Tác giả Chủ đề: Sư thầy Thích Thanh Phước  (Đã xem 13789 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi cuong.nguyen

Trả lời #5 vào: 02-09-2010 21:05:03
Mo Phat....

 


Ngủ rồi botbien

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 28
  • Thích 0
Trả lời #4 vào: 02-09-2010 03:49:13
You\\\'re welcome, k87yeng!

Chuyện chùa bắt mạch hốt thuốc nam miễn phí cho dân là chuyện thường, nhưng chùa mà có cả một bệnh xá nội trú cho bệnh nhân, bao ăn, bao ở, bao trị bệnh thì ít khi thấy.

Theo thông tin thì sư Phước đang trong quá trình xây dựng để nâng tổng số giường bệnh nhân nội trú tại chùa lên thành 150 giường, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm nay.

 


Ngủ rồi k87yeng

  • Thành Viên Gắn Kết
  • Người Tôi Cưu Mang
  • ****
  • Bài viết: 1.171
  • Thanked: 54 times
  • Thích 2
  • Giới tính: Nữ
Trả lời #3 vào: 27-08-2010 03:18:36
Ken chân thành cảm ơn botbien vì 2 bài viết. Từ mai có thêm địa chỉ để người thân chữa bệnh rồi. Tks again, very much! :)

 


Ngủ rồi botbien

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 28
  • Thích 0
Trả lời #2 vào: 26-08-2010 23:38:33
Ông Bụt miền cát bỏng

Nhiều căn bệnh hiểm nghèo được bệnh viện trả về, ông chữa thuyên giảm, giành lại mạng sống với thần chết. Tiếng lành đồn xa, mỗi ngày, hàng trăm bệnh nhân tận Mương Mán, Hàm Thạnh của huyện Hàm Thuận Nam cho đến các huyện của tỉnh khác như: Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu), Cẩm Mĩ (Đồng Nai)... hối hả tìm đến ngôi chùa nhỏ bé Linh Quang ở thôn Kô Kiều, xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân (Bình Thuận) để nhờ sư Phước chữa trị.

Từ thế kỉ 14, Đại y Thiền sư Tuệ Tĩnh - người phủ Thượng Hồng (tỉnh Hải Dương ngày nay) nức tiếng với việc từ bỏ chốn quan trường lợi danh, khoác áo nhà chùa hành hiệp cứu người. Ông được biết đến như là sư tổ của nền y học cổ truyền Việt Nam với câu nói nổi tiếng: “Nam dược trị Nam nhân”. Trong 30 năm hoạt động ở nông thôn, Tuệ Tĩnh đã xây dựng 24 ngôi chùa, biến các chùa thành y xá chữa bệnh, có 182 chứng bệnh được chữa bằng 3.873 phương thuốc. Hơn 700 năm sau, hậu thế tiếp tục thực hiện ý nguyện nhân văn đó. Sự nghiệp đó cũng đang được lớp lớp cháu con thực hiện.

Sống trong đời cần một tấm lòng

Lúc tôi đến, hơn một trăm người đang ngồi chật trong khuôn viên chùa để chờ khám bệnh. Sư Phước (tên của trụ trì Thích Thanh Phước) đang gạt mồ hôi thấm đẫm trên mặt để bắt mạch, đo huyết áp cho bệnh nhân. Khám xong, thầy trực tiếp viết toa thuốc nam và mỗi người tùy theo bệnh sẽ được chỉ định uống 10 – 30 thang. Cứ thế, người bệnh la liệt ngồi chờ các sư cô bốc thuốc để họ mang về nhà sắc uống mà không phải mất một khoản tiền nào. Bệnh nhân ở đây rất đa dạng, từ các cụ bà, cụ ông cho đến các em nhỏ. Dù bệnh tình khác nhau, họ giống nhau ở chỗ: Nghèo, không có tiền đến bệnh viện.

Thầy Phước tâm sự: “Bà con ở đây đa số đều là đồng bào Chăm, kinh tế phụ thuộc vào cây điều, như năm nay mất mùa thì làm sao khá nổi. Tôi có bằng Đông y nên nung nấu việc mở nơi từ thiện để chăm sóc cho bà con từ lâu rồi. Đến bây giờ mới thực hiện được!”. Vì nhiều người chữa khỏi bệnh đã giới thiệu tiếp cho người khác nên lượng người tìm tới thầy ngày một đông. Từ 6 giờ sáng đến tối, nhà sư luôn ngồi ở bàn khám để chẩn đoán và kê toa cho đến người cuối cùng rời khỏi chùa thì trời cũng vừa tối mịt.

