Tác giả Chủ đề: Miền Bắc - Trung Thu 2010  (Đã xem 36521 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi Merci

Trả lời #6 vào: 02-08-2010 21:11:41
@ Mai heo : Anh cũng biết post hình mừ seo lại phải gọi comoi nhẩy ?


- Cổng vào trung tâm






- Chuồng nuôi heo, mỗi lứa nuôi 8 con




- Vườn rau và cây ăn trái tự trồng






- Phòng ngủ của các cháu




- Số gỗ này mới được xin về để làm củi




- Ao nuôi cá vừa để làm kinh tế vừa để cải thiện bữa ăn


Nhà không cần quá lớn miễn là trong đó có đủ tình yêu thương!!!
 


Ngủ rồi maiheo

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 20
  • Thích 0
Trả lời #5 vào: 02-08-2010 19:11:28
Thứ 7 vừa rồi, phái đoàn gồm các nguyên thủ tại gia: bác Libor, anh Merci, Levandinh và thư ký Maiheo đã đến thăm hỏi Trung tâm Hu vọng Tiên Cầu.
       Theo đường bác Libor bay, trung tâm nằm tại thôn tiên cầu, xã Hiệp Cường, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, tính từ tháp rùa khoảng 60km. (Em lên xe là ngáy khò khò, biết j đâu, các bác mô tả lại giúp em đường đi nhé ạ!!! )

       Bước qua cánh cổng, không khí thoáng đãng, mát mẻ và yên bình, khác hẳn vẻ ồn ã ngoài kia. Căn nhà gạch có mái xanh được xây dựng khá đơn giản, sân trước rộng rãi, sau là vườn rau các em tự trồng, và chuồng lợn nhỏ.
       Là cán bộ về hưu, không đành lòng nhìn thấy các em bé mồ côi ngủ bờ ngủ bụi, lêu lổng không biết đến tương lai, chú Nguyễn Trung Chắt đã tự bỏ tiền, và vận động bà con, làng xóm, người góp gạch, người góp công xây một căn nhà đơn giản là chỗ che mưa, che nắng cho các em. Trung tâm được khởi công xây dựng từ năm 2000, nhưng phải đến năm 2004 mới hoàn thành và đón các em về ở. Trung tâm có 34 em, 8 em đã học hết phổ thông, có em học tiếp, có em tự đi xin việc, giờ cuộc sống cũng đã ổn định. Còn 24 em đang học cấp 2, 2 em học cấp 3, và một em bé 7 tháng tuổi bị mẹ mắc bệnh tâm thần bỏ rơi khi mới lọt lòng cũng được trung tâm mang về chăm sóc.
        Các em ở đây được tập trung học tập, sinh hoạt và hướng cho hoà đồng với mọi người xung quanh. Lúc đầu mới về, người dân trong làng hắt hủi, trẻ con khắp nơi thì suốt ngày trêu chọc là “đồ không cha, không mẹ, đồ con hoang…”, những đứa trẻ đã không được sống trong bàn tay cha mẹ từ bé, đầy tủi hổ lại càng phá phách, ương ngạnh hơn. Phải rất khó khăn, chú Chắt mới cảm hoá được những đứa trẻ đáng thương đó, chú cũng từng bước lập kế hoạch để các em được sống một cách bình đẳng, chan hoà với mọi người. Chú cho các em đi học, và vận động các em học sinh của trường ngày ngày đến đèo bạn đi chung. Dần dần, mọi người đã hiểu, và quý các em hơn. Hàng tháng, cuối tuần, các gia đình lại cho con qua trung tâm chơi và nấu ăn rất vui vẻ.

