Chào cả nhà
Nhóm Huế đã tìm hiểu và được biết thì trường hợp anh Vui được lên khá nhiều báo
Nên theo nhóm Huế chúng ta nên sẽ đợi một thời gian xem sao rồi đề xuất phương án thích hợp
http://tinmientrung.com/hue-rot-nuoc-mat-nhin-vo-chong-song-tam-duoi-bui-tre/http://www.trithuccongluan.com.vn/xa-hoi/722-phuong-biet-biet-rat-ro-nhung-khong-cuu-duoc.htmlhttp://khamphahue.com.vn/vanhoa-dulich-Hue/l-3/4A7B7F72-1D84-4721-BCAA-720FB97F980E/19156-rot-nuoc-mat-nhin-vo-chong-song-tam-duoi-bui-tre.aspx#.Vl_EfB83_fIhttp://www.trithuccongluan.com.vn/xa-hoi/681-rot-nuoc-mat-nhin-vo-chong-song-tam-duoi-bui-tre.htmlhttp://tinbao24h.com/Article/Thong-tin-tiep-bai-Rot-nuoc-mat-cap-vo-chong-song-duoi-bui-tre-Phuong-biet-biet-rat-ro-nhung-khong-cuu-duoc-24933067Rớt nước mắt nhìn vợ chồng sống tạm dưới bụi tre
Chủ nhật, 22/11/2015 20:13
Men theo dòng sông Kẻ Vạn, thành phố Huế, tôi đến thăm ngôi nhà của đôi vợ chồng ngư dân vạn đò Kim Long (TP. Huế). Thật không thể tưởng tượng được, ở trong một xã hội hiện đại như thế này, giữa lòng thành phố Huế vẫn còn tồn tại một gia đình ngư dân vạn đò đang bám víu vào bụi tre để sống. Ở đó, người chồng đã lấy tạm cái mui đò đã bị tháo dỡ, làm thành túp lều cho 5 mạng người ở tạm.
van do
cho
van do 1
Gia cảnh khốn khó của đôi vợ chồng ngư dân vạn đò, sống chui rúc trong mui đò không điện, không nước, không nhà vệ sinh
Đôi vợ chồng đó là anh Dương Văn Vui và vợ Trần Thị Phước, ở tổ 22, khu vực 7, phường Kim Long, TP. Huế. Hàng ngày, họ sống trong căn nhà chồ chật hẹp, ẩm thấp, bốc mùi xú uế, nơm nớp lo âu khi mùa mưa bão về. Những đứa con của họ cũng bị thất học vì không đủ cơm ăn, áo mặc.
Cả 5 mạng người sống trong cái mui đò không ánh điện, không có nước sinh hoạt, sống cảnh màn trời chiếu đất. Trong cái mui đò ấy, không có gì quý giá ngoài cái giường tre xập xệ đang chờ gãy, vài bịch nước được để sẵn mỗi lần đi xin nước về uống. Cả 2 vợ chồng và 3 đứa con sống ẩn mình dưới bụi tre rậm rạp chằng chịt cỏ cây, tối tăm... Hàng ngày, cả 2 vợ chồng đều phải đi xin nước uống, còn vệ sinh thì chạy thẳng xuống dòng sông…
6 năm trước, thành phố Huế có chủ trương di dân vạn đò lên bờ, trong đó có gia đình anh chị Vui. Nhưng gia đình anh chị không có phần như những gia đình vạn đò khác. Gạt nước mắt đang chảy dài trên gò má, chị Phước, nói trong nghẹn ngào nói: “6 năm trời vợ chồng con cái sống cơ cực ròng rã, chịu đựng mãi rồi cũng quen. Trước đây, khi lên bờ, không có nhà cửa, chồng tôi dựng tạm cái mui đò này sát bên đường sát trường học. Thấy nhếch nhác, phản cảm, thương vợ chồng tui, ông tổ trưởng đã chỉ cho vào bụi tre có miếng đất trống để dựng mui ở tạm. Chúng tôi sống riết từ đó đến giờ”.
Cuộc sống khó khăn nên con cái chỉ học sớm. Chị Phước nói: “Đời mình đã mù chữ, nên 2 vợ chồng cũng cố gắng cho con cái ăn học. Nhưng cứ học lên đến lớp 6, lớp 7 là con cái phải nghỉ học vì không có tiền để cho con học tiếp. Tội lắm chú ơi, con bé nó học giỏi, năm nào cũng có giấy khen, phần thưởng. Cho con nghỉ học mà đứt cả ruột gan. Thầy cô về tận nhà khuyên cháu trở lại trường nhưng cháu nói, ba mẹ khổ quá, con phải nghỉ học thôi, làm răng mà con học cho vô. Còn cu út tên là Dương Văn Banh thì đang bước vào lớp 1.
