường lối gì cả. Nhiều khi về đến nhà nhìn mọi vật toàn thấy những đốm đen nhảy múa vì mắt bị chói quá mà ! Hành vi này là vi phạm LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, RẤT BẤT LỊCH SỰ và theo Nghị định số 146/2007/NĐCP ngày 14/9/2007 của chính phủ tại Điều 8, khoảng 4, mục h hành vi này bị phạt 200.000 đồng đến 400.000 đồng. Mình có sưu tầm 1 số bài viết trên các báo, mình post lên các bạn xem và nếu có thể hãy tuyên truyền để cuộc sống tốt đẹp hơn, tránh những tai nạn không đáng có. Những hành vi nhỏ vì cộng đồng, theo mình cũng là công tác từ thiện ha các bạn ?!

http://www2.laodong.com.vn/xuan2010/Ngoai-sat-thu-coi-hoi-con-co-den-pha-cuc-sang/20106/188662.laodong

Ngoài \\\"sát thủ\\\" còi hơi còn có \\\"đèn pha cực sáng\\\"
Thứ Năm, 17.6.2010 | 09:55 (GMT + 7)
Những lái xe sử dụng còi hơi bừa bãi gây hậu quả nghiêm trọng phải bị xử lý hình sự. Ngoài nạn còi hơi, hiện nay còn thêm nạn dùng bóng đèn pha cực sáng (quá mức độ cho phép) cũng là một tai họa cho người dân.
 

Đèn pha cực sáng cũng có thể trở thành \\\"sát thủ\\\", làm mất an toàn giao thông.
Những xe này khi đi trong khu dân cư cố tình mở đèn pha rọi vào xe chạy ngược chiều khiến người khác chói mắt không điều khiển được xe .. bị tai nạn.

Đề nghị pháp luật chặn đứng các tai họa này cho người dân nhờ!
Bạn Nguyễn Trọng Nở


http://bimbim.vn/tin-tuc/Tu-van-lai-xe-O-to/Bat-den-pha-lam-mu-mat-nguoi-di-duong-26.aspx

Bật đèn pha làm “mù mắt” người đi đường
Thứ Tư ngày 07/10/2009
Một người bạn của tôi ở nước ngoài nhiều năm về rất ngạc nhiên khi ra đường vào buổi tối thấy đèn pha loang loáng. Không chỉ ô tô mà xe máy (đặc biệt là xe ga) đều bật đèn pha hết sức tùy tiện, gây nguy hiểm cho người đi đường.
\\\"Nổ mắt\\\" vì đèn
Nếu đi vào đường Thụy Khuê, Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) vào buổi tối bạn sẽ được mục kích màn \\\"trình diễn ánh sáng\\\" của các phương tiện giao thông. Khi trời xẩm tối 2 con đường này trở nên rất nguy hiểm vì đường hẹp, nhiều ổ gà, xe cộ đông, ánh sáng công cộng yếu. Thế nhưng ô tô, xe máy qua đường này rất \\\"chăm\\\" chiếu đèn pha. Anh Nguyễn Công Vinh (phố Hoàng Hoa Thám) cho biết: \\\"Mấy lần tôi bị lao xuống một bên dốc đường chỉ vì bị lóa mắt. Có lần tôi suýt đâm vào một người đi bộ trước mặt, may mà anh ta mặc quần màu trắng nên đến gần mình kịp nhận ra. Mỗi lần bị đèn pha chiếu vào mắt về nhà thường nhức mắt kinh khủng\\\".
 