Trong dãy ghế ngồi đợi, anh Nguyễn Văn Sáu, công an viên xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) cùng vợ là chị Phan Thị Thân đang chờ đến lượt. Anh Sáu cho biết, cả hai vợ chồng phải thức dậy từ 4h sáng nhưng đến nơi đã thấy quá đông. Đây là lần thứ hai anh đến với vùng đồi cát vì căn bệnh thần kinh tọa. Lúc trước, nghe người dân đồn có ông thầy giỏi chữa bệnh nên anh tìm đến. Sau khi uống hết 10 thang thuốc miễn phí, anh thấy bệnh đỡ nhiều nên dẫn vợ đến để thầy khám bệnh viêm khớp hàm. “Tôi đã tốn rất nhiều tiền để lên Sài Gòn chữa bệnh nhưng không khỏi, nay nhờ vào tấm lòng của thầy Phước” – chị Thân tâm sự với đôi mắt sáng rực, tràn đầy hy vọng.

Càng về trưa, chùa trở nên sôi động hơn khi xuất hiện nhiều thanh niên đang khiêng bộ ghế đá vào tặng “ông Bụt của người nghèo”. Đó là món quà của gia đình ông Tám Thuận ở thôn Dân Cường, xã Hàm Thạnh, Hàm Thuận Nam tặng cho nhà sư miễn phí như tên gọi thân thương của bà con, vì chính thầy đã cứu sống ông Lại Văn Thuận. Bà Trần Thị Toàn, 60 tuổi, vợ ông Thuận kể, chồng bà bị ung thư gan từ năm 2002 và bị bệnh viện trả về. Được một người quen giới thiệu, bà đưa chồng tìm đến sư Phước, được khuyên dùng 28 thang thuốc. Từ chỗ người chồng chỉ nằm một chỗ, không ăn uống được, da vàng đến nay ông đã thở khỏe, da hết vàng và đi lại được. Giống như một phép màu nhiệm!

Mệnh lệnh của trái tim

Đến trường hợp bà Trần Thị Mại, 70 tuổi ở thôn Phú Hội, xã Hàm Hiệp, Hàm Thuận Bắc, sư Phước phát hiện ra căn bệnh cao huyết áp của bệnh nhân, yêu cầu bà ở lại điều trị miễn phí 15 ngày tại bệnh xá từ thiện trong chùa. Nhà chùa miễn phí các bữa ăn trong ngày cũng như chi phí khám chữa bệnh và tiền thuốc. Người con gái bà vui mừng quay về nhà lấy ngay quần áo để “nhập viện” cho mẹ.

Quá trưa, sư Phước tạm nghỉ để dùng bữa cơm chay đạm bạc và dẫn chúng tôi đi giới thiệu một vòng bệnh xá từ thiện nằm sau chánh điện. Dãy nhà gồm 3 phòng với hơn 50 bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc Đông y, được xây dựng từ số tiền 40.000 USD mà một Việt kiều cảm kích tấm lòng của sư Phước đã chữa trị thành công căn bệnh thấp khớp cho anh nên đã tặng cho nhà chùa. Không tư túi đồng nào, sư cho “động thổ” ngay khu nhà này. Hiện bệnh xá mới đang được xây dựng tiếp tục với quy mô lớn hơn. Điều đặc biệt, trong những bệnh nhân ở nội trú có rất nhiều sư thầy, sư cô và cả những người theo đạo giáo. “Tôi không phân biệt tôn giáo, chỉ biết rằng đó là bệnh nhân của mình” – sư Phước nói.

Trước khi nhập học Phật giáo tại Long Thành (Đồng Nai), sư Phước xuất thân là dân Sài Gòn chính hiệu. Không biết duyên cớ thế nào ông lại gắn bó với những mảnh đời bất hạnh xung quanh miền cát trắng. “Giúp được ai là tôi làm hết mình thôi, cây thuốc thì mọc đầy, chi phí bào chế lại không có bao nhiêu, miễn là bệnh nhân phải hết bệnh” – sư Phước cho biết.