Về phí sinh hoạt của các em trong Trung tâm:
-   Tiền ăn: 600.000 đồng/tháng/em, thường là rau tự tay các em trồng, lợn nuôi mỗi năm 2 lứa, một phần mổ lấy thịt ăn dần, phần còn lại bán đi lấy tiền mua gạo. Chú Chắt thường đi vận động , thường là đồ ăn, thức uống chứ không xin tiền. (Chú qua bên nhà máy sản xuất mì tôm, lưạ các miếng mì không đẹp, không bán được, lấy về nấu bữa sáng cho các em…) Chú cũng vào các trường học vận động mỗi bạn góp 1 gói mì tôm cho các em trong trung tâm. Tấm lòng của chú cũng được mọi người thấu hiểu và ủng hộ rất nhiệt tình, có đợt 1 nghìn mấy trăm gói mì được chở đến Trung tâm làm ai cũng bất ngờ, mấy nhóc thì sướng nhảy cẫng lên.
-   quần áo: chú cũng đi hỏi các nhà máy sản xuất quần áo bị lỗi, không bán được, đem về cho các em mặc.
-   về sinh hoạt khác: các em được dạy cho học thêu, vừa để giúp các em sau này ra đời có một cái nghề phụ khi chưa xin được việc, Trung tâm cũng nhận đơn đặt hàng thêu tay của các nhà máy những mẫu đơn giản cho các em làm, tiền nhận được sẽ đưa cho các em để các em sử dụng cho những sinh hoạt cá nhân, cũng để các em biết quý đồng tiền mình làm ra hơn.
-   học phí: các em được miễn phí, nhưng các phí như phí sinh hoạt, phí xây dựng trường… Trung tâm vẫn đóng đầy đủ cho các em, để các em không thấy tủi thân khi đến lớp.
Trong lúc trò chuyện, nhóm có hỏi: sao ở đây không nhận thêm các em khuyết tật nữa, thì câu trả lời rất thẳng thắn của chú Chắt làm nhóm hết sức bất ngờ: “Mục đích lớn nhất của chú là giúp các em được đi học, nên chú chỉ có thể nhận các em lành lặn để có khả năng đến trường thôi. Không phải chú không thương các em đó, nhưng chú không đảm bảo mình có khả năng nuôi được các em tàn tật không.” Chú cũng luôn xác định cho các em, mình phải tự kiếm sống dựa trên khả năng của mình, không được ỉ lại, vì hoàn cảnh mình bất hạnh nên người ta phải thương, phải giúp đỡ.

       Đi dạo xung quanh, em xà ngay vào chỗ mấy nhóc đang ngồi thêu, mấy nhóc này ngoan lắm, và có vẻ rất chi là khoái trí khi nhìn mình ngồi chọc kim như gà mổ thóc!!! T_T  
Đây chỉ là suy nghĩ và cảm nhận của em thôi, Em cũng khá thiện cảm với Trung tâm này, rất thích mấy nhóc ở đây, cũng khâm phục chú Giám đốc tốt bụng nữa, nhưng các em ở đây rất độc lập, vui vẻ, không hề gây cảm giác thương cảm gì hết. Nhóm cũng đã bàn bạc, thấy địa điểm này tổ chức Trung thu cũng được, (Chú Chắt – giám đốc Trung tâm thì bảo: mọi năm trung thu, chú cũng có tổ chức cho các em chung với trẻ con trong thôn, khoảng tầm 100 em, nên nếu tổ chức được vào đúng ngày thì vui hơn, vì như vậy các em sẽ thấy hoà đồng hơn). Cái này thì chắc không được rồi, nếu có tổ chức, nhà mình cũng chỉ làm đc vào t7 hoặc chủ nhật thôi nhỉ?

