Em Tuyên, bị liệt - H. Chương Mỹ, Hà Nội
[/b]
Thành viên giới thiệu hoàn cảnh : Maiheo
Ngày giới thiệu : 11-6-2009
Thành viên xác minh : Laohatien, Siro
Ngày xác minh : 21-06-2009
Mức CMKTX của NTCM 500.000 vnđ
Bài giới thiệuBữa tiệc 1/6 miền Bắc đã kết thúc, nhưng dư âm của nó dường như vẫn còn đọng lại trong mỗi người. Bên cạnh những niềm vui, niềm hạnh phúc còn có nỗi buồn, có những giọt nước mắt…khi lắng nghe lời ca của những em khuyết tật, khi tận tay trao bánh kẹo cho các em bé ngơ ngác nằm trong lòng mẹ, khi bắt gặp nụ cười ngây ngô của các em. Em chắc không ai cầm lòng đựoc trước những hình ảnh đó.
Trước hôm 1/6, nhóm chuẩn bị cũng đã qua thăm một số em và nghĩ sẽ để tâm đến các trường hợp này nhưng việc tổ chức rôm rả quá khiến nhà mình cũng không có thời gian quan tâm đến từng em. Nên thứ 7 sau đó, ngày 6- 6, nhóm Siro, Maiheo có trở lại thăm chùa và qua thăm một số em bị liệt nặng để xác minh, xem nhà mình có thể giúp đỡ gì thêm cho các em không. Nhóm có đi thăm 4 trường hợp, trong đó có 2 trường hợp nhóm thấy thương tâm và băn khoăn nhất.
1. Em Nguyễn Thị Tuyên – 17 tuổi.
Sinh ra hoàn toàn bình thường, như sau một cơn sài giật hồi 2 tháng tuổi, em đã bị liệt toàn thân, chỉ còn trí não vẫn bình thường. Đến hơn 8 tuổi em mới học được cách ngồi nhưng vẫn phải dựa lưng.
Giờ, em chỉ nằm một chỗ, từ hồi được xã hỗ trợ cho cái xe lăn cũ, em mới ngồi dặt dẹo trên đó, lê đi khắp nhà rất sung sướng. Còn muốn di chuyển đi đâu, đều phải để bố, mẹ bế đi. Mọi sinh hoạt cá nhân từ xúc cơm, uống nước cho đến tắm rửa, bố mẹ đều phải làm cho. (vì hai chân em hoàn toàn bất động, 2 tay giờ đã có thể vung vẩy nhưng lại co quắp và không cầm được vật gì). Khả năng kiểm soát cũng không tốt lắm nên nước dãi rớt đầy ra, cứ mấy tiếng phải thay khăn quàng cổ một lần.
Tuy vậy, em rất thông minh. Không nói được, chỉ ú a ú ớ, nhưng ai nói gì em cũng hiểu, đôi khi thích chí, đôi mắt em lại sáng rực, tay chân khua loạn xạ, miệng cười toe toét. Hỏi nhà bác này ở đâu, bác kia ở đâu, em đưa tay chỉ rất đúng! ^^ Lại còn biết hóng nữa, ở xóm có chuyện j, cũng biết hết!!!
Nếu em mà không bị tàn tật, chắc hẳn sẽ là một học sinh rất thông minh. Hỏi “em có thích đi học không”, em lại cười toe, gật gật lia lịa. Thương em quá. Lúc ra về, em cứ nắm lấy tay mình, níu lại, tự dưng thấy mắt cay cay.
Trong nhà hiện có 7 người sinh sống,
- Bố em là Nguyễn Văn Khí – làm ruộng
- Mẹ em là Cấn Thị Chuyền – làm ruộng.
- Ông ngoại đã hơn 80
- Bà ngoại
- 1 em trai 15 tuổi đã bỏ học đi làm phụ hồ.
- 1 người cô ruột 29 tuổi bị mù – đã từng được hội người mù cho đi học đan quạt, chữ nổi được 4 tháng nhưng kém quá bị trả về, giờ không làm gì hết.
Bên cạnh, là nhà ngưòi anh trai đã có gia đình, cũng chẳng giúp thêm cho gia đình được tí nào.
