Ngẫm thấy Diễn đàn mình đã có rất nhiều hoạt động, nhiều chương trình và cũng đã đi nhiều nơi, từ các thành phố lớn đến nông thôn, thành thị đến các vùng sâu vùng xa cũng như những nơi hẻo lánh của đất nước, nhưng chưa có 1 chương trình nào ở đảo. Trong khi cả nước đang từng ngày từng giờ nóng dần lên với vấn đề Biển Đông, nên mấy a em Quảng Trị cũng mong làm được điều gì đó cho biển đảo quê hương nhân dịp mừng kỉ niệm sự kiện Nồi cháo Quảng Trị ra đời.
Và nhắc đến Quảng Trị ko thể ko nhắc tới 1 địa điểm vang dội của thời bom đạn- 1 đảo anh hùng thời chống Mỹ- là đảo Cồn Cỏ.
Cồn Cỏ là huyện đảo nằm ngoài khơi Biển Đông cách thị trấn Cửa Tùng gần 30km.
(Cồn Cỏ ở 1 vài góc độ)
Trên ý tưởng đó, dra và a Ngoduyhung đã ra đảo 1 chuyến tìm hiểu và khảo sát tình hình nơi đây. Với diện tích gần 4km nhưng số hộ dân sinh sống ở đây chỉ có 11 hộ. Ngoài ra, có các cán bộ quản lý huyện đảo cùng bộ đội biên phòng, hải quân, công an và đoàn thanh niên với tổng số khoảng 100 người nữa.
Người dân ở đây là những người thanh niên xung phong tình nguyện ra đảo lập nghiệp. Họ sống chủ yếu nhờ vào buôn bán. 11 hộ gia đình, nhưng nhà nào cũng mở quán kinh doanh, với các mặt hàng cơm, nước, tạp hóa,cafe.... và khách hàng của họ chủ yếu là những người công nhân của các công trình xây dựng đã và đang được thực hiện theo các công trình xây dựng và phát triển huyện đảo và những người sinh sống nơi đây. Còn thỉnh thoảng có các đoàn khách từ đất liền, như cựu chiến binh thăm lại chiến trường xưa, các đoàn thanh niên tình nguyện...
Dù đã thành lập huyện đảo được 9 năm nay (từ năm 2004) nhưng cuộc sống nơi đây vô cùng khó khăn, và đặc biệt 2 vấn đề khó khăn nhất là điện và nước ngọt.
Nước ngọt ở Cồn Cỏ chủ yếu tích trữ từ nước mưa để dùng tằn tiện quanh năm. nước này dùng cho ăn uống, còn sinh hoạt thì dùng nước ở giếng khoan để dùng. Và lượng nước mưa họ tích trữ lại từ mùa mưa, nhà nào tiết kiệm lắm thì dùng đến thời gian này nhà nào cũng hết nước và trông chờ những trận mưa rào để tích trữ lại dùng, Còn ko có mưa nữa thì phải mua từ đất liền vận chuyển ra. Việc lọc nước biển thành nước ngọt đã có công nghệ nhưng quan trọng là phải có nguồn điện mạnh và ổn định. Nên cũng chưa thực hiện được. Về cấp điện: Năm 2009 huyện đảo đã đầu tư xây dựng 01 trạm cấp điện tập trung bằng động cơ diezel với 2 máy, công suất lớn. và giờ dùng điện ở đây chỉ từ 7h30 sáng đến 11h trưa, chiều từ 6h đến 10h tối. nhưng do phát bằng động cơ diezel nên giá thành rất cao, mỗi năm tỉnh và huyện phải bù lỗ hơn 01 tỉ đồng. Hoạt động liên tục,nên điện luôn quá tải và máy hư cũng thường xuyên.
2 anh em đã gặp và nói chuyện với đại diện ban lãnh đạo huyện đảo, trưởng thôn và phó thôn đồng thời cũng nói chuyện trực tiếp với các hộ gia đình để nắm rõ tình hình. Hiện tại huyện đảo có 1 hồ thu gom và chứa nước nhân tạo và 1 bể chứa nước lớn chung cho toàn đảo, còn các hộ gia đình có bể chứa hoặc tec chứa nước bằng inox để dùng.
(bể chứa và hồ chứa nước nhân tạo)
như vậy mỗi khi có mưa, các khối cơ quan cũng như hộ gia đình trữ nước lại, rồi có các đường ống bơm về bể chung của đảo xử lí nước và được bơm ngược lại cho khối cơ quan và gia đình dùng.
(ống dẫn nước từ 1 bồn chứa của cơ quan)
Năm trước có dự án cũng đã trao tặng 1 hộ gia đình 1 tec nhựa chứa nước nhưng chưa đc 1 năm đa số đã bị hư và nứt ko dùng đc do mức độ nắng nóng của biển.
(đây là những tec nhựa do dự án tặng sau chưa đầy 1 năm sửu dụng)
Như vậy rất cần thiết để có thêm 1 tec chứa nước nữa, vì nếu tiết kiệm thì 1 tec 1m3 họ có thể dùng thêm được gần 3 tháng.
về điều kiện học tập ở đây cũng rất khó khăn, chỉ có 1 lớp mẫu giáo với 6 cháu, còn các cháu độ tuổi lớp 1 trở lên phải vào đất liền học vì số lượng học sinh ít và cũng chưa có trường lớp.
Đề xuất: tặng 1 gia đình 1 tec iNox 1m3 (11 cái)
Ngoài ra chúng ta có thể ủng hộ đồ chơi cho các cháu thiếu nhi và các dụng cụ thể thao (cử tạ) cho đoàn thanh niên và bộ đội biên phòng (nếu được)
(Lớp mầm non)
Mong cả nhà mình chung tay ủng hộ để giảm đi đc phần nào khó khăn cho người dân ở đây.
Thân,