Tác giả Chủ đề: Bài học từ đời thường...  (Đã xem 18970 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi Sonnynhan

Trả lời #29 vào: 14-09-2011 16:39:17
Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là \\\"Câu chuyện bát mì\\\"..Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.



o O o


Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.

Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.

- Xin mời ngồi!

Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:

- Có thể... cho tôi một… bát mì được không?

Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.

- Đương nhiên… đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.

Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:

- Cho một bát mì.

Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. “Ngon quá” - thằng anh nói.

- Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.

Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: “Thật là ngon ! Cám ơn !” rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.

- Cám ơn các vị ! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.

Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.

- Có thể… cho tôi một… bát mì được không?

- Đương nhiên… đương nhiên, mời ngồi!

Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:

- Cho một bát mì.

Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:

- Vâng, một bát mì!

Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:

- Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?

- Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.

Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: “Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!”

Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.

- Thơm quá!

- Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá!

- Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!

Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.

- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!

Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.

Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là “200đ/bát mì” và thay vào đó giá của năm ngoái “150đ/bát mì”. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy “Đã đặt chỗ”. Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đêu đã lớn rất nhiều.

- Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.

Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:

- Làm ơn nấu cho chúng tôi…hai bát mì được không?

- Được chứ, mời ngồi bên này!

Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy “Đã đặt chỗ” đi, sau đó quay vào trong la to: \\\"Hai bát mì”

- Vâng, hai bát mì. Có ngay.

Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi.

Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.

- Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!

- Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?

- Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.

- Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.

Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.

- Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!

- Hả, mẹ nói thật đấy chứ?

- Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.

- Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.

- Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên!

- Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!

- Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.

- Có thật thế không? Sau đó ra sao?

- Thầy giáo ra đề bài: “Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?” Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: “Ba bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc”. Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: “Vào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn”. Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: “Cố gắng lên ! Chúc hạnh phúc ! Cám ơn !”

Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.

- Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.

- Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?

- Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: “Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vả về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được… Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con.”

Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:

- Cám ơn! Chúc mừng năm mới!

Lại một năm nữa trôi qua.

Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy “Đã đặt chỗ” nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện.

Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.

“Việc này có ý nghĩa như thế nào ?” Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai “cũ” trở thành “cái bàn hạnh phúc”, mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này.

Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua.

Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn… Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.

Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên.

Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:

- Làm ơn… làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?

Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói:

- Các vị… các vị là…

Một trong hai thanh niên tiếp lời:

-Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lức để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.

Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói:

- Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao ? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên!

Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:

- Ồ phải… Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.

Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:

- Có ngay. Ba bát mì.


o O o


Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm. Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng : chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt ,nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.

Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả Nhật Bản. Có người nhận xét rằng : \\\"Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt.\\\" Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động.

Sưu tầm.!

 


Ngủ rồi datpleiku90

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 19
  • Thích 0
Trả lời #28 vào: 14-09-2011 13:28:52
Đạt nghĩ người phụ nữ trả lời cậu bé như vậy không có gì sai cả chỉ thiếu mà thôi! đứa bé có thể sẽ bị mặc cảm với cuộc sống bởi bàn tay tật nguyền của mình thì chác chắn trong tâm thức chú bé một câu hỏi thường trực? Liệu tay mình có như cánh tay của bao người khác hay không...và dẫu nếu còn quá nhỏ chưa nghĩ được sâu xa như vậy cũng sẽ cảm thấy rất buồn vì mình không giống với mọi người. Những suy nghĩ của đứa bé đã thốt ra thành lời: \\\"Ngoại ơi! con ăn ngoan, ăn nhiều thì ngón tay của con sẽ mọc lại phải không ạ?\\\" Lúc này người phụ nữ như là cứu cánh, những lời nói có thể sẽ là bước đệm, chỗ dựa, động lực cho đứa bé. Thực tế người phụ nữ đã nói dối, nhưng nó là chất xúc tác tốt với đứa bé. Nếu phụ nữ nói thêm\\\" Ừ, Con không chỉ phải ăn ngoan thôi đâu, mà còn phải hoc ngoan, làm ngoan giúp đỡ bố mẹ, biết vâng lời thì sau này con sẽ có tiền khi đó con có làm ngón tay mình mọc ra theo sự tiến bộ của y học. Như thế là chọn vẹn hơn đối với đứa bé\\\"^^ Hihi đó là suy nghĩ của Đạt. Cám ơn bài viết và câu hỏi đặt ra khá thú vị!

 


Ngủ rồi slim

  • Tích Cực
  • **
  • Bài viết: 185
  • Thích 0
Trả lời #27 vào: 08-08-2011 14:04:05
Tôi xin chia sẽ câu chuyện mà tôi nhớ mãi sau khi đọc một lần từ rất lâu ...




   Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu người cha. Cậu con trai trạc mười tám mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là học sinh...

   Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi: \\\"Cho hai bát mì bò!\\\", cậu nói to. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, bảo tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, thực ra thì tiền không đủ, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười với với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý.

   Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: \\\"Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!\\\". Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. \\\"Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội.\\\" Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên đó là, cái cậu con trai đó không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, mà cứ im như thóc đón nhận miếng thịt từ bát của cha, rồi lại lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về.

   Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. \\\"Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt.\\\" Ông lão cảm động nói. Kẻ đứng ngay bên cạnh là tôi, chợt toát hết cả mồ hôi, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: \\\"Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này\\\". \\\"Ừ... ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò thực ra cũng có chất lắm đấy.\\\"

   Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai cha con họ.

   Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò vừa thái, bà chủ dẩu dẩu môi ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại:

   \\\"Anh để nhầm bàn rồi thì phải, chúng tôi không gọi thịt bò.\\\"

   Bà chủ mỉm cười bước lại chỗ họ:

   \\\"Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng. \\\" Cậu con trai cười cười, không hỏi gì thêm.

   Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa. Chúng tôi cứ im lặng chờ cho hai cha con ăn xong, rồi lại dõi mắt tiễn hai cha con ra khỏ quán. Mãi khi cậu Trương đi thu bát đĩa, đột nhiên kêu lên khe khẽ. Hoá ra, đáy bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò, được viết trên bảng giá của cửa hàng. Cùng lúc, tôi, bà chủ, và cả cậu Trương chẳng ai nói lên lời, chỉ lặng lẽ thở dài, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng.


Sưu tầm

Chúc cả nhà đầu tuần vui vẻ!

 


Ngủ rồi Lệ Nguyễn

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 44
  • Thanked: 18 times
  • Thích -1611
  • Giới tính: Nữ
  • Hạt Cát
Trả lời #26 vào: 06-08-2011 15:45:29
Hai mươi đô la


Một nhà diễn thuyết nổi tiếng đã bắt đầu buổi nói chuyện của mình bằng cách đưa ra tờ giấy bạc trị giá 20 đô la. Trong gian phòng có 200 khán giả, anh ta cất tiếng hỏi: \\\"Ai muốn có tờ 20 đô la này?\\\".
Những bàn tay bắt đầu giơ lên. Anh ta nói tiếp: \\\"Tôi sẽ đưa tờ 20 đô la cho bạn - nhưng điều đầu tiên, hãy để tôi làm việc này!\\\"
Anh ta vò nhàu tờ 20 đô la. Sau đó, anh ta lại hỏi: \\\"\\\"Còn ai muốn tờ bạc này không?\\\". Vẫn có những bàn tay đưa lên.
\\\"Ồ, vâng, nó sẽ như thế nào nếu tôi làm thế này?\\\" - nói rồi anh ta quẳng nó xuống sàn và giẫm giày lên. Sau đó, anh ta nhặt tờ bạc lên, bây giờ trông nó đã nhàu nát và dơ bẩn. \\\"Nào, ai còn muốn có tờ bạc này nữa?\\\". Vẫn còn những bàn tay đưa lên
\\\"Những người bạn của tôi, tất cả các bạn phải học một bài học rất giá trị. Không có nghĩa gì đối với những việc tôi làm với đồng tiền, bạn vẫn muốn có nó bởi vì nó không giảm giá trị. Nó vẫn có giá trị là 20 đô la. Nhiều lần trong cuộc sống của chúng ta, bạn bị rơi ngã, bị \\\"vò nhàu\\\" và bị vẩn đục bởi những quyết định mà chúng ta làm và những hoàn cảnh đến với chúng ta. Chúng ta cảm thấy hình như chúng ta trở nên vô giá trị; nhưng không có nghĩa lý gì những gì đã xảy ra, bạn sẽ không bao giờ mất đi giá trị của mình. Dù thế nào đi nữa, bạn cũng là vô giá với những người yêu thương bạn. Giá trị của cuộc sống chúng ta được quyết định không phải do những gì chúng ta làm hoặc người mà chúng ta quen biết, mà bởi... chúng ta là ai.
Bạn thật đặc biệt - đừng bao giờ quên điều đó!\\\"

Sưu tầm

 


Ngủ rồi Xích lô Sài Gòn

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 11
  • Thích 0
Trả lời #25 vào: 04-08-2011 01:11:05
Bài học từ con Lừa

Ngày kia, con lừa của một nông dân bị rơi xuống giếng. Con vật kêu la thảm thiết hàng giờ và người nông dân không biết phải làm gì. Cuối cùng, vì con lừa cũng đã già yếu và dù sao cái giếng cũng phải phá đi, nên ông thấy việc cứu con vật cũng không đem lại ích lợi gì nhiều.

Ông mời tất cả hàng xóm đến và nhờ mỗi người giúp một tay. Họ cầm xẻng lên và bắt đầu lấp miệng giếng. Mới đầu, chú lừa ý thức điều gì đang xảy ra và kêu la dữ dội. Sau đó, trước sự ngạc nhiên của mọi người, con vật im bặt. Sau khi đổ thêm vài xẻng đất, người nông dân nhìn xuống đáy giếng và sửng sốt vì điều đang chứng kiến.

Cứ sau mỗi xẻng đất đổ lên người nó, chú lừa làm một cử chỉ thật đáng kinh ngạc. Nó lắc mạnh người cho đất rơi xuống rồi trèo lên đó. Trong khi những người hàng xóm tiếp tục đổ đất lên con vật, nó cứ lắc mạnh người và trèo lên.

Chẳng bao lâu, mọi người kinh ngạc khi thấy chú lừa trèo ra khỏi giếng và cất bước chạy!

Đời sẽ đổ lên người bạn mọi thứ rác bẩn để cố nhận chìm bạn. Bí quyết để thoát khỏi hố là rũ sạch rác để ngoi lên. Mỗi khó khăn gặp phải là một viên đá giúp ta tiến lên. Nếu cố gắng không ngừng,ta có thể thoát ra khỏi những giếng sâu nhất…
Đừng bao giờ bỏ cuộc bạn nhé!
Hãy rũ mình và leo lên !

Hãy luôn tâm niệm năm nguyên tắc đơn giản sau đây.
Xin chớ quên, nhất là trong những lúc đen tối nhất của cuộc đời.

Muốn được hạnh phúc:
1. Hãy giải thoát con tim khỏi hận thù.
2. Hãy giải thoát đầu óc khỏi lo âu.
3. Hãy sống đơn giản
4. Cho đi nhiều hơn.
5. Mong đợi ít hơn.
Sưu tầm

 


Ngủ rồi Xích lô Sài Gòn

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 11
  • Thích 0
Trả lời #24 vào: 30-07-2011 11:57:00
Gửi tặng các bạn bài viết sau của XLSG. Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ!

