Tác giả Chủ đề: Nguyên nhân bạn xung đột với mọi người  (Đã xem 5357 lần)

0 Thành viên và 7 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi sat_thu_thu

Trả lời #17 vào: 23-03-2012 14:15:42
sat_thu_thu đã viết:
Trích dẫn
stt lại vừa leo lên đồi ngồi đọc lại một đoạn ghi chép của mình, bổng dưng cảm xúc tự nhủ phải chia sẻ cả nhà (không chỉ bộ ba) xem để cùng suy nghĩ tại sao:

Trích dẫn
Bạch Thế Tôn,
Như lai tàng vốn dĩ bản nhiên thanh tịnh, tánh giác vốn dĩ nhiệm mầu trong sáng, vì cớ gì nó lại sanh ra núi sông, đất liền, trời trăng, mây nước, cỏ cây hoa lá, cớ gì nó lại sanh ra thượng cầm hạ thú cho đến con người ... và làm cho con người có cái phân biệt, vui mừng, buồn giận, thương ghét để rồi sanh ra mọi nguyên nhân đau khổ của kiếp con người?


Chúng ta ai ai cũng đã từng nghĩ tương tự như thế: tại sao lại sanh ra có người còn cha mẹ, người côi cút cô đơn, có người dư của dư tiền tạo ra lắm rác rưỡi, lại có người phải đi mót cái rác kia để sinh sống, tại sao người may mắn kẻ bất hạnh? Đây là câu hỏi về tục đế, chơn lý thế gian. Câu hỏi ở trên là tăng thêm một bực hỏi về chơn lý cứu cánh bất di bất dịch.

Tại sao?

*******


Câu hỏi thế gian, nói một cách khác: nếu Tạo Hóa là Thượng Đế từ bi nhơn ái, tại sao không tạo ra điều kiện cho một thế giới hạnh phúc từ đầu, tạo ra điều kiện cho con người tự hoàn mỹ từ đầu, tạo ra điều kiện giúp con người thành công qua mọi thử thách trong cuộc chơi mà Thượng Đế tạo ra? Hay hay dỡ đều là do Thượng Đế tạo ra mà.

Nhưng stt ở đây không đặt câu hỏi về Tạo Hóa (vì đã có câu trả lời rồi), mà là câu hỏi thứ nhứt bên trên về chơn lý cứu cánh. Tìm ra được câu trả lời là tìm ra con đường đi tới bình an hạnh phúc.


*******

 


Ngủ rồi trexanh

Trả lời #16 vào: 23-03-2012 07:46:19
ONG GIA đã viết:
Trích dẫn
tại sao lại như thế vì vốn dĩ nó là như thế nếu không là như thế không biết có được không stt   :woohoo:


@ONG GIA: cái câu này xét nghĩa thì hiểu được nhưng về gieo vần âm tiết thì nghe chưa được êm tai, thuận buồm xuôi gió cho lắm.
Văn nói mà xài câu này thì không buông câu, nhả chữ cho tròn vành rõ nét được đâu ạ.

 


Ngủ rồi ONG GIA

Trả lời #15 vào: 23-03-2012 00:31:28
tại sao lại như thế vì vốn dĩ nó là như thế nếu không là như thế không biết có được không stt   :woohoo:

 


Ngủ rồi sat_thu_thu

Trả lời #14 vào: 22-03-2012 23:10:36
stt lại vừa leo lên đồi ngồi đọc lại một đoạn ghi chép của mình, bổng dưng cảm xúc tự nhủ phải chia sẻ cả nhà (không chỉ bộ ba) xem để cùng suy nghĩ tại sao:

Trích dẫn
Bạch Thế Tôn,
Như lai tàng vốn dĩ bản nhiên thanh tịnh, tánh giác vốn dĩ nhiệm mầu trong sáng, vì cớ gì nó lại sanh ra núi sông, đất liền, trời trăng, mây nước, cỏ cây hoa lá, cớ gì nó lại sanh ra thượng cầm hạ thú cho đến con người ... và làm cho con người có cái phân biệt, vui mừng, buồn giận, thương ghét để rồi sanh ra mọi nguyên nhân đau khổ của kiếp con người?


Chúng ta ai ai cũng đã từng nghĩ tương tự như thế: tại sao lại sanh ra có người còn cha mẹ, người côi cút cô đơn, có người dư của dư tiền tạo ra lắm rác rưỡi, lại có người phải đi mót cái rác kia để sinh sống, tại sao người may mắn kẻ bất hạnh? Đây là câu hỏi về tục đế, chơn lý thế gian. Câu hỏi ở trên là tăng thêm một bực hỏi về chơn lý cứu cánh bất di bất dịch.

Tại sao?

*******

 


Ngủ rồi ONG GIA

Trả lời #13 vào: 22-03-2012 22:19:13
trexanh đã viết:
Trích dẫn
Bộ 3 này mà sáp lại với nhau chắc có nhiều chuyện để nói lắm đây. hihihi.


Không những có nhiều chuyện để nói mào còn tạo nên thế chân kiềng vũng chắc
 có câu :
Dù ai nói ngả nói nghêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân


Có dúng vậy không hai bác

 


Ngủ rồi trexanh

Trả lời #12 vào: 22-03-2012 07:18:52
Bộ 3 này mà sáp lại với nhau chắc có nhiều chuyện để nói lắm đây. hihihi.

 


Ngủ rồi sat_thu_thu

Trả lời #11 vào: 22-03-2012 01:30:20
hihihihi

 


Ngủ rồi ONG GIA

Trả lời #10 vào: 22-03-2012 01:08:19
những cái vẫn phải đó vẫn có nhiều cái không đúng..

