Tác giả Chủ đề: Hòa Châu - Hòa Vang - Nguyễn Thành Ôn - Gia đình tai nạn sét đánh.  (Đã xem 25299 lần)

0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi opla

Trường hợp này đáng thương quá. Kính mong các bạn ở Đà Nẵng thu xếp xác minh giúp.

Cám ơn.

OP.

 


Ngủ rồi BIMMIC

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 48
  • Thích 0
Chào NTCM, mình biết được một gia đình này rất đáng thương, mong NTCM tham khảo, xác minh và giúp đỡ!

Tháng 9/ 2000, một cơn giông kéo đến bất ngờ mang theo tiếng sét như xé toạc bầu trời đã đẩy gia đình anh Nguyễn Thành Ôn (Dương Sơn, Hòa Châu, Hòa Vang, Đà Nẵng) vào cảnh sống dở chết dở. Đã 10 năm trôi qua, không còn ai nhớ đến tai họa đó, ngoại trừ gia đình anh Ôn ngày qua ngày vẫn gặm nhấm nỗi đau thân xác trong muôn vàn túng thiếu và tủi hờn.
Chúng tôi ghé thăm nhà anh khi cơn mưa chiều chợt đến, những giọt mưa rả rích không làm thỏa cơn khát của đám ruộng khô hạn, nắng cháy lâu ngày. Hơi nóng từ đất bốc lên, phả vào mặt người khiến ai ai cũng cảm thấy bức bối, khó chịu. Dựa lưng vào cánh cửa xiêu vẹo nhìn mưa rơi, quá khứ đau buồn như hiện dần trong đôi mắt sâu thẳm, ngấn lệ của anh…
Một buổi chiều tháng 9 năm 2000 trời bỗng đổ cơn giông kéo theo mây đen phủ kín bầu trời. Người dân trong thôn đều đã đi làm đồng, trẻ con thì đến trường học. Lúc này chị Lê Thị Nga, vợ anh mới sinh người con trai thứ hai là Nguyễn Thành Tâm được 2 tuần tuổi. Trước khi đội mưa đi làm cho kịp thời vụ, anh nán lại chút ít cùng vợ ngắm nhìn đứa con bụ bẫm đang lớn từng ngày. Bên ngoài, bà nội anh đã 81 tuổi đang lọ mọ xem lại cái áo đi mưa, cái nón cho cháu để khỏi bị ướt, rồi sinh cảm lạnh. Bỗng một tiếng chớp làm lóe sáng cả bầu trời, rồi tiếng sấm nổ rền, sau đó anh hoàn toàn không ý thức được gì. Hai ngày sau tỉnh lại, anh mới biết mình đang nằm ở bệnh viện. Đau đớn hơn khi anh biết đứa con thơ đang thoi thóp ở khoa bỏng cùng bà nội, vợ anh đang quằn quại ở khoa mắt. Luồng sét cực mạnh đã làm cho 4 thành viên trong gia đình lúc đó bị bỏng nặng, ánh mắt bị nhiễm bức xạ cứ thế mờ dần, mờ dần.
Ròng rã 2 năm liền là khoảng thời gian anh chị điều trị khắp các bệnh viện Bắc – Trung – Nam. Bà nội anh vì sức khỏe quá yếu nên đã qua đời sau đó 1 tháng. Ngày bước chân ra khỏi bệnh viện, những vết thương trên người anh chị và cháu vẫn còn nham nhở và sẵn sàng lỡ lét, nhiễm trùng. Trở về, anh chị cũng không biết đưa con đi đâu về đâu? Nhà cửa, vốn liếng và nhiều tài sản trị giá hàng trăm triệu đồng lúc đó đều đã tiêu tan từ họa thiên lôi. Từ một gia đình khá giả, anh chị trở thành kẻ không nhà không cửa, nợ nần chồng chất và một thân hình tàn phế kèm theo những nỗi đau hành hạ.
Từ nay bắt đầu mở ra một bi kịch cho gia đình bất hạnh, bi kịch của những người sống không được chết không xong.
Quá đau đớn, tuyệt vọng, chị đã thắt cổ tự tử nhưng rất may mọi người phát hiện kịp thời. Đứa con thơ dại vì thiếu sữa mẹ, lại bị khô máu ở bán cầu não bên trái nên người quắt lại. Còn anh thì liên tục vật lộn với đau đớn, nửa thân bên trái từ đầu đến chân bị cháy sém, tay co quắp lại. Vết bỏng quá  nặng lan rộng ra làm cổ anh co rút, nghiêng hẳn về bên trái cử động rất khó khăn.
