Tác giả Chủ đề: Chương trình Cùng em đến lớp 2010 !  (Đã xem 6647 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

meomeogaugau1410

  • bạn
Trả lời #4 vào: 18-08-2010 17:36:40
Mình khôg thể đi tham gia chương trình đc nhưg mình xin đóg góp 1 số dụng cụ học tập cho các e nhỏ đến trường.Tập, thước, viết chì mỗi lọai 100. Mình định chia phần ra để góp cho các bạn nhưg khôg biết chia ntn hết nên các bạn giúp mình nha. Thank. Các bạn liện hệ số đt 01264173277 cho mình nha.

 


Ngủ rồi Shuchi

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 18
  • Thích 0
Trả lời #3 vào: 02-08-2010 22:47:26
Dạ em xin nhận lỗi của mình,tại cũng lần đầu em đi tuyên truyền vận động như thế này,rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các anh chị.Em xin cảm ơn !

 


Ngủ rồi opla

Trả lời #2 vào: 02-08-2010 17:19:51
Chào Shuchi,

Chào mừng bạn với tư cách là thành viên diễn đàn NTCM.

Tuy nhiên, BQT yêu cầu bạn xem thêm các quy trình giúp đỡ và qui định của diễn đàn nếu bạn không muốn trở thành thành viên vi phạm nội quy.

Trong bài viết trên, bạn đã vi phạm một nội quy cơ bản nhất của diễn đàn là: chương trình của bạn chưa được thảo luận và BQT thông qua nhưng đã tự ý để số tài khoản ngân hàng để kêu gọi góp tiền.

Thay mặt BQT, tôi đã xóa những nội dung không phù hợp và mong bạn rút kinh nghiệm.

Cám ơn.

Opla.

 


Ngủ rồi Shuchi

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 18
  • Thích 0
Trả lời #1 vào: 02-08-2010 14:11:01
Chương trình \\\"Cùng em đến lớp 2010\\\" !

Đến hẹn lại lên, thời gian hè bắt đầu cũng là lúc Người Việt Trẻ Miền Nam (NVT MN) ráo riết xúc tiển triển khai cho 1 chương trình tình nguyện thật ý nghĩa về với đồng bào vùng sâu vùng xa: CÙNG EM ĐẾN LỚP
Sau đây là thông tin khảo sát cho chương trình, tại địa điểm Trường tiểu học Thanh Bình, Tổ 2, KP. Sa Cam 1, P.Hưng Chiến, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước

Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam, giáp với Campuchia, là nơi định cư và sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau. có nhiều rừng cao su lớn, vườn cây cà phê, điều, tiêu...

Bình Long là một thị xã của tỉnh Bình Phước, được thành lập đến nay chưa tròn 1 năm.
Phường Hưng Chiến có mật độ dân số tương đối thưa, gần 50% là đồng bào dân tộc Xtiêng
Trường tiểu học Thanh Bình là trường có cơ sở vật chất kém nhất và tỉ lệ học sinh khó khăn cao nhất của phường.



Trường có 1 điểm trường chính gồm 4 phòng học, 2 điểm trường lẻ nằm sâu trong các sóc nhằm tiện việc học tập cho các em học sinh đồng bào dân tộc: điểm trường ở 2 sóc Đông Phất và Bình Ninh 1.

Tổng số học sinh đạt 295 em, trong đó có đến 65% thuộc diện nghèo, 42% là đồng bào dân tộc Xtiêng, tỉ lệ học sinh khá giỏi đạt 40%. Các hộ gia đình người dân tộc ở đây đa số đều nghèo khó, chủ yếu sinh sống bằng nghề mót mủ cao su, mót điều, vì gia đình không có đất và nếu muốn làm công nhân cao su thì phải học hết lớp 9,mà đa số người lớn chỉ học đến lớp 3 hoặc không biết chữ. Ngoài ra chỉ có các công việc chân tay như phụ hồ, hoặc vào rừng kiếm măng,…

Chúng tôi đến thăm ấp Bình Ninh 1 của phường Hưng Chiến, nơi đây 100% hộ dân là đồng bào dân tộc Xtiêng. Sau những con đường núi đã thấy bóng những mái nhà. Những căn nhà gỗ được xem như là vững chãi nhất, đa số nhà cửa đều được dựng bằng gố, tre nứa, sàn là đất, vách ngăn là những tấm vải không còn nguyên hoặc bằng bạt, mái và “tường” thủng khắp nơi, nắng thì chói, nóng, mưa thì dột, thậm chí có căn nhà không có vách, mà chỉ là những tấm bạt, miếng bao… che lại. Mà mùa mưa thì đang đến rồi…



Các em học sinh khó khăn ở đây có nhận được sự hỗ trợ một phần dụng cụ học tập, và đa số đều được đi học, kết quả của sự vận động tích cực của chính quyền địa phương. Nhưng vì cuộc sống trước mắt, những người dân khó khăn nhất cũng là bộ phận không xem trọng vấn đề cho con em học tập nhất… Các em bữa học bữa vắng, ở nhà coi nhà, coi em cho cha mẹ đi mót mủ, sức học của học sinh đồng bào thường khó bằng học sinh gia đình khá hơn người Kinh, nhưng có những em học rất tốt, rất chăm, ngoan, viết chữ rất đẹp.



KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH
“ Cùng Em Đến Lớp 2010 ”



I. MỤC ĐÍCH:
- Nhằm khuyến khích tinh thần hiếu học, sự vươn lên trong học tập của các em học sinh đồng bào dân tộc và có hoàn cảnh khó khăn. Tạo điều kiện cho các em có một năm học mới đầy đủ hơn.
- Nhằm kêu gọi tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng, thể hiện sự quan tâm của xã hội đến bà con nhân dân vùng sâu vùng xa,
cùng nhau “Chung tay vì mầm xanh Việt”
- Tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh cho thành viên và tình nguyện viên nhóm HĐXH Người Việt Trẻ miền Nam có dịp tìm hiểu và gắn bó nhau hơn. Tạo cơ hội cho các bạn tình nguyện viên rèn luyện các kĩ năng và đem sức mình làm việc có ích cống hiến cho xã hội.

II. YÊU CẦU :

- Các bạn tình nguyện viên khi tham gia chương trình phải nắm rõ nội dung chương trình, tuân thủ tiến độ chương trình và nội qui của chương trình.
- BTC phải đảm bảo đúng tiến độ thực hiện chương trình và phải có biện pháp xử lý kỷ luật nghiêm khắc với thành viên trong đoàn khi vi phạm nội quy.
- Các bên tham gia chương trình tích cực hỗ trợ lẫn nhau để cùng hoàn thành tốt chương trình đem nhiều niềm vui đến cho các em thiếu nhi và bà con địa phương.

III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM:
- Thời gian: Ngày 21-22/08/2010.
- Địa điểm: Trường tiểu học Thanh Bình, Tổ 2, KP Sa Cam 1, P.Hưng Chiến, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước.

IV. THÀNH PHẦN THAM GIA:
- Đại diện địa phương.
- Đại diện đơn vị tài trợ.
- Đại diện đơn vị báo chí.
- Nhóm cắt tóc.
- Học sinh Trường tiểu học Thanh Bình, trẻ em và bà con địa phương.
- Nhóm HĐXH Người Việt Trẻ.

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:
- Trao tặng 30 phần học bổng và 270 phần quà cho học sinh khó khăn của trường tiểu học Thanh Bình.
- Thăm hỏi và trao tặng 20 phần quà cho các hộ gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn tại ấp Bình Ninh 1, phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước.
- Tuyên truyền cho trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn với nội dung khuyến học và sức khỏe học đường, nâng cao ý thức về tầm quan trọng của việc học và định hướng trong học tập.
- Tổ chức ngày hội trò chơi dân gian có thưởng cho học sinh toàn trường và trẻ em địa phương.
- Tổ chức buổi văn nghệ giao lưu với các em học sinh trường và địa phương, nội dung ca ngợi trường lớp, thầy cô, ca ngợi đất nước và con người Việt Nam.
- Tổ chức cắt tóc cho các em nhỏ tham gia chương trình.
- Tổ chức sửa sang các phòng học cho các em
.
VI. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
a. Địa phương:
- Hợp tác tốt với Nhóm HĐXH NVTMN, cung cấp cho Nhóm HĐXH NVTMN các thông tin chính xác cho công tác khảo sát và thực hiện chương trình, các danh sách chính xác và hợp lí về các em học sinh và các hộ gia đình khó khăn sẽ được nhận các quà và học bổng.
- Quản lí nhân lực tại địa phương tham gia chương trình, hỗ trợ quản lí các thành phần tham gia chương trình.
- Hỗ trợ chương trình về sân bãi tổ chức các hoạt động, một phần thiết bị, âm thanh, ánh sáng trong chương trình văn nghệ và tuyên truyền, cùng với phương tiện di chuyển tại địa phương trong phần chương trình thăm hỏi và tặng quà các gia đình đặc biệt khó khăn.
- Chuẩn bị chỗ nghỉ ngơi và sinh hoạt cho cả đoàn trong thời gian thực hiện chương trình.
- Phổ biến chương trình và hỗ trợ cho các em thiếu nhi và bà con địa phương tham dự chương trình.
- Chuẩn bị lực lượng để đảm bảo an ninh, an toàn về người và của cho chương trình và cho nhóm HĐXH NVT MN trong thời gian Nhóm hoạt động tại địa phương.

b. Nhóm HĐXH NVT MN:
- Vận động quý công ty, doanh nghiệp và các cá nhân hỗ trợ cho chương trình.
- Liên hệ, hợp tác tốt với địa phương, xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch triển khai, huy động nhân lực tham gia và tổ chức, đảm bảo chương trình diễn ra đúng tiến độ và mục đích.
- Quản lí nhân lực trong đoàn và các thành phần tham gia chương trình.


