Có nhiều triết gia chúng ta đã nghe tên đâu đó nhưng chưa có cơ hội biết về họ cũng như tìm hiểu về tư tưởng triết lý của họ. Vậy, xin mạn phép lập ra topic này để các thành viên yêu triết học chia sẻ với nhau về kiến thức triết học.
Chủ đề chính của Topic là:
Triết học và triết gia.______________________________
Xin mở đầu bằng chủ đề:
Khổng Tử và Nho GiáoKhổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ngày 27 tháng 8 năm 551 trước Công nguyên (vào thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc), tại ấp Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc).
Cha của ông là Thúc Lương Ngột (cháu 13 đời của Vi Tử Diễn, anh của vua Trụ nhà Thương) là quan võ thuộc ấp Trâu, đến 70 tuổi mới lấy Nhan thị mà sinh ra ông. Năm lên ba, Khâu mồ côi cha, lớn lên, phải làm lụng vất vả để nuôi mẹ, nhưng rất ham học. Năm 19 tuổi, ông lấy vợ và làm một chức quan nhỏ coi kho. Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học. Học trò gọi ông là Khổng Phu Tử, hay gọi gọn hơn là Khổng Tử. \\\'Tử\\\' ngoài ý nghĩa là \\\'con\\\' ra còn có nghĩa là \\\"Thầy\\\". Do vậy Khổng Tử là Thầy Khổng.
Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó. Có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi ông bị coi thường. Năm 51 tuổi, ông quay lại nước Lỗ và được giao coi thành Trung Đô, năm sau được thăng chức Đại tư khấu (coi việc hình pháp), kiêm quyền tể tướng. Sau ba tháng, nước Lỗ trở nên thịnh trị. Nhưng rồi bị ly gián, dèm pha, ông bèn từ chức và lại ra đi một lần nữa.
Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách. Trong những năm cuối cùng này ông đã soạn ra bộ Luận Ngữ. Ông mất tháng 4 năm 479 TCN, thọ 73 tuổi.
Ông là người sáng lập ra Đạo Nho , một môn học về cách xử thế và cách cư xử . Ông đã soạn ra kinh sách để dạy người đời dựa trên nền tảng Đạo Lý Luân Thường. Nho giáo, còn được gọi là Khổng giáo, là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo rất phát triển ở các nước châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho.
Khổng Tử đặt ra một loạt tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức... để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội.
Tam cương và ngũ thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo. Tam tòng và Tứ đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức thì xã hội được an bình.
Tam Cương:Thần Tử - Quân (Vua Tôi)
Sư Phụ - Sư (Thầy Trò)
Phụ Tử - Phụ (Cha Con)
Quân đây là vua một nước, người cầm quyền, sanh mạng của quốc gia, dân tộc. Theo quan niệm Nho Giáo, Vua là người có uy quyền tuyệt đối. Thần dân phải tuân theo mệnh lệnh.
Thầy đây là người dạy ta đạo lý, lý lẽ, cách sống. Cho nên ta phải yêu mến Thầy.
Cha là người đã nuôi mình khôn lớn và cũng là người có uy quyền tuyệt đối trong gia đình.
Ngũ Thường:Nhân (Nhân Từ)
Lễ (Lễ Độ)
Nghĩa (Trọng Nghĩa)
Trí (Thông Minh),
Tín (Thành Tín)
Tam Tòng:Tại gia tòng phụ (Ở nhà thờ cha),
Xuất giá tòng phu (Ơ nhà chồng thờ chồng),
Phu tử tòng tử (Chồng chết ở với con)
Tứ Đức:Công (Công Việc),
Ngôn (Lời Nói),
Dung (Nhan Sắc),
Hạnh (Đức Tính)
Là một người con trai tốt, con gái tốt phải hiểu đạo lý:Trai khôn không hai Chúa,
Gái ngoan không hai Chồng
Theo Wikipedia
[/i][/b]