Củ khoai lang và những chiêm nghiệm

Mấy hôm nay Sài Gòn mưa tầm tả, xích lô ế ẩm. Dạo qua các khu phố trong mưa, mùi khoai lang nướng từ những chiếc xe bán dạo của người tha phương bốc lên mà không kìm nén được những ký ức đói nghèo…

Tôi còn nhớ, ngày nhỏ, buổi xế chiều lũ trẻ chúng tôi chỉ có nồi khoai lang luộc dằn bụng. Khi mẹ đổ nồi khoai lang ra rổ, lũ trẻ chúng tôi luôn nhanh tay chọn những củ to và ngon trước. Mỗi lần tôi gạt củ khoai nhỏ và kém ngon qua một bên để lựa củ ngon, mẹ tôi lại nhặt những củ tôi vừa loại ra cho lại vào nồi. Tôi lại gạt, lại chọn… Mẹ tôi lại lấy thứ tôi gạt ra cho lại vào nồi!

Mới ăn được hai củ thì cái rổ hết nhẵn khoai mà bụng còn đói, tôi thò tay vào cái nồi của mẹ thì bị ngay một cái đánh nhẹ vào tay kèm theo câu hỏi: Đây là những củ khoai lúc nãy con đã loại ra đúng không? Tôi im lặng, mẹ giải thích thêm:
-Khi con chọn những củ khoai ngon nghĩa là người khác phải ăn những củ kém ngon hơn.
-Khi con ăn củ khoai ngon trước, những củ kém ngon hơn sẽ mất giá trị đi rất nhiều. Nếu con ăn củ kém ngon trước, rồi đến củ ngon, giá trị của củ ngon sẽ tăng lên. Tương tự, khi ăn trái cây, con phải chọn loại ít ngọt để ăn trước, sau đó mới ăn đến loại ngọt hơn…

Khi tôi lớn, thỉnh thoảng mẹ lại nhắc lại chuyện củ khoai lang và dặn dò thêm:
-Nếu cuộc đời cho con vất vả trước để sau đó thành công, con phải biết cảm ơn điều đó!
-Nếu con chỉ chơi với bạn tốt, con sẽ không cảm nhận hết những điều tốt trong họ. Vì thế khi con gặp phải vài người bạn xấu, con hãy cảm ơn cuộc đời!
-Nếu con muốn vui sướng nơi thiên đàng, trước tiên con phải biết buồn khổ trong đời thường. Nếu không con sẽ mãi đi tìm một thiên đàng khác trên thiên đàng!
-Dù con có ra biển lớn, cuộc đời con cũng sẽ gặp những chuyện như nồi khoai lang của mẹ mà thôi. Trong đó có củ ngon, củ dỡ, mỗi củ đều có giá trị của nó nếu con biết cách ăn…

Rồi khi tôi lớn hơn, tập tành làm ăn rồi gặp thất bại. Mẹ lại nhắc khéo: Trong làm ăn, đôi khi con phải biết chọn củ ngon trước!

Điều này khác với những gì trước kia mẹ dạy. Khi tôi thắc mắc thì mẹ lại lấy một củ khoai méo mó đưa ra giải thích: Chỗ móp này trên củ khoai là do bị hòn đá chèn, nó phải “chuyển mình” để tồn tại. Vì sao củ khoai này nó lớn được khi bị một hòn đá chèn ngang? Vì nó đã học theo nước, khi nước trong bình thì nó là hình cái bình, khi nước trong ly thì nó là hình cái ly… Và hãy học nghị lực của củ khoai, khi gặp đá, nó không hề run sợ…!

Như con thấy, chẳng có củ khoai nào giống củ khoai nào, nhưng tất cả đều có lý do và ý nghĩa của nó… Con hãy bắt đầu các triết lý lớn lao bằng những thứ nhỏ nhặt nhất! Như củ khoai lang của mẹ…


XLSG

Chúc các bạn trên NTCM cuối tuần vui vẻ!

 


Ngủ rồi Sunny_night

  • Thành Viên Gắn Kết
  • Người Tôi Cưu Mang
  • ****
  • Bài viết: 1.169
  • Thanked: 842 times
  • Thích 11
  • Giới tính: Nữ
Trả lời #23 vào: 20-07-2011 21:14:32
Bây giờ \\\"có vẻ như\\\" chúng ta mải mê chạy theo giá trị kinh tế hơn... Điều đó ko xấu vì nó sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của xã hội nhưng bên cạnh đó cũng nên duy trì và phát triển những giá trị tốt đẹp, nhất là ứng xử giữa \\\"người với người\\\" từ những điều rất nhỏ.
Hồi nhỏ, em còn nhớ như in bố mẹ luôn dạy từ những điều nhỏ nhất như những gì anh Xích lô SG vừa kể trên đó, rồi sau thành thói quen (dù hồi nhỏ chưa ý thức được nhiều nhưng vì  bố mẹ dạy thế, vì sợ bố mẹ...nên phải làm theo, làm lâu thành thói quen tốt, sau này cứ giữ mãi như thế).
Vì thế em nghĩ nền tảng giáo dục từ gia đình và từ trường học khi còn nhỏ là rất quan trọng để hình thành hành vi ứng xử của một con người. Em còn nhớ mẹ dạy từng cách cầm đũa để ko chĩa vào người khác khi ăn, có khách thì phải đặt thức ăn gần khách hơn, phải so đũa cẩn thận ko để đũa thấp đũa cao, ăn thì phải mời từ người lớn tuổi xuống, đến nhà ai thấy nhà họ đang ăn cơm thì phải về, ăn cơm thì phải gắp rau trước và khi nào người lớn gắp thức ăn rồi mình mới được gắp... Khách đến nhà chơi thì phải chạy ra chào, rót nước cho bố mẹ và khách rồi đi chỗ khác chứ ko được ngồi hóng chuyện... Nhiều nhiều điều nữa...
Sẽ có bạn cho rằng đó chỉ là những điều nhỏ nhặt quá mức và nếu ko như thế thì ta vẫn có thể sống tốt, nhưng những điều nhỏ nhặt sẽ làm nên những điều lớn lao, và dần dần nó sẽ in đậm vào cách thức giao tiếp ứng xử của mỗi cá nhân khi ra ngoài xã hội...
Bản thân em cũng ko thích những nghi lễ quá rườm rà, khách sáo, lễ nghi quá mức cần thiết, nhưng những điều cơ bản thì có lễ tất cả mọi người đều nên cố gắng để thực hiện vì suy cho cùng nó cũng ko quá khó để thực hiện đúng ko ạ?
Cảm ơn anh Xích lô SG luôn có những bài học giản dị như thế này.