 


Ngủ rồi sat_thu_thu

Trả lời #9 vào: 22-03-2012 01:05:55
@ONG GIA: dĩ nhiên là không!
Nói, viết, nghĩ ... gì cũng không đúng, nhưng vẫn phải nói, viết, nghĩ mà thôi!

 


Ngủ rồi ONG GIA

Trả lời #8 vào: 22-03-2012 00:56:30
nói như tre xanh là đúng   :woohoo:

 


Ngủ rồi sat_thu_thu

Trả lời #7 vào: 22-03-2012 00:55:01
stt cũng xin thêm một chơn lý này:

Nói gì cũng không đúng, là đúng!
Viết gì cũng không đúng, là đúng!
Nghĩ gì cũng không đúng, là đúng!

hahahaha

 


Ngủ rồi ONG GIA

Trả lời #6 vào: 22-03-2012 00:44:45
trexanh đã viết:
@dap lai Ong Gia ne.
Noi nhu vay thi chac chan la vay nen no luon nhu vay

nay xin đối lại :
đã là như vậy thì đương nhiên không cần phải chắc chắn nữa

 


Ngủ rồi trexanh

Trả lời #5 vào: 22-03-2012 00:30:53
ONG GIA đã viết:
Trích dẫn
đáp lại bài viết của trexanh này

có một điều chắc chắn rằng không có gì là chắc chắn cả


@dap lai Ong Gia ne.

Noi nhu vay thi chac chan la vay nen no luon nhu vay.

 


Ngủ rồi ONG GIA

Trả lời #4 vào: 22-03-2012 00:27:25
đáp lại bài viết của trexanh này

có một điều chắc chắn rằng không có gì là chắc chắn cả

 


Ngủ rồi sat_thu_thu

Trả lời #3 vào: 19-03-2012 18:31:05
trexanh đã viết:
Trích dẫn
cảnh tùy tâm chuyển  ......vốn dĩ khg 1 vật ,chổ nào dính bụi trần ......muốn vãng sanh thì phải hóa giải hết mọi sự xung đột ......


nhưng như vậy phải biết rỏ tâm là gì? hihihihi
Sao gọi là không 1 vật nào?
sao gọi là không có chổ để dính?

vãng sanh đi đâu?

ONG GIA đã viết:
Trích dẫn
Người quân tử tranh cãi để giành chân lý
Kẻ tiểu nhân tranh cãi để được hơn thua


Cho nên stt đã nêu các câu hỏi trên.

Trước khi hiễu được chân tướng của vạn vật, stt đã từng hay bị lẫn quẫn trong những từ ngữ này !!!

Giãi đáp là: phải phân biệt mình đang nói về THỂ hay nói về TƯỚNG (hiện tượng)?

Mình đang nói theo tục đế (chơn lý thế gian) hay chân đế (chơn lý bất biến)?

Giáo lý thì có liễu nghĩa (hết ý nghĩa tuyệt đối) hay bất liễu nghĩa (phương tiện).

Chử Tâm mình hay thường dùng, nhưng chính vì lộn lẫn như trên nên nhiều khi không đi đến đâu, không lợi ích cho việc giãi ngộ.

Phân biệt \\\"Chơn tâm\\\" hay \\\"vọng tâm\\\" là như thế đó.
Nói Chơn tâm là nói về Bản thể chung của mọi sự mọi vật, nó thanh tịnh bất biến.
Nói vọng tâm là nói hiện tượng của bản thể đó.

Vậy nói có phân biệt nhưng thật ra không phân biệt. Như sóng và nước. Tuy hai mà một. Không thể bỏ cái vọng để tìm cái chơn chổ nào khác được. Không thể bỏ sóng tìm nước.

Phải biết như vậy mới tùy thuận chúng sinh mà nói, tùy xứ mà hiện.

Sau khi được giảng giãi từng câu từng chữ của Kinh Thủ Lăng Nghiêm thì stt mới giải ngộ ra được chân tướng của mọi sự vật. Từ ánh sáng đó chiếu ra các kinh khác thì đều hiễu. Kinh, sách, văn tự thì nhiều, nhưng ý nghĩa có một.

Như vậy, lại phải hỏi \\\"Bản thể là gì?\\\"

Và khi đã hiểu Bản thể là gì, thì ý nghĩa của \\\"bản Ngã\\\" tự nhiên không còn nữa. Không cần phải diệt nó đi, cái bản ngã, để đạt được vô ngã, là cái không cần phải đạt.

Khi hiểu được bãn thể, thì mọi câu hỏi đều có giãi đáp. Nếu chưa hiểu cái BẢN THỂ là gì, mình chĩ lòng vòng trong văn tự mà thôi.

Muốn hiễu Bản thể, phải tư duy nhiều năm, lắng nghe và hiểu thật đúng ngay trong các kinh Phật. Một câu, một chữ, một thí dụ, một hình ảnh, ta có thể nhiều năm tưỡng hiểu rồi, nhưng thật ra là chưa hiểu thật đúng, chưa hiểu tới nơi.

Tái Bút:
Chơn tâm, nếu muốn, cũng có thể gọi là Thượng Đế (nếu không cho TĐ là một cái gì ngoài ta, mà mình phải sợ sệt, tôn thờ (như thần thánh?), mà chưa ai từng biết là gì) vì từ đó mà ra thiên hình vạn trạng >> Vạn pháp duy Tâm tạo

Trong thánh kinh Thiên Chúa Giáo, có câu:
tất cả ở trong Thượng Đế, không có cái gì ngoài Thượng Đế.
Phải hiểu làm sao đây? Nếu không đúng y chang ý nghĩa của Như lai tàng bản thể tức là Phật tánh.

*******