Trong những năm tháng học nghề Đông y, sư Phước đã sáng tạo nên những bài thuốc “tủ” dựa trên kinh nghiệm của dân gian. Nhiều bệnh nhân bị “gút” (bệnh nhà giàu) đã chữa trị tại nhiều bệnh viện vẫn không hết. Thế nhưng, khi tìm đến với thầy thuốc - nhà sư, ông cho uống vài thang thuốc được bào chế từ cây gòn là bệnh tình thuyên giảm. Nếu không bớt, ông tiếp tục cho họ uống thuốc làm từ cây dứa biển.

Để chữa trị cho bệnh nhân viêm đa và thấp khớp, sư Phước dùng những bài thuốc dân tộc rất đơn giản. Tết năm nào, ông cũng “canh me” đến tối mùng 10 Tết, khi nhiều nhà bỏ đi những cành mai vàng sau khi chơi xuân thì ông ra Phan Thiết nói nhỏ với lao công để xin những thứ bỏ đi đó. Dịp Tết vừa rồi, ông “bội thu” 5 tấn mai vàng để chở về nhà. Ít ai biết được rằng, trong những cành mai vàng có chứa loại thuốc bạch mao căn, mà chỉ cần gọt bỏ vỏ lấy ruột cây kết hợp với một số loài khác có thể chữa dứt điểm bệnh khớp. “Chính vì tôi nhặt được những thứ phế phẩm đó nên chỉ tốn công bào chế nên mới có những thang thuốc miễn phí cho bà con mình uống” – sư Phước chia sẻ bí quyết.

Nhà sư bảo rằng, chưa nơi nào có nhiều vị thuốc quý như ở Bình Thuận vì địa thế có biển sâu và núi cao. Dưới biển, có rau muống biển, găng tu hú, sâm nam biển, độc hoạt (phiên âm tiếng Trung Quốc gọi là kí sinh thang). Còn trên đỉnh núi Tà Cú có cây ngũ gia bì chân chim, bộ rễ loại cây này rất mạnh có thể phá hỏng chậu, nhưng làm thuốc thì rất tốt. Trong một lần đi tham quan đỉnh núi, ông đã lấy giống về trồng ngay trong khuôn viên chùa.

Ông tâm niệm: “Chữa lành bệnh cho mọi người là hạnh phúc lớn nhất của đời tôi. Hạnh phúc của người ta chính là hạnh phúc của chính mình”.
 
Hoàng Hùng
Báo Gia đình và Xã hội

 


Ngủ rồi botbien

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 28
  • Thích 0
Trả lời #1 vào: 26-08-2010 23:35:50
Ân nhân của người nghèo    

Mỗi ngày có hàng trăm người được ông khám bệnh, bốc thuốc, cho ăn, ở miễn phí. Nhiều căn bệnh khó chữa như viêm gan siêu vi B, tiểu đường, viêm xoang, khô tủy xương... đã được ông chữa trị thành công bằng thuốc nam. Đó là một lương y giỏi và giàu lòng nhân ái. Ông là Thích Thanh Phước - trụ trì chùa Linh Quang, xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.

Sau khi tốt nghiệp trường đại học Nông lâm TPHCM năm1982, để thực hiện ước mơ chữa bệnh cứu người, ông tiếp tục học nghề y và được tỉnh Bình Thuận cấp bằng Đông y từ năm 1995. Với phương châm “nam dược trị nam nhân”, ông đã chữa trị thành công nhiều căn bệnh mà các bệnh viện đã... chê. Năm 2003, Nguyễn Thị Thanh ở thị xã Lagi không may bị lật xe khiến đôi chân liệt hoàn toàn. Bố mẹ Thanh đưa con đến nhiều bệnh viện nổi tiếng trong cả nước nhưng đều vô vọng. Biết tiếng thầy Phước, bố mẹ Thanh đưa con đến nhờ thầy chữa “thử”. Đến nay Thanh có thể tới trường trên đôi chân của mình mà không cần dùng xe lăn. Năm 2005, mẹ anh Nguyễn Văn Chiến - Phó giám đốc hãng NASA, bị khô tủy xương ống chân, các bệnh viện xương nổi tiếng ở Mỹ đều nói “phải tháo khớp mới sống”. Sau khi uống hết 89 thang thuốc của thầy Phước, đôi chân của bà đã bình phục, đi lại bình thường.

