Tác giả Chủ đề: SÔNG GIANH CỦA TÔI  (Đã xem 2784 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi Theanh

Trả lời #4 vào: 21-09-2010 22:36:34
Đầu nguồn sông Gianh:




Đầu nguồn sông Gianh có một gã mù biết sửa và lắp ráp xe đạp:
Trẻ con đi học về trên đường Trường Sơn (Minh Hóa):

Nét hoang sơ còn sót lại..







Người dân đầu nguồn sông Gianh sống chủ yếu dựa vào rừng. Ngày đầu thì dùng trâu kéo gỗ, sau thì xe đạp, xe thồ, đò... rồi thêm cưa máy. Rừng nay đã cạn kiệt, dòng sông cũng héo mòn...







 






 


Ngủ rồi Theanh

Trả lời #3 vào: 21-09-2010 22:26:50
@Gửi cả nhà chùm ảnh về sông Gianh:

Đầu nguồn sông Gianh, đoạn chảy qua xã Mai Hóa, Tuyên Hóa. Ở đây có nhà thờ nằm cạnh sông khá đẹp.


Sông Gianh đoạn chảy qua xã Đồng Lào, Tuyên Hóa.

Minh Hóa, thị trấn giữa núi non và sương mù...

 


Ngủ rồi Theanh

Trả lời #2 vào: 21-09-2010 22:26:30
*Có lẽ nhiều bạn ở miền khác sẽ không hiểu từ toong trong bài trên. Toong theo tiếng địa phương ở đây là loài rong mọc ở sông (Gianh), trẻ em ở vùng này ngoài giờ đi học thường về nhà phụ cha mẹ bằng cách lặn ngụp ngoài sông để vớt rong về cho trâu bò hoặc heo ăn. Đã có một vài đứa bạn của tôi hồi nhỏ phải bỏ mạng vì trong lúc vớt toong thì bị chuột rút, nước đẩy cuốn vào rong mà chết đuối...

@O kinhkan_dethuong ơi, đang nhớ nhà, nhắc đến sông Gianh làm em thèm món Bồi của người Chứt ở Minh Hóa quá.

Bồi là món ăn của người Chứt-sống ở huyện Minh Hóa, được làm chủ yếu bằng bột bắp đỏ. Cái này mà ăn với ốc khe (suối) và rau tàu bay trên rừng thì ngon tuyệt. Cũng đã hơn 10 năm rồi chưa được một lần nếm thử...
 Mời O vô topic ni để bàn chuyện Quê choa nhé - Click here.

 


Ngủ rồi kinhkan_dethuong

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 18
  • Thích 0
Trả lời #1 vào: 21-09-2010 16:37:02
“ Quê hương Việt Nam mườn mượt những cánh đồng

Mỗi con người gắn bó một dòng sông ’’.......




      1.Trong hàng trăm con sông lớn nhỏ chảy qua đất Việt thì sông Gianh là sông duy nhất chảy qua một tỉnh - tỉnh Quảng Bình. Bắt nguồn từ Minh hóa, chảy giữa lòng huyện Tuyên, phần hạ lưu chảy qua Quảng Trạch rồi đổ ra Biển Đông ở cửa Gianh. Như bao dòng sông khác, sông Gianh quê tôi là ngọn nguồn cho bao cảm hứng sáng tạo để nhiều nhà thơ nhà văn vung bút tạo nên những kiệt tác, để dòng sông trở thành bất tử trong lòng những người con yêu quê.

Các nhà sử học nói rằng sông Gianh có tên cội nguồn là Linh Giang - là dòng sông linh thiêng cắt ngang đất nước. Sông đã trở thành giới tuyến chia cắt đằng ngoài và đằng trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. Cùng với thế núi thế sông đắc địa: ba phía là núi trước mặt là biển, khí hậu khắc nghiệt... đã hun đúc cho con người Quảng Bình một bản lĩnh cứng cỏi, vững vàng, một tâm hồn trong sáng và tự do.
      2. Sông núi quê tôi như một cặp tình nhân muôn thủa quấn quýt bên nhau không nỡ xa rời. Những dãy núi đá vôi hùng vĩ không kém phần kiêu sa, duyên dáng, khi dỗi hờn như muốn vùng vằng vượt ra khỏi vòng ôm uốn lượn của dòng sông, khi lại tình tứ tắm mình trong dòng nước trong xanh mát rượi đầy mê đắm....Núi sông quê tôi hiền hòa, trong vắt, người ta bảo màu xanh của nước có nguồn gốc từ những dãy núi đá vôi có cây phủ xanh tốt quanh năm.Vẻ đẹp nên thơ của quê hương in đậm trong trái tim những con người nơi đây.




   Sông Gianh, ranh giới chia cắt ngày xưa nay đã được nối liền bằng những cây cầu bắc trên mình nó. Con sông quê và những cây cầu là quà tặng cho một vùng đất như cách nói của Nguyễn Quang Vinh cũng là quà tặng riêng cho người Tuyên – Minh Hóa và Quảng Trạch (Quảng Bình) quê tôi.

      3. Quãng sông đẹp nhất là khúc trung lưu chạy dài từ chân ga Lệ Sơn lên đến cầu Chợ Gát, sông quãng này không rộng như ở hạ lưu, không hẹp như phần thượng nguồn, lòng sông vừa phải, nước chảy lững lờ, những đêm trăng lấp lánh nước dường như không chảy mà dùng dằng nửa ở nửa về như một chàng thi sĩ đa tình muốn ở lại để giữ hết vào lòng mình cảnh đẹp. Những lúc thủy triều lên sóng vỗ vào vách đá qua tháng năm hình thành những phần lèn đứt chân ăn sâu vào núi đá tạo nên cảnh đẹp kì thú và bí ẩn mà không một con sông nào có được!