“Thở vào thở ra
Là hoa tươi mát, là núi vững vàng,
Nước tĩnh lặng chiếu, không gian thênh thang...\"
 


Ngủ rồi Xích lô Sài Gòn

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 11
  • Thích 0
Trả lời #22 vào: 20-07-2011 21:04:49
Chào cả nhà!
Lâu rồi mới quay lại diễn đàn, có câu chuyện nhỏ tặng mọi người.

Giúp ai tốt hơn?


Nhóm anh em chúng tôi có mấy người thỉnh thoảng cũng góp nhặt đôi đồng lẻ làm từ thiện cho thanh thản tuổi già. Nhưng trong làm từ thiện, mỗi người một quan điểm, đôi khi dẫn đến bất đồng.

Anh bạn lớn tuổi nhất thường muốn giúp những em nghèo khó học giỏi.
Quan điểm này bị một người trong nhóm không đồng tình, anh này đặt câu hỏi khó:
-Vậy, giúp tụi nó học giỏi, sau này thành ông này bà nọ ai dám chắc là nó không tham ô, không làm việc hại nước hại dân?

Một người khác lại chỉ muốn giúp những người nghèo nhưng phải là người nghèo tốt. Anh này cũng bị một câu hỏi khó trong nhóm:
-Mày có cơm ăn, nhà ở đàng hoàng. Được học hành tử tế như vậy liệu đã tốt hòan tòan chưa mà đòi hỏi người khốn khó phải tốt?

Một người bạn nữa thì khi giúp lại hay ra điều kiện:
-Chú mày nhận tiền anh thì phải theo tôn giáo của anh, theo quan điểm sống của anh.
Quan điểm này cũng không được trong nhóm đồng tình nhiều.

Có một anh bạn khác lại theo trường phái: Thương cho roi cho vọt. Thấy ai nghèo thì anh giúp hết sức, nhưng làm điều xằng bậy thì bị anh la xối xả… Quan điểm này cũng không được đồng tình nhiều.

Duy chỉ có một ông anh ít nói trong nhóm thì gặp ai cũng giúp, chẳng cần biết họ thông minh hay ngu dốt, chẳng cần biết họ siêng năng hay lười biếng, chẳng cần biết ai tốt bụng hay xảo trá. Quan điểm của anh này là: Thà giúp nhầm hơn bỏ sót. Và hãy vui với những gì mình làm…

Tôi thì tùy theo trường hợp mà theo mỗi quan điểm. Đôi khi cũng thấy rối trong lòng…
Mong các bạn cho một lời khuyên.

Cảm ơn các bạn!

 


Ngủ rồi Xích lô Sài Gòn

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 11
  • Thích 0
Trả lời #21 vào: 22-06-2011 00:18:06
Kính trên, nhường dưới


Chào cả nhà!
Có thể tôi quá cổ hủ, già nua, không theo kịp với sự đổi thay của xã hội hiện đại. Cũng như nhiều bài viết trước, những chia sẻ của tôi sau đây cũng chỉ mang tính nhắc nhớ, không hẳn là chân lý sống…

Thế hệ chúng tôi trước đây được gia đình và nhà trường dạy rất kỹ về các lễ nghi “kính trên, nhường dưới”.  Trong bài viết này tôi chỉ liệt kê ra một vài chuyện nhỏ, không khó thực hiện để làm ví dụ cho sự cổ hủ của mình:

-Khi xưng hô thì theo nguyên tắc: Xưng khiêm, hô tôn.
Nghĩa là khi xưng với người khác thì phải khiêm nhường, có thể mình ở  bậc cao hơn, tuổi và địa vị cao hơn nhưng phải khiêm tốn. Ví dụ, biết người kia ít tuổi hơn mình nhưng trong xưng hô vẫn gọi người kia là anh.
Hô tôn nghĩa là khi nói với người khác, biết họ dưới bậc mình nhưng khi xưng hô thì phải xem như bậc trên hoặc ngang hàng.

Ngày nay, tôi vẫn nghe mấy anh chỉ mới là tổ trưởng tổ bảo vệ thôi cũng đã oang oang: “Để em nói mấy thằng lính em nó làm…”. Mấy cậu choai choai cũng khóai dùng từ “lính lác” để thể hiện mình.

