Tác giả Chủ đề: Kiên Giang - Gđ Cụ Danh Kiêu - Nghèo Vô Gia Cư  (Đã xem 16737 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi xulanhphanlan

  • Thành Viên Gắn Kết
  • Người Tôi Cưu Mang
  • ****
  • Bài viết: 745
  • Thanked: 13 times
  • Thích 101
Trả lời #2 vào: 29-12-2011 15:52:43
@ Lamnhi bạn nên tr dẫn Nguồn và kèm đường Link nếu bạn Copy từ các bài báo mạng đã đăng tin sang DD NTCM.lưu ý cho lần sau nhé Lamnhi.bạn dạo quanh DD NTCM và tìm hiểu thêm nhé

Hai Cụ ở Kiên Giang rất khó khăn cho việc XM.vì trong DD hiện tại chưa có TV nào đang sinh sống tại KG này.mong là hai Cụ có duyên với DD này.khi có TV nào đó đi XM

Thân

 


Ngủ rồi lamnhi

Trả lời #1 vào: 29-12-2011 15:25:30
Em mới đọc trên báo hoàn cảnh này , mong các bạn trong kiên giang xác minh giúp để có thể CMTX giúp đỡ 2 cụ

Gần 15 năm qua người dân Rạch Giá (Kiên Giang) quá quen thuộc với căn chòi lá nằm sát vỉa hè đường Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa. Trong căn chòi ấy có đôi vợ chồng già đáng thương, năm nay cụ ông đã 86 tuổi.


Cụ ông tên Danh Kiêu, cụ bà Thị Kiệu nhỏ hơn chồng đến 19 tuổi. Cả hai là người Khơme từ Campuchia sang Việt Nam sinh sống gần 40 năm nay, nhưng kiếp nghèo cứ mãi đeo đuổi dù có lúc gia đình sở hữu đến vài chục công rừng.

Đó là lúc gia đình cụ Kiêu sống ở tận miệt U Minh Thượng với một thửa rừng khá rộng được chính quyền địa phương cấp cho sau khi miền Nam được giải phóng. 8 người con của hai ông bà lần lượt ra đời giữa rốn phèn miệt U Minh, cùng cha mẹ cật lực phát hoang trồng tràm, làm rẫy, cấy lúa nhưng vẫn không đủ ăn vì đất phèn mặn không cho hoa lợi nhiều.

Các con đến tuổi dựng vợ gả chồng, khi ra riêng cụ Kiêu xẻ đất chia phần nhưng đất của những người con lần lượt “đội nón ra đi” con cái ốm đau phải cầm cố rồi sang nhượng đất đai. Thấy cuộc sống ở quê nghèo quá khó khăn nên năm 1985 cụ Kiêu đưa vợ lên Rạch Giá thuê nhà ở rồi xin vào làm công nhân cho một hãng nước đá trên đường Ngô Quyền.

6 năm sau do tuổi cao làm nặng không nổi nên cụ Kiêu xin nghỉ. Lúc này, gia đình gặp không ít khó khăn do công việc làm thuê không ổn định, thêm vào đó phải thuê nhà trọ để ở tốn kém. Không còn cách nào khác hơn, năm 1997 cụ đánh liều lấy vỉa hè dựng lên căn chòi lá ọp ẹp dựa vào một bức tường của vựa bia nước ngọt gần cuối đường Nguyễn Văn Cừ thuộc khu phố 1, phường An Hòa, để ở.
Căn chòi ọp ẹp dựa vỉa hè của vợ chồng cụ Danh Kiêu. Ảnh: Thiên Phước
Căn chòi ọp ẹp dựa vỉa hè của vợ chồng cụ Danh Kiêu. Ảnh: Thiên Phước

Cứ mỗi sáng vào lúc 3h30 là mọi người thấy cụ Kiêu thức giấc lọ mọ đi chở hàng cho khách trên chiếc xe lôi cũ kỹ. Đến rạng sáng cụ mua nước đá về chặt từng cục nhỏ để cho cụ bà ngồi bán lẻ trước chòi lá kiếm vài nghìn đồng mua gạo sống đắp đổi qua ngày.

Cuộc sống lặng lẽ của đôi vợ chồng già với thu nhập ít ỏi càng khó khăn hơn khi gần 4 năm nay đôi chân của cụ Nhân bị tê dần, hiện không thể đi lại được nên phải ngồi một chỗ. Theo cụ Kiêu, khoảng một năm qua việc chở hàng bằng xe lôi đạp thường xuyên ế ẩm. Có ngày không ai thuê nên không có tiền mua thuốc cho cụ bà. Những ngày cuối năm khi cái lạnh cắt da tràn về đêm nào cụ bà cũng không ngủ được, cứ mãi rên rỉ vì đau nhức.

Trên đường Nguyễn Văn Cừ, nhiều người choàng áo lạnh trong tiết trời cuối năm nhưng cụ Kiêu lớn tuổi mà vẫn phong phanh với chiếc quần đùi độc nhất trên người. Theo cụ Kiêu, hơn 20 năm nay cụ luôn để người trần bất kể nắng hay mưa, khi đi làm thuê hay chở mướn trên chiếc xe lôi. Lý do là trên người cụ xuất hiện đầy nấm gây ngứa ngáy nên không mặc áo được. Ông cụ lại chẳng có tiền trị bệnh.

Mấy ngày qua căn chòi của cụ Kiêu xuất hiện thêm người thứ ba khi đứa cháu ngoại hay tin cụ bà bị bệnh đã bỏ việc làm về thăm.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Trần Văn Thạnh, cán bộ phụ trách Thương binh và Xã hội phường An Hòa, TP Rạch Giá cho biết vợ chồng cụ Kiêu rất nghèo, có hoàn cảnh đáng thương. Theo ông Thạnh, hàng ngày cụ ông đạp xe lôi chở hàng hóa thuê cho người dân trong xóm được chừng 10.000-15.000 đồng, có ngày không ai kêu chở gì vì cụ sức khỏe đã yếu, đạp xe không được xa. Còn cụ bà ngồi một chỗ bán nước đá cục có ngày lời 2.000-3.000 đồng nên không có tiền mua thuốc uống mỗi khi cơ thể đau nhức.

“Hiện nay địa phương cũng muốn cất nhà đại đoàn kết cho vợ chồng cụ Kiêu nhưng kẹt ở chỗ là gia đình cụ không có đất. Ở Rạch Giá muốn kiếm mua được thửa đất trong hẻm để cất nhà cho cụ Kiêu phải cần vài chục triệu đồng nên rất cần lòng hảo tâm ở khắp nơi quan âm chia sẻ khó khăn, giúp vợ chồng cụ già có cuộc sống tốt hơn ở những ngày tháng cuối đời”, ông Thạnh ngỏ ý.

Hai Cụ hiện đang sống dưới căn chòi lá.Cuối Đường Nguyễn Văn Cừ, khu phố 1, phường An Hòa, TP Rạch Giá, Kiên Giang.


Thiên Phước