Chào các bạn,
Cơn bão WUTIP ( bão số 10) dự kiến sẽ đổ bộ vào khu vực Bắc Trung Bộ vào ngày mai, 30/09/2013. Theo đánh giá, cơ bão này có cường độ rất mạnh, có thể đạt cấp độ cuồng phong cấp 1-2/5 ( Typhoon cấp 1-2/5, nghĩa là tốc độ gió đạt đến 119- 177 km/h) và có sức tàn phá kinh khủng, có khả năng tàn phá tương tự hoặc hơn bão KESANA hồi tháng 10 năm 2009.
Với sức mạnh của cơn bão như thế này, những công trình không kiên cố , không có công tác chuẩn bị đối phó tốt với bão sẽ gây ra hậu quả khủng khiếp về người và của.
Còn nhớ, cơn bão số 9 vào tháng 10 năm 2009 ( KESANA) , tâm bão đi vào khu vực tỉnh Quảng Ngãi- Quảng Nam,dù địa phương này đã có kinh nghiệm chống bão hàng bao đời nay nhưng cả miền Trung, Tây Nguyên có đến 172 người chết, 12 người mất tích, thiệt hại trên 14.300 tỉ đồng ( Theo nguồn tin
www.baodatviet.vn). MÌnh cũng đã chứng kiến rất nhiều ngôi nhà tốc mái, kể cả nhà tầng, nhiều cột điện ngổn ngang, cây đổ kín lối đi....., đặc biệt, tôn từ các mái nhà bay khắp nơi, rất nguy hiểm.
Vì vậy, phải hiểu rõ bản chất của cơn bão và có biện pháp phòng chống lụt bão là điều kiện sống còn để giảm thiểu thiệt hại trong bão.
1. Trước khi bão đến:
- Kiểm tra chèn chống nhà cửa. Đảm bảo vững chắc, sử dụng bao tải cát đè lên các tấm tôn lợp. Có thể bổ sung lắp thêm giằng chống bão tạm cho mái nhà của bạn.
- Dọn sạch các vật liệu có khả năng bay, tốc mái , vì nó có thể bị cuốn bay theo bão.
- Đóng kín các cửa chính, cửa sổ, đảm bảo không được để những lỗ có thể cho gió lùa vào. NÓi chung, càng làm kín ngôi nhà của bạn càng kín càng tốt.
- Chuẩn bị nước uống, thực phẩm, đủ dùng trong ít nhất 5 ngày
- Chuẩn bị tinh thần đón lũ khi bão tan.
- Nhà nào cảm thấy không an toàn thì nên đi chuyển sang nhà kiên cố hơn để tránh trú bão.
- Tuân thủ hiệu liệu sơ tán của chính quyền địa phương, không nấn ná, tiếc của trong những nhà có kết cấu không an toàn, rất nguy hiểm. Khi ra khỏi nhà, nhớ cắt cầu dao điện.
- Chuẩn bị sẵn điện thoại dự phòng. Chú ý: hạn chế sử dụng smart phone lúc này vì xì rất nhanh hết pin. nên xài điện thoại \\\" cục gạch NOKIA\\\" hoặc pin trâu là thượng sách.
- Che chắn các vật dụng có khả năng bị mưa ướt ( lúa gạo, các vật tư khác. ).
2. Trong lúc bão:
- Tuyệt đối không được mở cửa để xem bão khi gió mạnh. Khi gió lùa vào thì sẽ không đóng đưọc cửa lại và ngôi nhà của bạn sẽ dễ dàng bị phá hủy
- trường hợp trong bão, có mọt phần mái bị tốc mái, đừng cố gắng ra ngoài vì những vật thể bay có thể gây chết người.
- trong trường hợp nhà của bạn bị gió bão lùa vào ( ví dụ vở 1 cánh cửa). trường hợp này rất nguy hiểm, nhà bạn có thể bị tốc mãi bất cứ lúc nào. Lúc này , bạn hãy bình tĩnh, mở luôn cửa phía đối diện để cho gió lưu thông. Nếu cảm thấy nguy hiểm , mái nhà có dấu hiệu chịu không nổi thì phải hướng dẫn mọi người trong nhà nên trỗn vào nơi an toàn, ví dụ như dưới gầm bàn chẳng hạn để đảm bảo an toàn.
- Nếu các bạn thấy mưa rất to, gió rất lớn nhưng đột ngột dừng, trời hết mưa, thậm chí mặt trời hiện ra. Lúc này các bạn đừng nên ra ngoài , không được mở cửa vì đó là tâm bão. Nếu các bạn chủ quan, khoảng vài chục phút sau, sẽ có một đợt gió / mưa rất mạnh theo hướng ngược lại. Lúc này , thiệt hại là vô cùng lớn do nguười ta chủ quan. Thống kê cho thấy, hầu hết nguwofi dân chống chọi được với cơn bão, nhưng trên 80% số nhà bị tốc mái , chết người là do chủ quan, tưởng bão đa đi qua rồi mà lơ là công tác chống bão.
Nếu thấy gió / mưa từ từ mạnh lên rồi từ từ yếu đi, thì các bạn hãy yên tâm là cơn bão đã không ghé thăm ngôi nhà của bạn.
3. Sau khi bão:
- Dọn dẹp cây đổ, ngã.
- Chuẩn bị tình huống đối phó với lũ quét.
- Kiểm tra thiệt hại sau bão và khắc phục.
- Ổn định đời sống
Regards,