Những ngày đầu, anh phải cõng con tới các cửa chùa để xin gạo về sống qua ngày. Sau khi tình hình sức khỏe khá hơn, anh chuyển sang nghề bán vé số dạo nuôi vợ con, thấm thoắt cũng đã 8 năm trôi qua. Sáng sáng, anh khó nhọc leo lên chiếc xe cà tàng lân la khắp đầu làng cuối phố bán vé số, mỗi ngày kiếm 2-3 chục ngàn, đủ nuôi sống cả nhà.
Một nửa tấm thân bị cháy sém, các tế bào da, cơ tay, chân đều đã bị chết, chúng hành hạ anh đủ kiểu trên suốt dặm đường mưu sinh. Ngày nắng gió, anh phải mặc kín mít từ đầu đến chân, nếu sơ sẩy để một tia nắng lọt qua, chiếu vào làn da bị cháy sém, ngày hôm sau lập tức vết thương sẽ hình thành và lở loét không thôi. Có hôm nắng to, không chịu nổi cái nóng nực bên trong cơ thể, anh lao vội vào nhà người dân và xin được tắm rồi sau đó mới tiếp tục cuộc hành trình. “Những hôm nắng to, cứ 8 giờ sáng là tui đã nấu bữa trưa, sau đó ra hóng mát ở gốc chuối sau nhà, còn thằng cu (chỉ em Tâm) thì chui xuống nền đất dưới giường và nằm lì ở đó có khi không chịu ra ăn cơm”, chị Nga cho biết thêm.
Khi thời tiết chuyển mùa, ba con người tội nghiệp phải chịu đựng cơn đau nhức trong xương khớp, nằm lăn lóc, rên la ở mỗi góc nhà có khi cả tuần lễ. Mọi sinh hoạt của bản thân cũng như công việc trong gia đình đều trông cậy vào đứa con trai lớn. Nguyễn Thành Huy, người con trai lớn của anh chị đã may mắn thoát nạn trong tai họa 10 năm trước vì hôm đó em đang đi học. Giờ đây, tuy mới 15 tuổi nhưng trông Huy như một chàng trai trưởng thành, gánh vác trọng trách lớn trong gia đình. Những hôm trái gió trở trời, em phải dậy sớm đi bán vé số thay bố rồi mới tới trường. Chiều chiều, khi đám bạn cùng trang lứa đang hòa mình cùng trái bóng ở đầu làng thì Huy lại bước vội với tập vé số trên tay, hy vọng bớt chút vất vả cho bố trong ngày mai. Trong chiếc cặp sách cũ kĩ, vẫn còn sót lại một vài tập giấy dò kết quả, Huy cho biết, có khi em bán vé số cả trên đường tới trường.
Nhìn đứa con trai trưởng thành, dù cơ cực nhưng là học sinh giỏi suốt 9 năm liền, anh chị như an ủi được phần nào. Nhưng đi cùng với ánh mắt chan chứa hy vọng là một nỗi lo và sự tủi hờn vô bờ bến của những người cha, người mẹ bất hạnh: mình đã không lo cho con được ăn học tử tế, có khi nó phải bỏ học để nuôi mình cũng nên!
“Chúng nó khổ hết chỗ nói, thiếu ăn xảy ra thường xuyên, bà con tui cũng thỉnh thoảng mới giúp được bó rau, bát gạo vì ai cũng nghèo cả”, chị Nguyễn Thị Lan, hàng xóm cho biết thêm. Theo lời kể của chị, tiếng sét tai hoạ xảy ra 10 năm trước còn làm cho tivi, bóng đèn của nhiều gia đình trong thôn nổ tung, nhưng rất may không thiệt hại về người ngoại trừ gia đình anh Ôn.
Bất hạnh ập xuống đã 10 năm ròng nhưng nó không làm dập tắt hết hy vọng trong căn nhà nhỏ. Họ vẫn đang thầm mong vào một phép màu đó. Họ mong những giấc ngủ yên bình cho người con út hay cái trở mình thao thức đừng đến quá vội với người con trai đầu lòng đáng thương.