trexanh đã viết:cảnh tùy tâm chuyển ......vốn dĩ khg 1 vật ,chổ nào dính bụi trần ......muốn vãng sanh thì phải hóa giải hết mọi sự xung đột ......
nhưng như vậy phải biết rỏ tâm là gì? hihihihi
Sao gọi là không 1 vật nào?
sao gọi là không có chổ để dính?
vãng sanh đi đâu?
ONG GIA đã viết:Người quân tử tranh cãi để giành chân lý
Kẻ tiểu nhân tranh cãi để được hơn thua
Cho nên stt đã nêu các câu hỏi trên.
Trước khi hiễu được chân tướng của vạn vật, stt đã từng hay bị lẫn quẫn trong những từ ngữ này !!!
Giãi đáp là: phải phân biệt mình đang nói về THỂ hay nói về TƯỚNG (hiện tượng)?
Mình đang nói theo tục đế (chơn lý thế gian) hay chân đế (chơn lý bất biến)?
Giáo lý thì có liễu nghĩa (hết ý nghĩa tuyệt đối) hay bất liễu nghĩa (phương tiện).
Chử Tâm mình hay thường dùng, nhưng chính vì lộn lẫn như trên nên nhiều khi không đi đến đâu, không lợi ích cho việc giãi ngộ.
Phân biệt \\\"Chơn tâm\\\" hay \\\"vọng tâm\\\" là như thế đó.
Nói Chơn tâm là nói về Bản thể chung của mọi sự mọi vật, nó thanh tịnh bất biến.
Nói vọng tâm là nói hiện tượng của bản thể đó.
Vậy nói có phân biệt nhưng thật ra không phân biệt. Như sóng và nước. Tuy hai mà một. Không thể bỏ cái vọng để tìm cái chơn chổ nào khác được. Không thể bỏ sóng tìm nước.
Phải biết như vậy mới tùy thuận chúng sinh mà nói, tùy xứ mà hiện.
Sau khi được giảng giãi từng câu từng chữ của Kinh Thủ Lăng Nghiêm thì stt mới giải ngộ ra được chân tướng của mọi sự vật. Từ ánh sáng đó chiếu ra các kinh khác thì đều hiễu. Kinh, sách, văn tự thì nhiều, nhưng ý nghĩa có một.
Như vậy, lại phải hỏi \\\"Bản thể là gì?\\\"Và khi đã hiểu Bản thể là gì, thì ý nghĩa của
\\\"bản Ngã\\\" tự nhiên không còn nữa. Không cần phải diệt nó đi, cái bản ngã, để đạt được vô ngã, là cái không cần phải đạt.
Khi hiểu được bãn thể, thì mọi câu hỏi đều có giãi đáp. Nếu chưa hiểu cái BẢN THỂ là gì, mình chĩ lòng vòng trong văn tự mà thôi.
Muốn hiễu Bản thể, phải tư duy nhiều năm, lắng nghe và
hiểu thật đúng ngay trong các kinh Phật. Một câu, một chữ, một thí dụ, một hình ảnh, ta có thể nhiều năm tưỡng hiểu rồi, nhưng thật ra là chưa hiểu thật đúng, chưa hiểu tới nơi.
Tái Bút:
Chơn tâm, nếu muốn, cũng có thể gọi là
Thượng Đế (nếu không cho TĐ là một cái gì ngoài ta, mà mình phải sợ sệt, tôn thờ (như thần thánh?), mà chưa ai từng biết là gì) vì từ đó mà ra thiên hình vạn trạng >>
Vạn pháp duy Tâm tạoTrong thánh kinh Thiên Chúa Giáo, có câu:
tất cả ở trong Thượng Đế, không có cái gì ngoài Thượng Đế.
Phải hiểu làm sao đây? Nếu không đúng y chang ý nghĩa của Như lai tàng bản thể tức là Phật tánh.
*******