-Khi ngồi vào bàn ăn, người ít tuổi không được phép cầm đũa trước người lớn tuổi hơn mình. Nếu đói hay vội quá thì phải xin phép ăn trước chứ không tùy tiện…

-Khi ăn, mình là người nhỏ tuổi thì phải để ý đến đũa, muỗng, chén bát đã đủ chưa? Nếu chưa thì chính mình là người chủ động đi lấy, không để người lớn tuổi làm.

-Trao hay nhận vật gì từ người lớn thì phải dùng hai tay.

-Ra đường, thấy người già yếu, trẻ nhỏ khiêng vác nặng phải biết phụ giúp.

-Trước khi rời khỏi nhà là phải “thưa bà/thưa ông con đi làm!” Khi về cũng thế, phải chào hỏi đàng hoàng.

-Mỗi sáng thức dậy, có thể hỏi thăm ông bà bằng một câu rất đơn giản: “Đêm qua ông/bà ngủ ngon không?” Khi người lớn đang nghỉ ngơi thì cần phải “đi nhẹ, nói khẽ”.

-Gặp cụ già ở trong hòan cảnh, cự  ly gần, có thể giao tiếp được thì phải cúi đầu chào dù không quen biết.

-Vào bệnh viện, mua hàng, cắt tóc, đi đường… nếu không quá gấp thì nên nhường cho người già yếu, trẻ nhỏ lên trước.

-Không ho, không khạc nhổ, không kể chuyện dơ bẩn khi người khác đang ăn uống, đặc biệt là người lớn.

Tôi không cổ xúy cho lễ nghi rườm rà, mang tính hình thức nhưng cũng không muốn bỏ hết những điều tốt đẹp, mang tính truyền thống. Sự sẻ chia, nhường nhịn là một đức tính tốt, nó cần được gieo ý niệm, rèn luyện từ những hành vi nhỏ thường ngày…

Lễ nghi chỉ là hình thức thể hiện bên ngòai, nếu lễ nghi không được thực hiện bằng sự chân thành của tấm lòng thì lễ nghi đó cũng là thứ bỏ đi. Lễ nghi là “cái áo” của tấm lòng, chung quy lại, trong tất cả lễ nghi đó dạy cho ta biết hy sinh, nhường nhịn và kìm nén cái tôi. Việc ấy cũng cần để trui rèn cho một nhân cách sống biết sẻ chia, trách nhiệm hơn với cuộc sống. Lễ nghi nhiều khi cũng bị con người lạm dụng, khi nó bị \\\"dùng nhầm\\\" một cách phổ biến thì dễ bị hiểu nhầm là xu nịnh, giả tạo.

Lễ nghi cũng thiên biến, vạn hóa như ngũ hành âm dương, nhưng chắc chắn điểm khởi đầu của nó là sự chân thành và kính mến. Ví dụ, khi sơ giao thì người ta có thể là “Xưng khiêm, hô tôn”, nhưng khi đã thân thiết thì có thể tao mày, con lợn, con heo… với một ánh mắt vui vẻ, thân tình.

Nhưng bây giờ, dường như những điều đó ít được nhắc đến, các phụ huynh thì bận rộn với việc con học đàn, học ngoại ngữ… Giáo viên  thì chạy theo bài giảng đã hụt hơi. Khi những chuyện nhỏ trong nhà không được ươm mầm thì làm sao trách các em khi đi xe bus không biết nhường người lớn, ra đường chỉ biết chen lấn, đi làm chỉ biết kèn cựa…?!

Tôi biết nhiều bạn trẻ do khi nhỏ không được chỉ bảo nên quen với cách hành xử \\\"tự phát\\\". Đến khi nhận thức được, muốn thay đổi thì ngại ngần, sợ bị nghi kị là \\\"khách sáo\\\". Tôi nghĩ, nếu thực hiện lễ nghi bằng một tấm lòng chân thành thì các bạn sẽ sớm loại bỏ được từ \\\"khách sáo\\\" đó...

Cảm ơn và chúc các bạn vui!

 


Ngủ rồi bymyside4

Trả lời #20 vào: 16-06-2011 18:34:10
Trích dẫn
- Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.

Thương bà cụ quá, tất cả đều bắt đầu từ những điều giản dị. Các bạn hãy dành thời gian để đọc câu chuyên nha

 


Ngủ rồi Xích lô Sài Gòn

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 11
  • Thích 0
Trả lời #19 vào: 16-06-2011 16:23:01
Câu chuyện về bà cụ bán rau


Mua rau không chú ơi?
Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.

-Mua hộ tôi mớ rau...!
Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. \\\"Mình thương người thì ai thương mình\\\" - cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.
***

Mấy ngày sau...

- Mua hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.
- Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!
Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ.

Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:
- Rau này bà bán bao nhiêu?
- Hai nghìn một mớ - Bà cụ mừng rỡ.
Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.
- Sao chú mua nhiều thế?
- Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!
Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.

Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ...

-Nghỉ thế đủ rồi đấy!

Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ.

Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.

Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.

Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện.

Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:
- Bà bán rau chết rồi.
- Bà cụ hay đi qua đây hả chị? - chị bán nước khẽ hỏi.
- Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác.
- Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.

Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.

Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia. Gã không ngờ...!

Sưu tầm - không rõ tác giả.

