Tác giả Chủ đề: Triết học và triết gia...  (Đã xem 11325 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi Nguyen Thi Thu Hue

Trả lời #5 vào: 23-10-2017 02:09:28
:)

 


Ngủ rồi banron

Trả lời #4 vào: 08-09-2010 11:13:10
Chào Rongreu và cả nhà,

Tôi định viết một bài dài cho đề tài này. Theo tôi trình bày ngắn gọn nhất cũng phải 5-6 trang, và thật khó tạo ra một sự hấp dẫn vừa đủ để bạn có thể đọc hết nhằm thỏa mãn câu hỏi của mình.

Tôi nghĩ ra một cách khác: giới thiệu lên đây cuốn \\\"Lão Tử - Đạo Đức Kinh\\\" của nhà văn Nguyễn Hiến Lê, người được xem là học giả uyên bác có nhiều nghiên cứu sâu về triết học Tiên Tần.

http://vnthuquan.net/truyen/thuyhu.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn1n2n4nqn31n343tq83a3q3m3237nvn&AspxAutoDetectCookieSupport=1

Lời văn của ông NHL sáng sủa với lối giải thích rõ ràng sẽ giúp mình dễ tiếp thu. Tuy nhiên, nếu bạn nào đã đọc qua Luận Ngữ, Mạnh Tử và Trang Tử (thêm Tuân Tử và Hàn Phi Tử càng tốt) thì sẽ thuận lợi hơn.

Sau khi đọc hết cuốn sách LT-ĐĐK này rồi chúng ta sẽ bàn luận thêm nhé.

Thân

 


Ngủ rồi oOkenOo

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 9
  • Thích 0
Trả lời #3 vào: 07-09-2010 21:26:27
Mình xin tham gia chút xíu với bạn Rongreu nha. Thực ra cũng ko rành lắm, các bạn nào lỡ đọc thấy mình nói sai có gì bỏ qua nha các bạn.  :)

Lão Tử là ai? Thực ra bạn lên wiki hay google thì cũng nói khá chi tiết rồi, nhưng theo cách hiểu biết của mình thì khi nói đến Lão Tử là nói đến Đạo đức kinh, triết lý của ông chủ trương là vô thần (giống bên Phật giáo chút xíu) và nhấn mạnh khá nhiều về khái niệm vô vi hay \\\"hành động thông qua không hành động\\\" nên thường mọi người hiểu theo nghĩa \\\"đạo của sự lười biếng\\\" (cái này chút mình nói rõ hơn) nên hình ảnh ông thường gắn với hình ảnh ông già râu tóc bạc phơ cưỡi lưng trâu và không màn thế sự. Có thể lấy ví dụ nôm na như \\\"Nếu không muốn người ta biết thì mình đừng làm\\\" vì chắc rằng khi bạn làm 1 cái gì đó thì luôn có 2 trường hợp xảy ra hoặc là có người biết (50%) hoặc là ko ai biết (50%) thì thay vì chắc ăn ko muốn ai biết thì đừng có làm (100%) :P

Khổng Tử là ai? Những câu chuyện của bạn kể trên cũng là cách Khổng Tử truyền đạt lại trong Luận Ngữ. Triết lý ông đưa giống như các \\\"mệnh đề\\\" hay những chân lý mà đại đa số con người thời điểm bấy giờ cho rằng là đúng và mình phải noi theo. Ý mình ở đây ko phải là nói ông hoàn toàn sai, ngay cả những đạo lý đó cho đến bây giờ vẫn còn đúng. Trường hợp này giống như trong vật lý có Newton với những mệnh đề luôn đúng trong khoảng thời gian khá dài để giải thích hết các hiện tượng xung quanh ta. Tuy nhiên, từ khi có thuyết tương đối của Einstein thì dường như Newton \\\"phá sản\\\"  :(  (không còn phù hợp ở 1 thời điểm khác). Có thể lấy ví dụ như mọi người trên trái đất này mở mắt ra đều thấy mặt trời mọc ở phía đông thì đó là chân lý, nhưng khi bạn lên mặt trăng hay những nơi khác ngoài trái đất thì chắc gì mặt trời lại mọc ở phía đông  :woohoo:

Trở lại với sự giống nhau và khác giữa triết lý Lão Tử và Khổng Tử, cả hai đều muốn xây dựng một con đường (đạo) đi tốt nhất trong việc giải quyết 1 vấn đề. Tuy nhiên, cách Khổng Tử đưa ra mang tính tích cực và giải quyết nhanh hơn so với Lão Tử đó là dựa vào 1 số \\\"mệnh đề\\\" hay \\\"chân lý\\\" nào đó còn cụ thể là Tam Cương, Ngũ Thường,... Chính vì thế mà thời điểm đó Nho giáo của Khổng Tử có tầm ảnh hưởng lớn và sâu rộng hơn Đạo giáo của Lão Tử.