      Dạ, đấy là ý kiến của em, các bác nhóm xác minh bổ sung giùm em nhé! Post ảnh giùm em nữa ạ! ^^
Nhà mình cho ý kiến nhé! Và nếu còn ý tưởng, hay địa điểm nào hay hay, nhà mình cứ đưa ra, bọn em lại làm chuyến nữa!!! Nhiều sự lựa chọn vẫn hơn mà!!! ^^

P/s: Trung tâm mới nuôi 1 em bé 7 tháng tuổi bị bỏ rơi khi mới lọt lòng, em bé xinh cực cực cực cực kỳ luôn!!! Nhưng nghe bảo mẹ em bé bị tâm thần bỏ con xong giờ không biết sống chết nơi nào, nên mọi người sợ, chả ai dám nhận bé làm con nuôi, thương lắm!!!! (anh Cò post giúp em cái ảnh chú Chắt bế em bé nhé ạ!!! )

Cả nhà có thể liên lạc với trug tâm thông qua số điện thoại:
-   Chú Nguyễn Trung Chắt – Giám đốc TT: 0903443907
-   Chị Phạm Thị Với – Phó giám đốc TT: 0948932816

 


Ngủ rồi mavica

Trả lời #4 vào: 31-07-2010 09:45:37
Em lang thang trên mạng thấy được danh sách các làng trẻ , trung tâm bảo trợ xã hội nên copy về cho cả nhà đọc và nghiên cứu tham khảo:
1.Trung tâm bảo trợ xã hội
Địa chỉ : Tây Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội
Giám đốc - Anh Hoàng - 0913551144 hoặc (04) 38391187 (Giờ hành chính )

2.Khu điều dưỡng tâm thần
Địa chỉ : Thụy An - Ba Vì - Hà Nội
Giám đốc : Đào Chí Liên - (034) 863 088

3.Trung tâm trẻ mồ côi, suy dinh dưỡng

Địa chỉ : Thôn Phú Mỹ, Mỹ Đình, Từ Liêm- Hà Nội
Giám đốc : Nguyễn Thị Thu Thủy - 091 356 7511

4.Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật
Địa chỉ : Thụy An - Ba Vì - Hà Nộ
Liên lạc : Nguyễn Trọng Phẩm (034) 863 087 - 091 329 714

5.Làng trẻ Hòa Bình
Điạ chỉ : 3D Nguyễn Huy Tưởng- Thanh Xuân Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Liên lạc : Nguyễn Thị Thanh Phương - 5585093

6.Trung tâm bảo trợ xã hội I

Địa chỉ :Thôn Đồng Dầu, Xã Dục Tú, Huyện Đông Anh, Hà Nội
Giám đốc : Trần Văn Minh - (04)8800052

7.Chùa Bồ Đề
Địa chỉ : Phú Viên - Long Biên - Hà Nội
Liên lạc : Thầy Thích Đàm Lan (Trụ trì ) - 0982 381 956

8.Trung tâm Sao Mai
Địa chỉ :Thanh Xuân - Hà Nội
Giám đốc : Bác sỹ Đỗ Thúy Lan - 04 557 2569
Đây là trường giáo dục đặc biệt dành cho trẻ khuyết tật

9.Hội người khuyết tật quận Ba Đình
Địa chỉ : D12,ngõ 172 đường Lạc Long Quân,Tây Hồ Hà N
Giám đốc : Cô Hiền - 0904446640 - (04) 7610 603

Tiền thân là nhóm Vì Ngày mai, một nhóm tự lực của người khuyết tật, nhóm tập trung vào việc tạo việc làm cho thanh niên khuyết tật, chú trọng đến khuyết tật vận động và một số bạn khuyết tật trí tuệ. Tháng 4 năm 2008, sau quá trình vận động cô Hiền và các bạn khuyết tật đã thành lập nên Hội người khuyết tật qận Ba Đình. Hiện nay Ngoài trung tâm Vì Ngày Mai, Hội NKT quận Ba Đình còn quản lý trung tâm Phúc Tuệ và Vườn quả Bác Hồ (Gần trường Mỏ địa chất- nơi đang được xây dựng thành một dự án trung tâm nghỉ ngơi cho người khuyết tật)

10.Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội
Địa chỉ : Số 8, ngách 6, Ngõ Giếng, Đông Các, Đống Đa, Hà Nội
Chủ tịch : Vũ Mạnh Hùng - 0904115137 Tel: 04 2751361

Hội là tập hợp của các tự lực của người khuyết tật Hà Nội, bao gồm 25 tổ chức thành viên. Từ năm 2007, Hội tập trung vào việc thành lập các chi hội theo đơn vị hành chính, quận, huyện.