Ô tô hiện đại được thiết kế đèn có công suất mạnh (ảnh minh họa)
Không chỉ có hai con đường Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám, mà hàng trăm con đường khác cũng trong tình trạng tương tự.
Với những người thường đi công tác xa, bị đèn pha chiếu vào mắt luôn là nỗi ám ảnh. Phóng viên Dương Hiệp (báo Hà nội mới) cho biết anh thường xuyên đi công tác tỉnh ngoài bằng xe máy. Không ít lần anh gần lao xuống ruộng chỉ vì bị lóa mắt bởi ánh đèn pha của xe tải. Anh Đỗ Tú (lái xe của Đài THVN) cho biết: \\\"Đi trên đường Quốc lộ bao giờ tôi cũng phải cẩn thận vì các xe đều chạy với tốc độ 70 - 80km/h, cách nhau 50m đã phải xuống \\\"cốt\\\" rồi nhưng nhiều lái xe vẫn cứ để \\\"pha\\\". Nếu không bình tĩnh xử lý sẽ rất dễ bị tai nạn\\\".
Xe mô tô hoặc ô tô nào cũng có đèn với 2 chức năng \\\"pha\\\" và \\\"cốt\\\". \\\"Pha\\\" là ánh đèn chiếu ngang, có độ sáng trải dài. \\\"Cốt\\\" là ánh đèn chiếu chúc xuống đất, nên tầm phát sáng ngắn hơn. Chùm sáng mạnh của đèn pha được thiết kế nhằm giúp người điều khiển phương tiện nhìn rõ hơn khi đi đường trường, vào buổi tối và khi thời tiết xấu. Nhưng đi trong các các khu đông dân cư và khi có người đi ngược chiều trong phạm vi chiếu sáng của đèn pha thì không được sử dụng đèn pha. Ánh sáng mạnh của loại đèn này có thể làm người đi ngược chiều bị \\\"mù\\\" tạm thời, dẫn đến mất khả năng quan sát và có thể gây ra tai nạn nghiêm trọng.
Coi nhẹ một hiểm họa
Theo các chuyên gia, sử dụng đèn pha tùy tiện còn góp phần gây ô nhiễm ánh sáng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Báo GTVT đã từng viết nhiều về tác hại của ánh sáng chói. Ánh sáng chói chiếu thẳng vào mắt người đi đường làm cho lái xe khó nhận dạng những sự khác biệt trong ánh sáng và có thể bị mất tầm nhìn trong đêm đến tận 1 giờ sau đó. Ánh sáng chói là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đối với an toàn giao thông, vì điều này xảy ra bất ngờ có thể khiến người đi đường và lái xe gặp tai nạn.
Lý thuyết rất rõ ràng nhưng không phải người đi đường nào cũng nắm rõ. Chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát nhỏ, kết quả là phần lớn những người đi xe máy đều hiểu buổi tối phải bật đèn xe cho sáng, còn khi nào dùng \\\"pha\\\" khi nào dùng \\\"cốt\\\" thì hoàn toàn mù tịt. Thậm chí nhiều người còn trang bị thêm loại đèn xenon siêu sáng cho xe ga của mình. Phần lớn những người sử dụng ô tô đều hiểu chức năng \\\"pha\\\" - \\\"cốt\\\" nhưng không phải ai cũng tuân thủ.
Anh Long Hải đã từng làm việc tại Cộng hòa Cezch về Việt Nam cho biết: \\\"Ở nước ngoài đi đường rừng vào buổi tối, nếu để ý sẽ thấy tất cả những người lái xe đều để ngón tay đeo nhẫn túc trực ở công tắc bật tắt đèn pha. Đây là một thói quen tốt cho những người tham gia giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho cả 2 phía. Nhưng ở Việt Nam tôi thấy rất ít người có thói quen này\\\". Anh Hải cho biết thêm, CSGT nước ngoài rất nghiêm khắc, nếu đi trong đô thị đông đúc mà bật đèn pha chắc chắn sẽ bị phạt.
Ông Nguyễn Văn Sáng - chủ một doanh nghiệp vận tải (số nhà 68 Tam Bạc - Hải Phòng) nhận xét: \\\"Tôi làm trong ngành này lâu năm nên biết nhiều anh cầm lái ẩu lắm. Tôi cho rằng hầu hết các lái xe đều hiểu rõ \\\"pha - cốt\\\" là gì nhưng do thiếu ý thức hoặc kém hiểu biết mới gây nên tình trạng trên\\\".
Nguy hiểm là vậy nhưng nguy cơ này chưa thực sự được nâng thành mức cảnh báo. Khi chúng tôi hỏi xin số liệu thống kê tai nạn giao thông do đèn pha gây nên, cả Ủy ban ATGT Quốc gia (UBATGTQG), Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt đều không có. Ông Bùi Huynh Long, Chánh Văn phòng UBATGTQG cho biết: \\\"Các thống kê tai nạn không chi tiết đến vậy, phần lớn là nguyên nhân tai nạn do phóng nhanh vượt ẩu, lái xe trong tình trạng say rượu, hoặc trở quá trọng lượng cho phép...\\\"
Thực tế ở Việt Nam hiện nay có quá nhiều loại lỗi vi phạm luật giao thông, trong một \\\"rừng\\\" các lỗi đó, lỗi bật đèn pha tùy tiện chưa được coi là thực sự \\\"điển hình\\\". Ở Việt Nam ta rất ít thấy CSGT đuổi theo một ô tô chỉ để nhắc nhở việc bật đèn pha, cũng như phạt những trường hợp mắc phải lỗi này.
 

Thượng tá Trần Sơn - Phó Trưởng phòng hướng dẫn Luật và Điều tra xử lý tai nạn giao thông (Cục CSGT)
Chỉ những người là nạn nhân của đèn pha mới thực sự hiểu sự nguy hiểm của loại đèn này nếu được dùng không đúng lúc. Người viết bài này nhớ đã có lần đọc trên báo một bài viết về những vụ ám sát điệp viên, trong đó có nhắc đến \\\"chiêu\\\" khi đối thủ đang phóng xe bỏ chạy với tốc độ cao một xe đi ngược chiều đột ngột chiếu đèn pha vào mắt đối thủ gây lóa mắt, dẫn đến tai nạn và tử vong. Một cách giết người đơn giản!
Theo quy định từ 6 giờ chiều ngày hôm trước đến 6 sáng hôm sau ô tô, xe máy đi đường phải bật đèn chiếu sáng. Đèn của xe phải đúng theo tiêu chuẩn thiết kế và đảm bảo độ sáng. Khi gặp xe đi ngược chiều, lái xe phải chuyển từ chiếu đèn \\\"pha\\\" sang chiếu đèn \\\"cốt\\\". Khi đi qua nhau rồi mới được bật đèn xa trở lại. Với những trường hợp bật đèn pha trái quy định sẽ bị lực lượng chức năng xử phạt theo Nghị định 146/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Theo Thethao VH