Tác giả Chủ đề: Công bố chỉ số thiện nguyện  (Đã xem 9427 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi littlestream

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 9
  • Thích 0
Trả lời #3 vào: 11-09-2010 11:15:31
Cái này chỉ để tham khảo thui, còn biết chính xác thì các bạn thử đi du lịch Lào 1 chuyến xem sao  :P

 


Ngủ rồi Blue_Gem_Vt_90

Trả lời #2 vào: 10-09-2010 22:17:01
Ặc ặc. Việt Nam mình đứng thứ 138/153 quốc gia, thấp nhỉ. Không lẽ mức độ thiện nguyện của nước mình thấp vậy seo trời.
Chả bù với người anh em Lào đứng 11/153. Không bjk số liệu đúng không đây. :S  :S

 


Ngủ rồi littlestream

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 9
  • Thích 0
Trả lời #1 vào: 10-09-2010 20:49:28
Cái này mình cop trên báo tuổi trẻ bữa nay
http://tuoitre.vn/The-gioi/399728/Chi-so-thien-nguyen-phan-anh-suc-manh-quoc-gia.html
Chỉ số thiện nguyện phản ánh sức mạnh quốc gia

TT - World giving index (WGI - chỉ số thiện nguyện thế giới) là kết quả cuộc thăm dò ý kiến trên quy mô toàn cầu do Quỹ hỗ trợ từ thiện Anh kết hợp với Viện thăm dò Gallup công bố ngày 8-9.

Ba câu hỏi chính được nêu ra trong cuộc thăm dò: trong tháng vừa qua bạn có đóng góp tiền cho từ thiện hay không? Có dành thời gian làm công việc từ thiện tình nguyện hay không? Và có giúp một người không quen biết nào không? Việc lấy mẫu được thực hiện rất công phu, thường là 500-1.000 mẫu. Với những nước lớn như Trung Quốc hay Nga, số người tham gia lên tới hơn 2.000.

Dễ hiểu là các nước phát triển giàu có chiếm hầu hết thứ hạng cao nhất: Úc và New Zealand (đồng hạng nhất), Ireland và Canada (đồng hạng ba), Thụy Sĩ và Mỹ (đồng hạng năm)... Tuy nhiên, cũng có nhiều nước còn nghèo lại có mặt ở thứ hạng rất cao, như Sri Lanka (hạng tám và hạng nhất toàn châu Á), Lào hay Sierra Leon (đồng hạng 11).

Lý giải kết quả này, báo cáo khẳng định: “Sự hào phóng mà chúng tôi tìm hiểu có nhiều khía cạnh rộng hơn là tiền bạc. Những nước giàu nhất không hẳn là những nơi được xem là làm từ thiện nhiều nhất”.

Trong lời mở đầu, tiến sĩ John Low, chủ nhiệm báo cáo, viết: “Các nhà xã hội học coi việc dành thời gian và tiền bạc một cách tự nguyện để giúp đỡ người khác là một dấu chỉ cho thấy tính cố kết của xã hội”.

Báo cáo cũng khẳng định: “Mức độ làm từ thiện ở một quốc gia ít nhiều phản ánh sức mạnh của xã hội dân sự ở quốc gia đó, trên phương diện các cá nhân sẵn lòng và có thể đóng góp vào việc giúp đỡ những người khác cả trong cộng đồng của mình và bên ngoài”.

Một điểm thú vị khác trong báo cáo: sự sẵn sàng làm từ thiện tương ứng với mức độ hài lòng với cuộc sống hơn là sự giàu có.
*có thể đọc thêm toàn bộ nội dung kết quả thăm dò tại đây
http://www.cafonline.org/pdf/0882A_WorldGivingReport_Interactive_070910.pdf