Cả 2 vợ chồng làm nghề đánh cá trên sông nên thu nhập cũng thất thường, chỉ khoảng 30-50 ngàn đồng/ngày. Số tiền đó cũng chỉ đủ mua cơm, gạo, chứ làm sao nuôi con được học hành. Ngày cháu bước lên xe đi làm thuê, con bé còn nói với lại: “Mẹ ơi, con muốn đi học. Con thích được đi học. Con đi ở cho người ta, có tiền về con sẽ đi học lại, rồi sẽ trở thành bác sỹ, mẹ đừng lo” chị Phước kể.
Anh Dương Văn Vui cũng không giấu được nước mắt tủi phận: “Khổ quá chú ơi, ở đời này còn ai khổ như ri nữa không chú. Hai vợ chồng tui sống qua ngày nhờ đánh cá trên sông Hương, bữa đói bữa no kiếm lon gạo ăn mắm muối qua ngày. Vì không có đất, có nhà có cửa nên cứ đêm xuống, rắn rít, muỗi… bò vào tận nhà, cách đây mấy hôm có con rắn to cắn cháu Banh phải nhập viện cấp cứu, còn tui thì bị cắn chảy máu thường xuyên”.
Mới đây, trời mưa mấy ngày không dứt, nước chảy xối xả, tui ra che lại tấm bạt thì mui đò bị sập đánh gãy cả cánh tay, còn vợ thì bị đánh vào lưng, hai vợ chồng ngồi ôm con mà khóc.
ke
Ông Kề, tổ trưởng “cuộc sống của đôi vợ chồng này tội lắm, rất mong mọi người quan tâm giúp đỡ”
Ông Nguyễn Kề, tổ trưởng tổ 22, khu vực 7, phường Kim Long, TP. Huế cho biết: “Tui là tui thương đôi vợ chồng này lắm, nhưng mà cũng không giúp được gì nhiều. Khi vừa lên bờ, thấy vợ chồng họ sống chui sống tạm trong bụi tre thấy cũng thương nên chỉ về chỗ đất trống. Chỗ này cũng sát bụi tre để che nắng che mưa tạm. Họ nghèo khổ nên mình cũng chỉ giúp, sau đó xin thành phố cấp đất mà ở. Nhưng mà cũng thấy khó đó vì lên phường thì họ không cho. Vợ chồng anh Vui rất tội, mình cũng trông cho họ có nhà có cửa mà ở chứ ở thế này nhếch nhác, tội lỗi quá. Mong sao mọi người giúp đỡ cho cả tội”.
Theo ông Kề tổ trưởng thì gia đình bố mẹ ông Vui sinh ra được 6 người con, trong đó Nhà nước đã cấp 3 lô đất, nên đợt TĐC 4 năm vừa rồi nhà nước không xét trường hợp vợ chồng ông Vui và bà Phước vào diện được cấp đất theo chủ trương của Nhà nước, mà yêu cầu ông Vui về ở với bố mẹ đẻ. Tuy nhiên, khi phóng viên tìm về nhà bố mẹ đẻ của ông Vui là ông Dương Văn Thiết thì được biết, lô đất 150m2 đã chia đôi cho một người con trai tên Dương Văn Hùng một nửa, nửa còn lại vợ chồng ông Thiết sống với vợ chồng đứa con trai út đã lập gia đình và có con. “Nhà bố mẹ tui chừ có đến 3 cặp vợ chồng đang sinh sống ở mảnh đất 150m2, nên vợ chồng tui vào ở răng được nữa mà bảo tui về” – Anh Vui nói.
Tái định cư cho dân vạn đò trên song Hương là một dự án lớn nhằm chấm dứt tình trạng nhếch nhác của các khu vạn đò trên sông Hương, trả lại mỹ quan cho dòng song và cảnh quan ở thành phố Huế. Tuy nhiên, đằng sau niềm vui, phấn khởi khi được lên bờ TĐC vẫn còn nhiều gian khó, nhiều ngư dân vạn đò vẫn đang sống trong khắc khoải lo âu, không có nhà cửa.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Chị Trần Thị Phước, ở tổ 22, khu vực 7, phường Kim Long, TP. Huế. Điện thoại: 0164.276.6781 (gặp chị Phước).