Về thu nhập:
- Nhà có 4 sào ruộng + 2 sào đất trống trồng màu (nhưng đất sỏi chỉ trồgn được sắn) trung bình 350k/tháng
- Nhà nước hỗ trợ hộ nghèo có ngưòi tàn tật: em Tuyện: 150k/tháng, người cô 150k/tháng, và ngưòi già: bà em 120k/tháng. (mới được cấp 2 tháng nay) còn ông em không được trợ cấp
=> tổng thu nhập nhà em: 770k/tháng chia cho 7 khẩu.
Vì em trí não phát triển bình thường, và rất thông minh, chỉ có không thể cử động được chân tay, cũng không nói được. Nên nhóm nghĩ em có khả năng hồi phục (phần nào) khi tham gia trung tâm hồi phục chức năng. Ở vùng quê nghèo đó, không ai biết đến một nơi gọi là trung tâm hồi phục chức năng, cũng không có điều kiện để theo chạy chữa cho em. Nên bọn em đang cố gắng thuyết phục gia đình cho em đi.
Hôm trước Maiheo có liên lạc với trung tâm phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật Thuỵ An – Ba Vì, và được bên đó trả lời rất nhiệt tình. Em có hỏi về điều kiện, hồ sơ giấy tờ và chi phí khám chữa bệnh ở đó, bên đó trả lời:
- trước tiên cứ đưa em đến đó khám tổng thể để xác định xem em có khả năng hồi phục không (trong đó có hồi phục về thể chất và hồi phục về trí tuệ).
- Về hồ sơ, chỉ cần có giấy giới thiệu của địa phương là hộ nghèo có người tàn tật (cái này nhà em đã có).
- Còn về phí điều trị, có 2 hình thức là Điều trị tự nguyện (gia đình bỏ tiền) và hình thức thứ 2 là điều trị miễn phí (hình thức này dành cho những gia đình chính sách, còn nhà nghèo em không rõ là có đựoc không, em sẽ hỏi thêm ạ).
Còn về gia đình em, nhóm cũng muốn có cách nào giúp gia đình em tăng thêm thu nhập, chứ 7 miệng ăn chỉ trông chờ vào 4 sào ruộng và mấy trăm nghìn trợ cấp nhưu vậy cũng không ổn. Ở nhà có ngừoi cô bị mù, suốt ngày loanh quanh luẩn quẩn ở nhà, chả làm được việc gì, quét cái nhà cũng không sạch. Đi học chữ nổi và đan quạt thì không dược nên ngưòi ta cho về (Hội người mù ở địa phương cũng không phải là không quan tâm, giúp đỡ nhưng em nghĩ là do bản thân cô ấy không cố gắng, chứ nhiều ngừoi khiếm thị vẫn nỗ lực và rất thành công) Hiện nhóm cũng chưa có hướng giúp đỡ gia đình về phần này, cả nhà góp ý giùm em nhé!
Bài xác minhGia đình của Tuyên khá đông thành viên ở trong một khuôn viên cũng rộng rãi và sạch sẽ. Tiếp chúng tôi ông Nguyễn Văn Khí cha của Tuyên, một người đàn ông hiền lành chất phác, ông chậm rãi tâm sự với chúng tôi với giọng điệu không chút kể cả. Gia đình gồm có 2 ông bà lớn tuổi (cụ ông 78, cụ bà 86), một người cô mù, cùng với các con, cháu. Đứa con gái đầu 32t đã lấy chồng và có 3 con nên cũng chẳng giúp được gì. Đứa con trai thứ hai, anh Nguyễn Văn Khoa 31 tuổi, cũng đã lập gia đình và có 2 đứa con một đứa 4 tuổi và một đứa 1 tuổi hơn. Anh Khoa hiện đang làm đậu phụ và bán cũng có đồng ra đồng vào. Đứa con trai út tên là Khánh 16 tuổi, đã bỏ học và hiện chưa có nghề nghiệp gì. Như vậy cả gia đình lớn bé 11 nhân khẩu, trông vào 4 sào ruộng được nhà nước chia cho từ năm 1992. Ông Khoa thì bị khớp mãn tính cũng chẳng làm gì được chỉ loanh quanh ở nhà chăm sóc em Tuyên. Tất cả những người đang ở độ tuổi lao động thì cũng không có công ăn việc làm gì cả. Anh Khoa mới bắt đầu làm đậu phụ, người vợ thì nách hai đứa con. Lao động chủ yếu cũng chỉ trông chờ vào người mẹ với mấy sào ruộng, 3 con lợn nuôi trong chuồng, đàn gà và tài sản đáng giá làcon bê mới được tậu về bằng cách đổi con bò già của gia đình.