Tạm gác một bên, mình xin kể về \\\"Chuyện ly sữa\\\".

Có một người khi mang 1 ly sữa đến cho người lạc quan uống thì người đó sẽ uống và nghĩ trong đầu và nói rằng: \\\"À, nếu anh ấy cho tui ly này thì chắc chắn anh ấy sẽ còn cho tiếp\\\". Thì với cách suy nghĩ đó người mang sữa sẽ cảm thấy hài lòng, và vui vẽ mang thêm cho anh ta đúng với những gì anh ta nói

Và cũng người đó mang sữa đến cho người bi quan thì người bi quan sẽ suy nghĩ \\\"À, nó có 1 ly sữa thôi cho rồi thì chắc gì sẽ còn có nữa nên sẽ không uống và trả lại\\\" và như thế người mang sữa cũng buồn lòng và không muốn cho thêm.

Cuối cùng thì cùng 1 sự việc nhưng ở mỗi cách nhìn thì dẫn đến cách làm khác nhau và kết quả cũng sẽ khác nhau.

Vậy trong chuyện trên, Khổng giáo dạy ta gì? Cần lạc quan thì kết thúc của người lạc quan sẽ tốt đẹp. Nhưng để biết được làm sao để lạc quan thì chỉ có Khổng Tử mới biết được (là cái mà Khổng Tử đưa ra và luôn đúng với số đông tại 1 thời điểm nhất định).

Còn Đạo giáo? Đạo giáo sẽ chỉ ra gì? Là không cần biết bạn có phải lạc quan hay bi quan do bản chất mỗi con người mỗi khác và mỗi hoàn cảnh mỗi khác thì cách tốt nhất là không uống gì hết mà sẽ thay thế bằng cách khác thay vì phải ngồi suy nghĩ mình là thế nào?

Và cũng trong ví dụ này, mình cũng nói thêm về Phật giáo. Hầu như ai cũng biết Phật giáo lấy triết lý của sự Trí tuệ để giải quyết vấn đề. Hướng dẫn cho người biết đâu là \\\"nhân\\\" của vấn đề và đâu là \\\"quả\\\" của vấn đề và dùng trí tuệ để hóa giải nó theo cách của người đó có thể giải quyết được mà không dựa vào 1 thế lực nào đó (ko dựa vào thần, thánh, ma, quỷ,...đây chính là vô thần). Như thế thì Phật giáo chỉ ta biết kết quả cả hai đường của người lạc quan và bi quan, còn việc chọn đi theo hướng nào là tùy vào khả năng từng người.

Như vậy, suy cho cùng thì tất cả các Đạo hay Tôn giáo hay một triết lý nào cũng đều đưa ra một cách giải quyết tốt nhất và hợp lý nhất một vấn đề mà người đó có thể thực hiện được.

Các bạn khác còn cách suy nghĩ nào khác ko?

 


Rongreu

  • bạn
Trả lời #2 vào: 07-09-2010 14:44:08
Xin góp thêm một vài câu chuyện của nhà triết học Khổng Tử:

Khi truyền đạo, thuyết giảng, Khổng Tử không đi thẳng vào vấn đề như người phương Tây mà dùng cách nói \\\"gián tiếp\\\",  qua những lời ám chỉ, nói bóng gió, và thậm chí là sự lặp thừa. Điều này giải thích tại sao khi nghiên cứu cần đặt các bài giảng của ông vào đúng ngữ cảnh.
Một ví dụ là câu chuyện sau:
Từ triều về nhà, nghe tin chuồng ngựa cháy, Khổng Tử nói, \\\"Có ai bị thương không?\\\"
Ông không hề hỏi về Ngựa.
[/i][/b]
Luận Ngữ
[/b][/i]
Câu chuyện không dài, nhưng có tầm quan trọng rất lớn. Ở thời ông, một con ngựa có thể đắt gấp 10 lần một nô lệ. Khi không hỏi tới ngựa, Khổng Tử thể hiện sự quan tâm lớn nhất của mình: con người.