Không phân biệt giàu nghèo, ai có bệnh tìm đến chùa đều được thầy Phước chữa trị miễn phí, có hôm ông phải làm việc tới 12 giờ đêm. Có được ngôi chùa và bệnh xá như ngày hôm nay là cả một chặng đường đầy gian nan. Lúc mới về làm trụ trì chùa Linh Quang, ông chỉ có chiếc xe máy với hai bàn tay trắng. Thấy cuộc sống của bà con quá nghèo, hơn một nửa bà con theo đạo Chăm, đạo Bà Ni, gần một nửa còn lại là người dân từ ngoài Quảng Trị vào đây làm ăn, nhiều em nhiễm chất độc màu da cam nên ông quyết tâm đem những gì đã học và lòng từ bi của đức Phật giúp đỡ mọi người.

Năm 2004, hội từ thiện Úc Châu về xã Tân Thắng trao quà cho một số gia đình có con em bị nhiễm chất độc màu da cam, tình cờ vào chùa thắp hương. Thấy ngôi chùa tranh vách lá, họ ủng hộ 8 triệu đồng. Một số người trong Hội mắc bệnh viêm xoang, tiểu đường, khô tủy xương... đã được thầy Phước chữa khỏi. Từ đó, họ tài trợ cho chùa mỗi tháng 5 triệu đồng. Tiếng lành đồn xa, nhiều người trong và ngoài nước tìm đến xin thuốc ngày càng đông. Sau khi lành bệnh, nhiều người trở lại góp công sức, tiền bạc xây dựng bệnh xá phục vụ người nghèo. Hiện tại bệnh xá của chùa chứa được 70 bệnh nhân, trong đó có nhiều căn bệnh hiểm nghèo như: ung thư gan, phổi, bại liệt, cột sống...

Cũng nhờ có bệnh xá từ thiện này mà nhiều người nghèo có cơ hội được chữa trị. Cách đây 5 năm, Phan Minh Phúc, sinh năm 1985, ở Phan Thiết, bị xe tông gãy cột sống đưa vô Bệnh viện Chợ Rẫy nằm 17 ngày. Lúc tỉnh dậy hai chân Phúc liệt hoàn toàn. Tiếp tục điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy được một năm rưỡi trước khi đưa về Bệnh viện tỉnh Bình Thuận điều trị tiếp ba năm, nhưng đôi chân Phúc vẫn không lành. Tủy sống của anh ngày càng khô dần, người gầy tong như que củi. Cũng vì chữa trị cho Phúc, bố mẹ anh phải bán hết nhiều thứ giá trị trong nhà. Ít lâu sau bố anh lâm bệnh qua đời. Nghe bà con mách bảo, anh tìm đến chùa và được ông tận tình chăm sóc chữa trị. Mới vào được hai tháng, chân trái của Phúc đã có dấu hiệu bình phục dần dần.

Không chỉ khám chữa bệnh miễn phí, ông còn rất quan tâm đến đời sống của bà con. Ông đã vận động các nhà hảo tâm tặng 40 xe lăn cho người tàn tật, xây 70 căn nhà tình thương cho người nghèo và hàng trăm tấn gạo, mì tôm, áo quần cho đồng bào bị thiên tai lũ lụt. Mở hai lớp học tình thương tại chùa xóa mù chữ cho con em không có điều kiện đến trường, tạo công ăn việc làm cho 33 công nhân với mức lương từ 900 - 1,2 triệu đồng mỗi người/tháng. Nhiều người trong số họ là trẻ mồ côi, cơ nhỡ không nơi nương tựa. Ông còn dạy nghề cho nhiều người, hiện tại đã có năm em được cấp chứng chỉ Đông y. “Tạo công ăn việc làm cho các em chỉ là tạm thời, điều quan trọng là dạy cho các em biết cách chữa bệnh sau này ra đời các em vẫn có cái  nghề kiếm sống và giúp đỡ người khác” - ông nói.

Với những gì đã làm được, đầu tháng 7 này, ông được bình chọn là một trong năm tấm gương điển hình tiên tiến trong công tác khám chữa bệnh và công tác từ thiện xã hội của tỉnh Bình Thuận.
   
HẢI VĂN
Báo Công An TPHCM