Tâm sự với chúng tôi khi được hỏi nếu có điều kiện chữa trị cho em Tuyên thì ông có nguyện vọng gì, ông trả lời là biết là tình hình cháu như thế nhưng nếu mà chữa trị được cho cháu tự lo được cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của bản thân thì tốt quá. Tôi lại hỏi nếu có điều kiện đưa Tuyên đi chữa bệnh lâu dài vì bệnh của em xảy ra đã lâu thì ai chăm sóc em thì nhận được câu trả lời không được dứt khoát lắm.
Hoàn cảnh gia đình thì cũng không đến nỗi nào, vẫn lo được miếng ăn tối thiểu hàng ngày. Theo lão nhận xét thì so với nhiều hoàn cảnh khác thì gia cảnh chưa đến nỗi lo từng bữa ăn. Như vậy nguyện vọng duy nhất là nếu có điều kiện thì khám cho Tuyên xem có thể phục hồi được phần nào chức năng không, và nếu có điều kiện thì hỗ trợ em và gia đình trong việc chữa bệnh.
Em Tuyên tươi cười khi được tặng gói kẹo nhỏ của Siro và laohatien
Trông Siro có vẻ hình sự ghê, sau này có tướng làm nhà xác minh chuyên nghiệp lắm.
Thay mặt NgườiTôiCưuMang trao tặng quà trị giá 500k cho gia đình em Tuyên
Siro bổ sung bài xác minh
Em hoàn toàn đồng ý với những ý kiến xác minh của anh Lão kể trên.
Em chỉ mạn phép trình bày thêm ý kiến riêng của em về việc giúp đỡ gia đình em Tuyên:
__Em Tuyên:Hiện gia đình cũng đã đồng ý cho em đi thăm khám bệnh & mong em Tuyên phục hồi lại được phần nào.Và khi nhóm đưa ra thông tin TT Thuỵ An,gia đình cũng mong :\\\"...cảm ơn sự quan tâm của các anh chị & chính quyền đã để ý đến cháu...gia đình cũng chả biết làm thế nào...cũng chỉ xin nhờ cậy & cảm ơn mọi người đã giúp đỡ cháu....\\\"
__Người cô mù:Việc nói chuyện về cô mù cũng chỉ mới thăm dò tình trạng sức khoẻ của cô & khả năng học nghề trc đây của cô.\\\"...Trước đây,2năm,cô cũng được huyện cho đi học nghề đan;...nhưng do tay nghề kém + hơi ko chịu khó...nên bị giả về...nên bây giờ chỉ ở loanh quanh trong nhà...\\\"
==>Nhóm mình sẽ ko CMTX gia đình em.Có thể thăm hỏi & động viên gia đình vào những dịp đi qua thôn hay lễ Tết.Có thể tìm 1 công việc ổn định giúp cho 2 anh con trai trong nhà.
Về em Tuyên,em cũng ủng hộ vào việc phục hồi dc phần nào đó cho em ấy(Có thể nhóm mình đứng ra làm cầu nối giữa gia đình & TT Thuỵ An).Về việc khám bệnh & điều trị,nhóm sẽ tìm những giải pháp phù hợp cho cả nhóm lẫn gia đình em.
Về người cô mù,có thể những lần nhóm đi qua thôn hoặc chùa,có thể thăm nhà & động viên khích lệ tinh thần cô ấy học lấy một việc làm cho tương lai mình..
Phút giây suy tư:
Trường hợp này NTCM quyết định CMKTX.
Bài viết từ diễn đàn NTCM cũ:
http://ntcmvietnam.com/vsbaiviet.asp?TID=8546&PN=2&TPN=1