@KevinHieu:
Cảm ơn KevinHieu đã ủng hộ dự án quán cơm 2.000 đồng! Bạn đã giúp NTCM đặt những viên gạch đầu tiên cho dự án.
Mình xin trả lời thắc mắc của bạn như sau:
-Trước tiên cần định rõ là mình nói khả năng, chứ chưa khẳng định. Khi nói đến khả năng nghĩa là nó còn phải phụ thuộc nhiều yếu tố khác: Nếu tất cả phải thuê mướn, nếu khả năng tài chính đủ để phục vụ cả tuần, khả năng về nhân lực...
Thứ hai, quán cơm của mình hoạt động với mục tiêu Lan tỏa lòng nhân ái. Hai ngàn đồng thu vào là để người ăn không thấy bị mắc nợ, người phục vụ phải có nghĩa vụ phục vụ người nghèo như một khách hàng. Nói điều này để thấy 2.000 đồng không phải là giá thành sản xuất của quán cơm, và quán cơm cũng không hoạt động theo bài toán hiệu quả của kinh doanh. Đó là lý do, dù biết càng mở nhiều quán thì càng phải bù lỗ nặng, nhưng chúng ta vẫn phải làm. Nhắc lại góc nhìn này để mọi người thống nhất với nhau về góc nhìn hiệu qủa ở quán cơm: Giúp người nghèo có bữa ăn ngon hằng ngày, qua đó để lan tỏa lòng nhân ái trong nhóm người được phục vụ lẫn người phục vụ.
-Quay lại câu hỏi của bạn: \\\"Càng bán nhiều càng lỗ, tại sao theo ý bạn lại nên bán nguyên tuần?\\\"
Nếu, nhân công chúng ta phải thuê nhiều, mặt bằng phải thuê theo giá thị trường, và chúng ta đủ khả năng tài chính để mở cả tuần thì nên hay không nên bán nguyên tuần?
Trươc tiên, chúng ta chỉ bán mỗi tuần 3 buổi, mỗi tháng 12 buổi, nghĩa là chúng ta cho mặt bằng nghỉ ngơi, bếp, nồi niêu... (các khoản đầu tư ban đầu), nhân lực (có những người phải thuê lương tháng, dù hoạt động 3 buổi/tuần)... nghỉ ngơi mất 14 ngày (trừ 4 ngày chủ nhật). Trong những ngày nghỉ đó chúng ta vẫn phải trả phí mặt bằng, khấu hao cơ sở vật chất, trả lương cho người quản lý, bảo vệ... Vậy, xét ở góc độ hiệu qủa trong kinh tế thì chúng ta sử dụng chưa hết công suất mà chi phí đã bỏ ra.
Ví dụ: Mỗi ngày chúng ta bán 300 phần. Chí phí sản xuất chỉ tính riêng cho suất ăn là 8 ngàn/suất (giả sử). Vậy, mỗi tháng chúng ta có 3.600 suất ăn × 8.000 đồng/suất = 28.800.000 đồng (chi phí thực cho sản xuất suất ăn). Giả dụ, mặt bằng thuê hết 8 triệu/tháng, lương nhân công khoảng 13 triệu/tháng. Vậy, tiền thuê mặt bằng và nhân công là 8.000.000 + 13.000.000 = 21.000.000 đồng/tháng. Chia đều cho 3.600 suất ăn thì mỗi suất phải ghánh đến khoảng 5.800 đồng phí mặt bằng, nhân công quản lý (sau đây xin gọi chung là phí quản lý. Con số đưa ra chỉ mang tính tượng trưng mà thôi).
Nếu đủ khả năng tài chính bán cả tuần thì phí quản lý trên mỗi suất ăn sẽ giảm đi một nửa. Nghĩa là, theo thông thường, nếu mở thêm một quán để phục vụ thêm chừng đó suất ăn thì chi phí phải tăng gấp đôi. Nhưng nếu trên cơ sở quán có sẳn, chúng ta tăng gấp đôi ngày bán thì chỉ phải tốn thêm khoảng 60 - 70% so với chi phí mở thêm quán mới, mà số lượt phục vụ lại tăng lên 100% (điều này cũng đồng nghĩa với việc tổng giá thành -giá sản xuất + phí quản lý- của mỗi suất cơm sẽ giảm xuống). Điều này giúp chúng ta sử dụng hết công năng của phí mặt bằng, phí thuê nhân công, khoản đầu tư ban đầu như cải tạo nhà cửa, bếp núc, nồi niêu... Việc này cũng được cân nhắc cả trong khả năng tăng suất phục vụ trong ngày để giảm chi phí quản lý trên mỗi suất ăn. Đó là chưa kể đến việc có thể tận dụng hết các thực phẩm được ủng hộ còn dư từ ngày trước như rau củ, hoa quả...(còn cách nhật thì khó sử dụng lại vì an toàn thực phẩm, rau củ bị héo...).
Tuy nhiên, điều này còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố như mình đã nói ở trên. Đó chỉ là một giả thiết, một kịch bản ở thì tương lai, nếu hội đủ các điều kiện thì mới thực hiện: nếu xét thấy hiệu qủa hơn và thực tế hiện tại cho phép. Vì tăng thêm ngày bán thì đòi hỏi tài chính khá cao như bạn đã nói... Vấn đề là chúng ta đang tính toán để sử dụng hiệu quả đồng tiền mà các MTQ tin tưởng trao gửi cho NTCM. (Các con số mình đưa ra cũng chỉ mang tính tượng trung, chứ chi phí thực tế cho mỗi suất ăn, chi phí thuê nhân công, mặt bằng mỗi vùng miền mỗi khác, mỗi thời điểm mỗi khác...)
Xin cảm ơn bạn vì những câu hỏi thiết thực. Chúc bạn luôn gặp những điều tốt lành!