      Mùa lũ về, con sông đỏ ngầu cuồn cuộn, sông như đổi hẳn tính nết, nước từ thượng nguồn đổ về chảy xiết, dâng cao... Sông Gianh mùa lũ như thử thách bản lĩnh con người sinh ra nơi mảnh đất khắc nghiệt này .... Trên những chuyến đò ngang mong manh, những đứa trẻ ham học quê tôi vẫn bình thản gan dạ băng ngang qua giữa dòng nước xiết! Vị thần sông linh thiêng đã không nỡ nhấn chìm những đứa trẻ quê tôi, bây giờ sau mấy chục năm nhớ lại tôi vẫn cứ rùng mình! Có những kí ức như thế mới thấy hết niềm khao khát cháy bỏng trên quê tôi về những cây cầu! Những cây cầu vững chãi bắc ngang sông đã làm cho quê hương đẹp hơn, sang trọng hơn. Đứng giữa cây cầu mới xây trong một đêm trăng sáng, lòng tràn trề cảm xúc, tâm hồn thoát khỏi những vụn vặt, rối rắm phức tạp của đời thường, tôi thấy lòng lại vui, lại đắm say, lại tha thiết ý định viết về con người và vẻ đẹp của quê hương...




      4. Ngược đường 12 đến hết Đồng Lê bạn sẽ gặp tuyến đường xuyên Á, đi tiếp đường này đến với Cha Lo, vùng rừng núi miền tây Quảng Bình có nắng gió rất đặc trưng của một miền biên giới, chúng ta sẽ thấy hết vẻ đẹp hùng vĩ của một vùng đất, với những nẻo đường nơi đây, bạn sẽ hiểu sông quê được bắt nguồn từ đâu, bắt nguồn như thế nào, chúng ta sẽ thấy yêu hơn vùng đất nắng gió riêng có của quê mình....Tôi đã đến Cha Lo vào một ngày mùa mưa tháng tám, những con đường vững chãi là thế mà vẫn bị sụt lở, đất đá lấp hết cả đường đi, nhìn tận mắt cảnh tượng này mới thấy hết sự tàn phá khắc nghiệt của thiên nhiên và nỗ lực không mệt mỏi của con người cho những tuyến đường giao thông miền núi.

 Phần thượng nguồn sông Gianh có nhiều đồng bào dân tộc định cư: người Chứt, người Khùa, người Rục, cuộc sống của họ còn lắm gian nan, những chiếc nhà tạm chỉ cần có mưa to gió lớn là sẽ bị cuốn đi, tôi lại ước mơ giá mình có thể làm được điều gì đó dù rất nhỏ, rất nhỏ thôi cho quê hương vẫn còn nhiều lam lũ... Có lẽ vì nghèo mà quê tôi đang trả giá rất đắt cho công cuộc hiện đại hóa quê hương. Những nhà máy xi măng liên tiếp mọc lên hai bên bờ sông, tôi không hiểu vì sao mà quê mình có nhiều nhà máy xi măng đến thế? Những tiếng nổ mìn phá đá như muốn vạch trời đất phá tan giấc mộng bình yên của một vùng sông núi từ ngàn đời nay vẫn êm đềm lặng lờ trôi như chảy về miền cổ tích! Và khi những dãy núi đá không còn thì màu nước sông Gianh sẽ ra sao? liệu nước sông còn giữ được nguyên màu xanh vốn có? Rồi cả khói bụi ngùn ngụt từ nhà máy xi măng bay lên như cắt ngang màu xanh êm ả thanh bình của bầu trời trong sáng quê tôi. Cuộc sống có quá nhiều mâu thuẫn, vì sự mưu sinh mà môi trường sinh thái ở đây đang dần bị phá hủy nghiêm trọng. Nhìn ra thế giới,ở những đất nước phát triển, môi trường thiên nhiên hầu như được bảo vệ vẹn nguyên, biết đến khi nào để quê mình được như quê người? Bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái đang là vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra cho vùng sông nước quê tôi.




      5. Nhớ sao thời thơ bé, những trưa hè ngụp lặn trên sông để lấy toong về giúp mẹ chăn heo, những sọt toong lá non mềm, sọt toong tún giòn rúm, được mẹ khen lòng vui khôn tả . Nhớ tuổi thơ mãi miết vui chơi nào đã hiểu đâu mẹ chân bùn tay lấm. Lại nhớ có lần nước cạn ra chơi thật xa, quên mất con nước đã lớn dần không thể tự vào bờ được nữa, sợ quá rủ nhau phải gào khóc thật to để các anh chị trong làng nghe mà ra cứu! Không biết các anh chị ngày xưa có ai còn nhớ không? Nếu không có các anh hôm đó chắc chắn bọn em đã về chầu Hà Bá!

      Yêu sao tuổi thơ và dòng sông tràn đầy kỉ niệm trong vắt, êm đềm. Sông quê vẫn chảy trôi cùng năm tháng, những người con của quê hương đã khôn lớn bay khắp đó đây, dẫu có già, có chết đi... con sông quê trong kí ức mỗi người vẫn trẻ và đẹp mãi!

      “Ai sống cho tuổi thơ người đó mãi mãi trẻ và không bao giờ chết.” Nếu ai có chê cười, tôi vẫn thấy lòng mình son trẻ, và chợt nghĩ chẳng ai tồi tệ đến quên tuổi thơ của mình trên sông nước quê hương!

(SƯU TẦM)