11.Trung tâm bảo trợ xã hội 4
Địa chỉ :Xã Tây Đằng- Huyện Ba Vì - Hà Nội
Giám đốc :Nguyễn Văn Thắng - (034)864190 - (034)863074 Mobile: 0913029076

TT4 trực thuộc sở LĐTBXH HN, bao gồm 2 cơ sở, thường thì các nhóm tập trung và hoạt động tại cơ sở chính. Cơ sở chính chia làm 2 khu: Khu A giành cho người già (chừng hơn 100 cụ) khu B dành cho trẻ em (Chừng 150 em - Trong đó 50 em là trẻ sơ sinh) Đối tượng chủ yếu là trẻ lang thang bị gom lại bởi các lực lượng đảm bảo trật tự xã hội

12.Làng Hữu Nghị ( Làng Canh) => Địa chỉ này em đã đến hồi tháng 3/2010
Địa chỉ : Xã Xuân Phương - Từ Liêm - Hà Nội
Liên lạc : Anh Bình - Bí thư Hội CCB - 0914755175

Nơi nuôi dưỡng các em nhỏ nhiễm chất độc da cam và nơi chữa bệnh của các CCB ( từ Quảng Trị ra phía bắc).Làng hiện có khoảng 120 em sống ở trong 6 khu nhà ( từ T1 - T6) và luân phiên 30-40 bác CCB tới điều trị.
Giám đốc làng là bác Vũ Hữu Dũng

13.Nhà trẻ Hữu Nghị
Địa chỉ : Cạnh UBND, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng Hà Nội ( ngõ 230 phố Lạc Trung - gần ĐTH kỹ thuật số VTC)

Nuôi dưỡng chừng 50 em là trẻ mồ côi hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của quận Hai Bà Trưng

14.Trung tâm bảo trợ xã hội 2

Địa chỉ : Ngọc Sơn - Ba Vì - Hà Nội
Giám đốc : Cô Phương

Đây là nơi nuôi dưỡng các em nhỏ có HIV .Các bạn muốn đến thăm trung tâm có thể liên lạc qua Niềm Tin Group

15.Cô nhi viện Thánh An Bùi Chu

Địa chỉ : Xuân Trường - Nam Định
Giám đốc : Cha Oanh

Nuôi dưỡng chừng 100 em nhỏ độ tuổi từ 1 đến 18, mồ côi, khuyết tật ( Nếu bạn nào muốn về đây có thể nhờ sự trợ giúp từ CLB Tuổi Trẻ Xanh - Nam Định)

16. Trung tâm hy vọng Tiên Cầu

- Địa chỉ: Thôn Tiên Cầu- huyện Kim Động - tỉnh Hưng Yên

- Giám đốc: Nguyễn Trung Chắt 0903 443 907

(Liên hệ tình nguyện tại trung tâm với Miss Nhàn 0987 969 581)

Trung tâm hiện nuôi dưỡng, chăm sóc và hướng nghiệp cho 30 trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của huyện Kim Động.

17. Trung tâm hy vọng Lộc Bình

-Địa chỉ: Thị trấn Lộc Bình, Huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

- Giám đốc: Nguyễn Trung Chắt 0903 443 907

(Liên hệ tình nguyện tại trung tâm với Miss Nhàn 0987 969 581)

Trung tâm hiện nuôi dưỡng, chăm sóc và hướng nghiệp cho 40 trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của huyện. Các em ở đây đều là người dân tộc Tày, Nùng, Sán chỉ.

18. Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

- Địa chỉ: Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

- Liên hệ: anh Nam 0989 245 257

(Bạn nào về thăm trung tâm, có thể nhờ sự giúp đỡ từ CLB tình nguyện Smiles Vĩnh Phúc.)



19. Ngôi nhà thứ 2

Bảo trợ, nuôi dưỡng các em nhỏ mồ côi và khuyết tật độ tuổi từ 7 - 13. Hiện tại ngôi nhà thứ 2 đang có 9 em.

- Địa chỉ: Số 42 ngõ 433 phố Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Do tổ chức phát triển cộng đồng Đức Việt bảo trợ.

Website: : http://www.gefor.org/

DT: 04.36364831

Liên hệ: Miss Bùi Thị Khuyên email: buikhuyen@gmail.com

 


Ngủ rồi maiheo

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 20
  • Thích 0
Trả lời #3 vào: 31-07-2010 04:35:08
Sau nửa tiếng hì hụi mày mò, lần thứ 3 trong đời em post được bài!!! :D
Vụ địa điểm bao h cũng khó nhất, nhà mình cứ triển khai theo gợi ý của các bác đi!!! ^^ Thứ 7 không kịp rồi, vậy chủ nhật này, mình xắp xếp đi xác minh Địa điểm ở Hưng Yên nhé!!!

@ anh Merci: em chưa lên mạn Hưng Yên bao giờ, anh áng áng giúp em xem địa điểm này cách Tháp rùa bao xa được không ạ, để mọi người thu xếp đi xác minh anh nhé!!!

@ Cả nhà: nhà mình gợi ý thêm một số địa điểm nữa, để Chủ nhật anh em đi luôn một thể nhé ạ!!!

Lâu lắm không gặp, nhớ cả nhà quá!!!!! hu hu...   :kiss:

 


Ngủ rồi Merci

Trả lời #2 vào: 27-07-2010 21:43:51
Merci mở hàng cho Trung Thu miền Bắc một địa điểm !

- Trung tâm Hy Vọng Tiên Cầu

- Địa chỉ : thôn Tiên Cầu,xã Hiệp Cường, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên ( cách thị xã Hưng Yên khoảng 8km )

- Số điện thoại : 0321.3825.014

- Giám đốc trung tâm: Nguyễn Trung Chắt - 0903 443 907



Trung tâm Tiên Cầu được thành lập từ năm 2004 theo hình thức tự nguyện, tự quản,tự trang trải về tài chính và có tư cách pháp nhân. Hiện trung tâm nuôi dưỡng khoảng 30 em mồ côi và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn của huyện. Trẻ em tại trung tâm sẽ được nuôi dưỡng và chăm sóc đến 18 tuổi hoặc học hết lớp 12, các em được đi học tại các trường phổ thông lân cận tại địa phương.

Nguồn kinh phí do văn phòng thông tin về quan hệ và nguồn lực cho phát triển ( IBRRD )  đầu tư, nguồn tài trợ của các cơ quan nhà nước tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước, nguồn thu từ tổ chức tăng gia sản xuất và dịch vụ của trung tâm.

Nhà không cần quá lớn miễn là trong đó có đủ tình yêu thương!!!
 


Ngủ rồi ThaiDzuy

  • BAN QUẢN TRỊ
  • Người Tôi Cưu Mang
  • *****
  • Bài viết: 4.103
  • Thanked: 4050 times
  • Thích 15
  • Giới tính: Nam
Trả lời #1 vào: 27-07-2010 21:35:03
Để tránh lẫn vào các bài viết của đàn anh Sài gòn, em xin mở chủ đề này cho nhóm Miền bắc thảo luận và lên kế hoạch cho Trung thu 2010 này.

Cả nhà mình cùng tham gia góp ý kiến nhé.

- Địa điểm:
- Thời gian:
- Hình thức tổ chức:

Trước mắt cùng nhau tìm địa điểm phù hợp.

Thân,

Từ đây người biết thương người...