 


Ngủ rồi fullmoon_107

  • Thành Viên Gắn Kết
  • Người Tôi Cưu Mang
  • ****
  • Bài viết: 712
  • Thanked: 88 times
  • Thích 0
Trả lời #18 vào: 04-06-2011 23:30:52
Ngồi đọc hết mấy bài viết của các anh chị,nhận ra một điều có những việc rất đời thường nhưng lại đầy ý nghĩa....!!!
Fullmoon cũng xin viết về một câu chuyện, nhân vật chính là bạn học cấp 2 của moon, Cô ấy đã lấy sự thật về mình để viết một bài Văn dự thi tại cuộc thi \\\" Viết về Cha Tôi\\\". bài thi đã được giải nhất và được đăng trên báo Phụ Nữ. Vì câu chuyện quá cảm động nên Moon đã giữ lại bài báo đó suốt 7 năm. Xin chia sẽ với mọi người về câu chuyện.
GIỌT NƯỚC MẮT HẠNH PHÚC
Trong ngôi nhà nhỏ khá ngăn nắp và gọn gàng, có một người đàng ông với gương mặt hiền hậu tuổi chừng ba mươi mấy và một đứa con gái xinh xắn chừng năm, sáu tuổi sống với nhau. Đó là hai cha con.
Tuy đạp xích lô nhưng ông chưa bao giờ để con thiếu thốn thứ gì. Trong khu nhà ổ chuột này Nó là đứa bé được cưng chiều nhất. Có lẽ ông làm vậy để bù đắp tình mẹ trống vắng trong Nó chăng? Hằng ngày lo xong bửa ăn sáng ông lấy xích lô đưa Nó đi học. Đến trường Nó nhau nhẩu xuống xe miệng cười toe toét: \\\" thưa ba con đi học\\\", ông tươi tỉnh đáp:\\\" ừa ráng học giỏi nha con gái\\\" vừa nói ông vừa gúi vào tay nNó một ít tiền và nói theo\\\" để ăn kẹo\\\". Chiều ông chạy từ bếnh xe về đón Nó, giữa phố phường đông đúc nào nhiệt, Nó thao thao kề cho ba nghe chuyện ở lớp: nào là hôm nay có bạn mới ở trường khách chuyển về, nào là bạn Hùng bị mẹ lôi xệch xềnh xin cô cho vào lớp khi lớp chuẩn bị ra chơi với lý do Hùng mê \\\" ngủ nướng\\\". Bỗng nhiên Nó quay lại hỏi:\\\" thế mẹ con đâu hởi Ba\\\". Nụ cười trên môi ông tắt lịm đầy bối rối, sực nhớ mỗi lần nhắc đến mẹ Ba đều không vui, Nó cảm thấy dường như mình có lỗi rồi Nó lớn tiếng\\\" Nhưng con thích Ba hơn, chứ có mẹ hung dữ như mẹ bạn Hùng thì ớn lắm\\\". Nói đoạn Nó lè lưỡi, rụt vai, trông điệu bộ lí lắc của Nó người cha mĩm cười nhẹ nhõm. Ngày tháng trôi qua hai cha còn quấn quýt bên nhau đầy ắp tiếng cười.

Những tràng cười không còn kéo dài nữa khi mọi chuyện dường như đã vào quá khứ một cách nhanh chóng, khi con bé càng lớn Nó biết đòi hỏi này nọ về vật chất. Nó đâm ra ngàn ngẩm với cái nghèo, với cái gọi đói cho sạch, rách cho thơm. Ở cấp 2 nó không còn sôi nổi kể về người cha tốt bụng hay giúp đỡ người khách, cần mẫn lao động một cách chân chính và dĩ nhiên là nghèo sơ xác. Nó ước ao phải chi mình sinh ra trong một gia đình khá giả nào đó để sớm hôn khỏi đi về trong con hẻm vừa nhỏ vừa gồ ghề thoảng mùi hôi. Rồi đâm ra trách móc ông, hỏi về mẹ thì chỉ thấy ông đau khổ. Những lúc ấy Nó chỉ muốn nổ tung vì tức. Ngày nọ Nó nói với ông:\\\" con sẽ tự đi học\\\", rồi Nó quay vào dọn cơm. Giữa căn nhà trống, ông đứng lặng yên như mất đi một thứ gì đó ông thấy hụt hẫng. Sáng nay sau khi ăn cơm chiên xong ông kéo xe ra, ngầm quan sát Nó rồi bảo:\\\" COn nhớ ăn sáng rồi hãy đi học\\\", Nó dạ một cách ỡm ờ. Sắp đến giờ d0i học, Nó vô kéo hộc tủ đựng giấy tờ quan trọng để lấy bản khai sinh để lúc nửa nộp cho cô chủ nhiệm làm hồ sơ thi chuyển cấp, chợt thấy một quyển sổ cũ kỹ nằm trong hốc, Nó tò mò lật ra xem.
Ngày...
Không biết ai độc ác đến nỗi bỏ một đứa bé còn đỏ hỏn dưới chân cầu thế này? À có một lá thư, thì ra là thư tuyệt mạng và vài lời gửi gắm viết sơ xài của một bà mẹ trẻ nào đó. ngày.....
Thời gian trôi qua nhanh chợp mắt đã được 6 tuổi rồi. Hôm nay là ngày đầu tiền Nhi ( tên Nó) đến trường, trông con bé đáng yêu làm sao.
Ngày....
Anh Tư hàng xóm thật buồn cười khi bảo mình lập gia đình đi kẻo trễ. Sao mà được trong khi cuộc sống hai cha con đã khó khăn lắm rồi, vả lại người phụ nữ đó không thương yêu Nhi thì sao? lúc đó tội nghiệp con gái tôi lắm!
Ngày...
Xinh lỗi con gái bé bỏng vì cha mà con thấy mặc cảm trước bạn bè. lần đầu tiên thấy con cha thật ích kỹ khi không tìm gửi con vào một gia đình khá giả hơn. lắm lúc cha giận mình vô dụng, chỉ biết yêu con mà không thể làm cho con hạnh phúc. Ngoài ra ba rất sợ, sợ một ngày dòng đời cuốn con đi khỏi vòng tay cha khi con khôn lớn. hy vọng con luôn kiên cường, đứng vững trước những cám bẫy cuộc đời. Đêm nay thiên thần của ba ngủ thật ngon, ba yêu con nhiều...
Mắt Nó nhoa đi từ bao giờ, gập cuổn nhật ký của ba lại Nó lao thẳng đến bến xe trong cơn mưa đầu mùa. Những giọt nước đập vào mắt nó làm vỡ những giọt nước mắt đua nhau chảy. Bặm môi lại Nó thấy nước mắt thật ngọt, Ngọt như cái thửa nó còn tắm mưa..........