Có lẽ bài giảng nổi tiếng nhất của ông là Quy tắc vàng:
Tử Cống hỏi: \\\"Có một chữ nào có thể dẫn dắt hành xử trọn đời không?\\\"
Thầy đáp: \\\"Có lẽ là chữ Thứ (恕)chăng? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác?\\\"
Luận Ngữ

(Điều mình không muốn đừng bắt người phải chịu thì gọi là Thứ 恕)
[/i][/b]
(Sưu tầm từ Wikipedia, internet…)
[/i]
Xin cho hỏi, có ai biết gì về Lão Tử không nhỉ? Tư tưởng Lão Tử và Khổng Tử giống, khác nhau ở những điểm căn bản nào ạ? Ai biết, xin co lời giải đáp, cảm ơn!

 


Ngủ rồi Theanh

Trả lời #1 vào: 15-07-2010 15:09:07
Có nhiều triết gia chúng ta đã nghe tên đâu đó nhưng chưa có cơ hội biết về họ cũng như tìm hiểu về tư tưởng triết lý của họ. Vậy, xin mạn phép lập ra topic này để các thành viên yêu triết học chia sẻ với nhau về kiến thức triết học.
Chủ đề chính của Topic là: Triết học và triết gia.

______________________________

Xin mở đầu bằng chủ đề: Khổng Tử và Nho Giáo

Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ngày 27 tháng 8 năm 551 trước Công nguyên (vào thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc), tại ấp Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc).

Cha của ông là Thúc Lương Ngột (cháu 13 đời của Vi Tử Diễn, anh của vua Trụ nhà Thương) là quan võ thuộc ấp Trâu, đến 70 tuổi mới lấy Nhan thị mà sinh ra ông. Năm lên ba, Khâu mồ côi cha, lớn lên, phải làm lụng vất vả để nuôi mẹ, nhưng rất ham học. Năm 19 tuổi, ông lấy vợ và làm một chức quan nhỏ coi kho. Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học. Học trò gọi ông là Khổng Phu Tử, hay gọi gọn hơn là Khổng Tử. \\\'Tử\\\' ngoài ý nghĩa là \\\'con\\\' ra còn có nghĩa là \\\"Thầy\\\". Do vậy Khổng Tử là Thầy Khổng.

Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó. Có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi ông bị coi thường. Năm 51 tuổi, ông quay lại nước Lỗ và được giao coi thành Trung Đô, năm sau được thăng chức Đại tư khấu (coi việc hình pháp), kiêm quyền tể tướng. Sau ba tháng, nước Lỗ trở nên thịnh trị. Nhưng rồi bị ly gián, dèm pha, ông bèn từ chức và lại ra đi một lần nữa.

Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách. Trong những năm cuối cùng này ông đã soạn ra bộ Luận Ngữ. Ông mất tháng 4 năm 479 TCN, thọ 73 tuổi.

Ông là người sáng lập ra Đạo Nho , một môn học về cách xử thế và cách cư xử . Ông đã soạn ra kinh sách để dạy người đời dựa trên nền tảng Đạo Lý Luân Thường.  Nho giáo, còn được gọi là Khổng giáo, là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo rất phát triển ở các nước châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho.

Khổng Tử đặt ra một loạt tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức... để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội.
Tam cương và ngũ thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo. Tam tòng và Tứ đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức thì xã hội được an bình.

Tam Cương:
Thần Tử - Quân (Vua Tôi)
Sư Phụ - Sư (Thầy Trò)
Phụ Tử - Phụ (Cha Con)
Quân đây là vua một nước, người cầm quyền, sanh mạng của quốc gia, dân tộc. Theo quan niệm Nho Giáo, Vua là người có uy quyền tuyệt đối. Thần dân phải tuân theo mệnh lệnh.
Thầy đây là người dạy ta đạo lý, lý lẽ, cách sống. Cho nên ta phải yêu mến Thầy.
Cha là người đã nuôi mình khôn lớn và cũng là người có uy quyền tuyệt đối trong gia đình.

Ngũ Thường:
Nhân (Nhân Từ)
Lễ (Lễ Độ)
Nghĩa (Trọng Nghĩa)
Trí (Thông Minh),
Tín (Thành Tín)

Tam Tòng:
Tại gia tòng phụ (Ở nhà thờ cha),
Xuất giá tòng phu (Ơ nhà chồng thờ chồng),
Phu tử tòng tử (Chồng chết ở với con)

Tứ Đức:
Công (Công Việc),
Ngôn (Lời Nói),
Dung (Nhan Sắc),
Hạnh (Đức Tính)

Là một người con trai tốt, con gái tốt phải hiểu đạo lý:
Trai khôn không hai Chúa,
Gái ngoan không hai Chồng


Theo Wikipedia
[/i][/b]