Cảm ơn Oliu đã đưa ra chủ đề rất hay với một câu ca dao có lẽ ai cũng thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ràng cặn kẽ. Cảm ơn bác HMHai đã \\\"dài dòng\\\" để cho mọi người có thêm hiểu biết. Bởi chỉ đơn giản như hai chữ \\\"cầu Kiều\\\" thôi đã có sự khác nhau trong cách giải thích. Thuở nhỏ đến sau này em vẫn nghe nhiều người nói \\\"Cầu\\\" và \\\"Kiều\\\" là một (vì Kiều trong tiếng Hán Việt có nghĩa là Cầu)
Nhân câu chuyện của bạn Hoacomay, mình nghĩ có lẽ đó không phải chỉ mình bạn gặp trong đời học trò. Ngày xưa, quan niệm dạy dỗ kể cả bố mẹ và thầy cô dành cho con cái, học trò vẫn luôn là \\\"Thương cho roi cho vọt\\\", nên dù là Thầy Hiệu trưởng thì cũng có thể có cách hành xử như thế, và rõ ràng nó đã để lại những dấu ấn ko đẹp in sâu trong tâm hồn trẻ thơ mà thầy sẽ không ngờ tới.
Bàn thêm một chút, tôi xin kể lại một câu chuyện. Ngày trước học cấp ba, sách GDCD lớp 11 có một phần giảng về các mối quan hệ đạo đức (Tình bạn, Tình yêu...), cô dạy GDCD lớp tôi đã bị cả lớp phản đối vì cách dạy ko giống ai và không phù hợp. Vì cô dạy thực tế quá, thực dụng quá (Ví dụ như khi dạy bài Tình yêu cô khẳng định tính đẳng cấp trong xh, cô nói \\\"Một người Giáo sư, bác sĩ sẽ không bao giờ có thể hạnh phúc nếu lấy một người buôn thúng bán bưng...). Đây là vấn đề mà nếu bàn rộng ra thì sẽ trở thành một bài luận dài. Và một cô bạn lớp tôi đã dũng cảm đứng dậy tranh luận với cô trong những giờ học đó, chỉ với một lý lẽ đơn giản rằng \\\"Có thể những gì cô nói sẽ đúng trong nhiều trường hợp, chúng em không phủ nhận tính thực tế đôi khi đến tàn nhẫn của cuộc sống. Nhưng cô là cô giáo dạy GDCD, lại dạy về phần đạo đức, chúng em là những học sinh mới 17 tuổi - cái tuổi mà dễ bị tác động nhất bởi những lời dạy dỗ của gia đình, nhà trường... Vậy thì đáng lẽ cô phải dạy cho chúng em những điều tốt đẹp nhất, còn thực tế cuộc đời sẽ dạy chúng em sau, có thể chúng em sẽ vấp ngã nhưng chúng em sẽ đứng dậy và bước tiếp. Em nghĩ xã hội vẫn luôn tồn tại những điều tốt đẹp\\\". Sau lần đó, cô bạn tôi bị triệu xuống Hội đồng nhà trường, và một lần nữa, cô dũng cảm lên tiếng, và đây chính là điều tôi rất tâm đắc, cô bạn tôi đã lập luận rằng \\\"Tục ngữ cha ông ta có câu \\\"Tôn sư trọng đạo\\\", chúng em biết, chúng em hiểu và chúng em luôn thực hiện điều đó, nhưng theo ý em, câu tục ngữ này còn có thể hiểu theo ý khác. Đó là Muốn được học trò tôn trọng thì thầy giáo phải trọng đạo cái đã (Nghĩa là tách ra thành TÔN / SƯ TRỌNG ĐẠO). Nếu thầy cô giáo không trọng đạo (đạo đức) thì đừng bắt học trò phải tôn sư!\\\". Một cách lý giải rất riêng và có lẽ ko phải là phổ biến và cũng không phải ý nghĩa chính của câu tục ngữ, nhưng với riêng tôi (và những bạn bè, kể cả thầy cô lúc đó) đều thừa nhận!
Và sau đó, khi sự việc được làm rõ, người cô giáo đõ cũng bị khiển trách và không dạy môn GDCD nữa (thực chất chuyên ngành là GV Sử nhưng trg thiếu GV nên cô mới dạy kiêm nhiệm GDCD)
Vài ý kiến góp vào cùng cả nhà. Chúc cả nhà vui vẻ! Thân!