 


Ngủ rồi Chôm Chôm

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 4
  • Thích 0
Trả lời #17 vào: 04-06-2011 20:16:53
Cảm ơn anh Xích lô Sài Gòn đã cho mọi người biết đến những bài học thật hay. Chôm Chôm rất thích những câu chuyện anh kể.

Mong gặp anh nhiều hơn nữa qua những bài học trên DD này.

Chúc anh và gia đình cuối tuần vui vẻ.

 


Ngủ rồi Xích lô Sài Gòn

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 11
  • Thích 0
Trả lời #16 vào: 04-06-2011 17:21:16
Tuần này Xích Lô Sài Gòn xin gửi đến các bạn câu chuyện kể của một người làm trong lĩnh vực ngân hàng, đó là chị ĐỖ THỊ HUỲNH HOA. Những câu chuyện kể dưới đây của chị cho thấy có nhiều cách để đối xử với một hành vi xấu. Khoan dung và tha thứ sẽ gieo nhân gặt quả tốt lành.

Chuyện đời qua máy ATM
[/b]
Thời gian ấy, tôi đang làm trưởng phòng giao dịch của Vietcombank tại Khu chế xuất Linh Trung 2 (Q.Thủ Đức, TP.HCM).
Buổi chiều đó, một khách hàng vào quầy giao dịch làm thủ tục định chuyển cho người thân số tiền 17 triệu đồng. Nhân viên ngân hàng kiểm tra thấy tài khoản chỉ còn mấy chục ngàn đồng nên trả lệnh lại cho khách, anh này cự: “Tôi mới ra máy ATM kiểm tra xong còn hơn 17 triệu mà chị nói gì vậy” và lấy ví ra, lúc đó mới phát hiện thẻ ATM bỏ quên ngoài máy. Anh chạy vội ra thì thẻ còn trên khe máy nhưng đã bị rút mất 17 triệu đồng.


Gương mặt cúi gằm
Những ngày đó, camera bị trục trặc, đang được sửa chữa, tuy vậy chúng tôi có cách để kiểm tra. Chỉ bằng vài biện pháp nghiệp vụ đơn giản, tôi đã xác định thủ phạm là anh T., nhân viên bảo vệ của công ty vệ sĩ mà ngân hàng chúng tôi thuê. Anh này thấy thẻ ATM của khách hàng vẫn còn trong máy và đang hiện dòng chữ “Bạn có muốn thực hiện giao dịch khác không?” nên bấm “có” rồi chuyển 17 triệu đồng sang tài khoản của mình.

Mỗi khi ra về, tôi thường nán lại trò chuyện và hỏi thăm gia cảnh từng bảo vệ nên biết anh T. nhà ở Đồng Tháp, nhà nhiều người nhưng ruộng ít, cày cuốc mãi không đủ sống nên để gia đình dưới quê, lặn lội lên đây làm bảo vệ, lương ít ỏi phải chừa ra một khoản gửi về quê cho vợ phụ nuôi con nhỏ. Số tiền 17 triệu đồng anh chiếm đoạt qua ATM đủ cấu thành tội phạm hình sự, nếu tôi báo công an, cuộc đời anh coi như tạm đóng lại, gia đình bị ảnh hưởng; còn báo cơ quan thì anh bị đuổi việc ngay.

Trong năm phút suy nghĩ, tôi bước ra gọi anh vào phòng, khép cửa lại và nhìn anh, anh cúi gằm mặt, xanh mét. Tôi nói với anh vì thấy tội cho anh và vợ con nên tôi xử lý bằng cách chuyển trả lại 17 triệu đồng cho khách hàng và câu chuyện chỉ có tôi và anh biết, khuyên anh đừng bao giờ làm những chuyện như vậy nữa.

Anh chỉ lí nhí cảm ơn, mắt đỏ lên và bước ra ngoài. Anh làm thêm một tuần và sau đó xin chuyển công tác.

Cầm tiền người khác làm chi!
Người phụ nữ, mãi sau này tôi mới biết tên là Trần Thị Hoa, đến máy ATM của chúng tôi rút tiền, lơ đễnh thế nào mà để quên cái ví trên bệ máy. Đến chỗ để xe, nhớ ra, chị vội vã quay vào thì cái ví đã biến mất. Trong ví có hơn 4 triệu đồng, một số thẻ, sim điện thoại, tổng trị giá hơn 6 triệu đồng, số tiền quá lớn đối với một công nhân may nên chị hoảng loạn, khóc lóc và nài nỉ những người xung quanh có cầm thì cho xin lại.

Chị nhớ có thấy một phụ nữ mặc áo hồng chen vào máy ATM nên nhờ bảo vệ can thiệp. Anh bảo vệ yêu cầu mọi người không được ra về và đề nghị người phụ nữ áo hồng mở cốp xe móc hết các túi ra để kiểm tra nhưng không có gì. Lúc đó đang duyệt chứng từ, nghe tiếng khóc la nên tôi bước ra xem.