-----------------------

NỘI DUNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH


1. CÁC MỐC THỜI GIAN:
- 22/7 – 22/8: Các Ban liên tục hoạt động, chuẩn bị cho chương trình
- 08/08/2010: Tổ chức Ngày Hội Quyên Góp.
- 08/08/2010 – 15/08/2010: Bước vào hoàn chỉnh chương trình văn nghệ và tuyên truyền.
- 15/08/2010: Tổng duyệt văn nghệ và trò chơi vận động cùng với kịch bản MC chương trình văn nghệ.
- 15/08/2010 – 19/08/2010: Các Ban báo cáo kết quả hoạt động, hoàn tất hoạt động các khâu.
- 21/08/2010 – 22/08/1010: Diễn ra chương trình.
- 29/08/2010: Họp mặt, rút kinh nghiệm chương trình.

2. CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
1.Ngày 21/08/2010
-22h30: Có mặt tại điểm tập trung
-23h: Điểm danh, xuất phát
2.Ngày 22/08/2009
-3h00: Địa phương đón đoàn tại Trường tiểu học Thanh Bình. Vận chuyển đồ vào nơi tập kết và nghỉ ngơi tại đây.
-6h00: Đánh thức đoàn, vệ sinh cá nhân. Tập thể dục buổi sáng, thông báo triển khai hoạt động trong ngày. Ăn sáng.
-7h00 – 8h30: Bắt tay vào hoạt động. Đội trò chơi vận động và đội sân khấu set up địa điểm tổ chức trò chơi vận động và văn nghệ.
-7h00 – 8h00: Đội cắt tóc set up khu vực và dụng cụ, cắt tóc cho các em nhỏ.
-8h00: Tập trung, ổn định các em học sinh, sinh hoạt vòng tròn.
-8h30 - 9h30: Tuyên truyền học đường (nội dung về sức khỏe và khuyến học)
-9h30 - 10h30: Trò chơi dân gian
-10h30 - 11h30: Văn nghệ, trao quà và học bổng,...
-11h30 - 12h00: Dọn dẹp.
-12h00 - 14h00: Ăn trưa,nghỉ ngơi
-14h00 - 16h00: Chia 2 nhóm: 1 đi thăm và tặng quà các hộ gia đình đặc biệt khó khăn, 1 sơn sửa các phòng học.
-16h00: Tập trung, lên xe tham quan với sự hướng dẫn của hướng dẫn viên địa phương.
-17h00: Lên xe về TPHCM, ăn nhẹ.

3. KINH PHÍ DỰ TRÙ :

1. Học bổng: 30 phần x 200,000 VNĐ = 6,000,000 VNĐ
2. Quà cho học sinh khó khăn : 270 phần x 30,000 VNĐ = 8,100,000 VNĐ
3. Quà cho hộ gia đình đồng bào dân tộc khó khăn : 20 phần x 100,000
= 2,000,000 VNĐ
4. Tuyên truyền khuyến học và sức khỏe học đường : 200,000 tiền tài liệu +
1,500,000 tiền quà tặng = 1,700,000 VNĐ
6. Quà thưởng của trò chơi vận động : 4 gian hàng x 100,000 VNĐ = 400,000 VNĐ
7. Ăn nhẹ cho học sinh khi xem văn nghệ: 300 em x 2,000VNĐ = 600,000 VNĐ
8. Chương trình văn nghệ : 600,000 VNĐ
9. Sửa sang phòng học : 4 phòng x 200,000 = 800,000 VNĐ
10. In ấn tài liệu chương trình: 300,000 VNĐ
11. Phông nền chương trình: 3 (1 băng rôn, 2 banner) = 500,000
12. Nước uống: 10 bình x 12,000 = 120,000 VNĐ
13. Y tế: 100,000
14. Thuê xe: 4,000,000
15. Ăn uống cho đoàn: 50 người x 25,000/người/3 bữa = 1,250,000 VNĐ
16. Chi phí phát sinh: 1,000,000 VNĐ
Tổng 27,470,000 VNĐ



TM Ban Tổ chức
Trưởng ban

(Đã ký)


Nguyễn Diễm Thương Thương



Có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn chúng ta mà chúng ta chưa từng biết đến,….
Cùng Em Đến Lớp đã được thực hiện đến năm thứ 3 (các bạn có thể dễ dàng tìm thấy thông tin về CEDL 2008 và 2009), mang một ý nghĩa nhân văn và được sự đồng tình của xã hội. Để giúp đỡ chương trình, nếu bạn biết đơn vị hoặc cá nhân nào có thể lòng hảo tâm muốn đóng góp cho chương trình đến vói các em nhỏ và người dân nơi đây, hãy giới thiệu cho chúng tôi. Và chính bạn với những món quà nho nhỏ: quyển tập, cây viết, quần áo, bột ngọt, sữa, hoặc 1 số tiền nho nhỏ… cũng đã góp phần mang đến sự quan tâm của xã hội, động viên tinh thần trẻ em và người dân nơi đây.


Xin chân thành cảm ơn !