Men goi Nguoi Toi Cuu Mang,
Qua doc bao Dan Tri, duoc biet truong hop cua em Thanh Truc o Mo Cay - Ben Tre co hoan canh rat dang thuong va toi nghiep nen toi co y dinh goi mot so tien la 2 trieu dong VN den gia dinh em.
Toi dang bai viet theo sau voi muon muon duoc NTCM xem xet va di khao sat thuc te, neu duoc thi chuyen giup toi so tien cho gia dinh Thanh Truc.
Dia chi:
Trần Thị Thanh Trúc: ngụ tại số 12, ấp Thanh Sơn 2, xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến TreRat mong co ban nao o gan do co the den khao sat thuc te ve hoan canh cua em Thanh Truc va cho biet ro them tinh hinh gia dinh em, cung nhu nhung hinh anh ve gia dinh, hoan canh va chuyen hoc hanh cua em Thanh Truc.
Xin cam on NTCM rat nhieu, mong tin hoi am.
-----------------------------------------
Bến Tre: nữ sinh nuôi mẹ từ năm lên 4Trong suốt 11 năm qua, em Trần Thị Thanh Trúc (15 tuổi) - nhân vật trong bài viết: “Cô nữ sinh nuôi mẹ từ khi lên 4” vừa đi học vừa phải chăm mẹ bệnh tật, vậy mà năm nào Trúc cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Vượt qua gần 100km, tìm đến ngôi trường mà Trần Thị Thanh Trúc đang học thuộc huyện Mỏ Cày, Bến Tre chúng tôi gặp được cô Nguyễn Thị Hoa - Phó hiệu trưởng trường. Dù đã quá giờ làm việc nhưng cô vẫn nhiệt tình dẫn chúng tôi đến nhà em Trúc, ngụ tại số 12, ấp Thanh Sơn 2, xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre.
Trên đường đi Cô Hoa tâm sự: “Biết hoàn cảnh của Trúc khó khăn chúng tôi cũng hay đến thăm và động viên em. Từ việc nấu thuốc, chăm sóc mẹ đến cơm nước, giặt giũ,… đều do một tay em gánh vác!Tôi thiết nghĩ công việc đó người lớn như mình làm còn mệt nữa nói chi là một đứa trẻ! Vậy mà trong suốt 10 năm qua, em luôn là học sinh giỏi, Trúc xứng đáng là tấm gương cho nhiều bạn học hỏi noi theo”.
Khi chúng tôi đến nhà, cũng là lúc Thanh Trúc đang đút cơm cho mẹ, em định dừng lại để tiếp cô giáo và chúng tôi nhưng chúng tôi lấy lí do ra nhà trước để xem thành tích học tập của em, cốt để em đúc cơm cho mẹ xong rồi mới trò chuyện.
Đến nhà Trúc chúng tôi không khỏi bỡ ngỡ khi nhìn thấy trên vách buồng được dựng bằng ván gỗ vàng rực những tấm giấy khen. Ngoài 14 tấm giấy khen dán trên vách (trong đó có 10 giấy khen học sinh giỏi (lớp 3 - lớp 9) , 2 tấm là học sinh khá (lớp 1, lớp 2) thì còn có 2 tấm giấy khen đặc biệt làm chúng tôi chú ý là bằng khen của UBMTTQVN và bằng khen của UBND Bến Tre khen tặng em Trúc đạt thành tích “người con hiếu thảo” năm 2007 (tại Bến Tre và TPHCM).
Tranh thủ lúc Trúc dọn dẹp, chúng tôi có dịp trò truyện cùng với mẹ em, bà bùi ngùi kể lại: “Tôi nhớ rất rõ, lúc nó mới học mẫu giáo cũng là lúc tôi bị tê liệt hoàn toàn, khi đó cha nó cũng bị bệnh (giãn cột sống và đãng trí), còn anh của nó là thằng Trường (anh ruột Trúc, năm nay 29 tuổi) thì đi làm thuê nên mọi chuyện đều do con Trúc làm hết. Tội nghiệp nhất là việc nó bưng cái tô đi khắp xóm xin cơm cho tôi và cha nó ăn. Lúc đó, 1 tháng thì con Trúc đã đi xin cơm hết 15 ngày rồi!” Bà nói đến đó rồi nghèn lời không nói được nữa.
Vừa đi học lại vừa chăm sóc mẹ, em sắp xếp thế nào? Chúng tôi hỏi và em Trúc nhỏ nhẹ cho biết: “Em đã quen dậy sớm rồi nên bây giờ có anh Trường về đây, em cũng vẫn dậy sớm để giặt giũ quần áo, vệ sinh cho mẹ, sau đó em nấu cơm và cho mẹ ăn rồi em mới đi học. Cũng may anh Trường đã về làm gần nhà được mấy ngày nay, nên hôm nào anh không có đi làm anh thay em chăm sóc mẹ nhờ vậy mà hổm rồi em có thời gian ôn tập để chuẩn bị thi tuyển vào lớp 10”.
Trúc vừa dứt lời thì cô Hoa nói thêm: “Khi biết hoàn cảnh của gia đình em Trúc khó khăn như thế này nên chúng tôi chỉ đạo trong nhà trường có mở các lớp học thêm hay ôn tập gì đó đều cho em Trúc học miễn phí! Sắp tới em Trúc vào lớp 10 cần có thời gian dành cho việc học rất nhiều, nhưng sức khỏe của em hơi yếu lại gánh vác chuyện gia đình như vậy nên chúng tôi cũng rất lo cho thành tích học tập của em!”
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì được biết, trong suốt thời gian qua, gia đình Trúc sống được là nhờ vào tình thương của bà con trong xóm và một số nhà hảo tâm giúp đỡ. Hiện tại cuộc sống của cả gia đình phụ thuộc vào đồng lương phụ hồ của anh Thành (bản thân anh Thành bị bệnh lãng tai từ nhỏ, do không tiền chữa trị nên để vậy cho tới bây giờ), nhưng do thời tiết bắt đầu vào mùa mưa nên việc đi làm của anh Thành cũng bữa đực, bữa cái, số tiền kiếm được cũng chỉ đủ để mua gạo cho 4 miệng ăn, còn việc thuốc thang cho mẹ và cha Trúc thì cũng đành chịu nói chi đến việc trả nợ (còn thiếu ngân hàng 3.000.000 đồng đã mấy năm nay).
Nói về ước mơ của mình, Thanh Trúc bộc bạch: “Em chỉ cầu mong cho mẹ em được khỏe mạnh để em yên tâm học hành và em muốn học thật giỏi để sau này tìm được việc làm ổn định rồi giúp những người thân của mình cho đỡ vất vã hơn!” Nghe ươc mơ của Trúc khiến những người trong chúng tôi ai cũng cảm thấy chạnh lòng và khâm phục trước ý chí và tấm lòng hiếu thảo của Trúc.
Cầu chúc cho mơ ước cũng như nguyện vọng của Trúc sẽ sớm thành hiện vào một ngày không xa.
(Dân trí)