Nghe báo cáo vụ việc, tôi yêu cầu anh bảo vệ xin lỗi chị áo hồng và bảo người mất ví (chị Hoa) để lại số điện thoại để tôi kiểm tra sau, vì nếu chị mất ví ở đâu đó thì khác nhưng đã đến khu vực do ngân hàng tôi quản lý thì tôi sẽ cố gắng làm hết sức mình tìm cho chị.

Làm xong việc, tôi ở lại thêm mấy tiếng đồng hồ rà trên camera, dùng mọi biện pháp nghiệp vụ để dò nhưng giữa chừng thì đường truyền bị ngắt để kết số cuối ngày. Đến giờ nghỉ trưa hôm sau, tôi lại mò mẫm tiếp và xác định được người phụ nữ lấy ví là chị B., công nhân công ty F. Camera cho thấy chị này đang có thai với bụng khá lớn.

Lúc đó, nếu tôi báo cho công ty F thì có nguy cơ rất cao là chị B. - dù có bầu - cũng sẽ bị đuổi việc ngay. Mò mẫm tiếp một số giao dịch của chị B., tôi tìm thấy chị này có mối quan hệ với một anh công nhân làm công ty giày ở Khu công nghiệp Bình Chiểu gần đó. Tôi gọi cho người phụ trách nhân sự của công ty giày nhờ nhắn với anh này - chồng chị B. - rằng anh nói vợ đem cái ví ra ngân hàng nộp lại.

Hôm sau chồng chị B. và một người bạn đến ngân hàng yêu cầu cho xem camera nhưng tôi từ chối và khuyên nên nộp trả những gì không thuộc của mình trước khi sự việc đi xa hơn. Tôi nói vanh vách quê quán, hộ khẩu, số CMND hai người, lý do vì sao tôi không báo việc này cho công ty chỗ chị B. làm. Anh ngồi im một lát rồi xác nhận là vợ có cầm chiếc ví và xin gặp người chủ chiếc ví để nếu trả lời chính xác những gì trong ví, vợ chồng anh sẽ trả.

Chị Hoa có lẽ cầm chắc mất ví 100% nên không để lại số điện thoại liên lạc cho bảo vệ như tôi yêu cầu. Thẻ ATM chị sử dụng lại của ngân hàng khác. Muốn biết họ tên và tìm được chỗ chị làm việc, tôi phải vận dụng đủ mối quan hệ vì ngoài số thẻ ATM hiện trong nhật ký máy ATM, không còn bất kỳ thông tin gì khác. Cuối cùng tôi cũng tìm được chị. Chị ngỡ ngàng không tin ngân hàng đã tìm lại được tài sản giùm chị.

Từ lúc bắt đầu cho đến khi chị Hoa và chị B. gặp nhau ở phòng làm việc của tôi mất gần tám ngày do tôi phải giải quyết hết công việc hằng ngày cho khách hàng xong mới có thời gian lo tới chuyện mất ví. Chiều hôm đó chị B. tới trước rồi đến chị Hoa. Chị B. vẻ mệt mỏi với cái thai khá to, dáng dấp khắc khổ, hỏi cặn kẽ chị Hoa trong ví có gì.

Khi chị Hoa trả lời chính xác, chị B. mới từ từ kể: chị thấy cái ví trên bệ máy ATM nên bỏ vào túi và đi thẳng ra cổng. Về đến nhà, thấy tiền nhiều hơn cả tháng lương nên mừng quá. Chị tính dùng tiền đó mua sắm chuẩn bị cho đứa con sắp ra đời. Đến khi chồng về nói ngân hàng đã gọi cho công ty và biết rõ gốc tích của cả hai vợ chồng thì chị hoảng hồn không ngờ ngân hàng tìm được và tìm nhanh đến vậy.

Chị Hoa gửi lại chị B. 500.000 đồng nhưng chị B. không nhận. Chị nói: “Sao đi cầm cái ví chi để rồi hai vợ chồng mất ngủ mấy đêm, lo lắng ăn không ngon ngủ không yên, còn tốn tiền khao trong nhà, giờ như cất được gánh nặng nên không dám cầm gì không phải của mình nữa”.
Và còn rất nhiều câu chuyện nữa tương tự xung quanh chiếc thẻ ATM... Như chuyện cô công nhân rút mất 500.000 đồng trong chiếc thẻ để quên của anh Nhựt, bảo vệ Công ty Sepzone Linh Trung. Tôi nhờ phòng nhân sự nhắn cô qua gặp. Tôi chỉ nói ngắn gọn là qua camera, ngân hàng nắm rõ sự việc nhưng do số tiền đã được trả lại nên ngân hàng sẽ không báo công ty làm gì. Sau đó tôi tặng cô bé quyển lịch để mỗi lần cô thấy tờ lịch là nhớ đừng làm chuyện như vậy nữa.

Rồi chuyện một cô bé từ miền Bắc vào ở nhờ nhà người chị họ, được chị giúp đi làm nhưng đã lấy CMND và giả chữ ký người chị họ đến ngân hàng rút trộm 8 triệu đồng. Nhìn camera, người chị họ bật khóc khi nhận ra thủ phạm là em bà con của mình.

ĐỖ THỊ HUỲNH HOA

Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

 


Ngủ rồi Đỗ Quyên

Trả lời #15 vào: 07-05-2011 04:06:36
Cảm ơn XLSG và các bạn đã chia xẻ những chi tiết \\\"nhỏ nhặt\\\" nhưng thú vị mà chúng ta thường gặp trong đời sống hằng ngày.

@XLSG:
Về chuyện lì xì tết và quà cáp cho thủ trưởng, có thật là bạn không hiểu tại sao không đó ?  :P

Hãy cố gắng học hỏi và tiến bộ dù chậm chạp.