Tác giả Chủ đề: KHÁT VỌNG MANG LỢI ÍCH CHO NGƯỜI NGHÈO  (Đã xem 2558 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi pquyen

Trả lời #3 vào: 01-02-2011 12:35:24
@bạn ngoisao_sang: Theo qui định của DĐ, nếu bài bạn sáng tác bạn viết tên bạn dưới bài viết. Nếu bạn trích dẫn, xin vui lòng đề nguồn trích dẫn và tên tác giả.

Thân.

 


ngoisao_sang90

  • bạn
Trả lời #2 vào: 31-01-2011 10:22:19
Thật đáng kính trọng.
Mong Thầy luôn chân cứng đá mềm để xã hội được nhờ.

 


ngoisao_sang90

  • bạn
Trả lời #1 vào: 19-01-2011 15:16:41
Những sáng chế quan trọng đôi khi được khởi nguồn từ những mong ước rất giản dị. Điều này hoàn toàn chính xác với trường hợp của doanh nhân - nhà giáo Từ Trung Chấn.

   Ông đã nghiên cứu và sản xuất thành công nhiều loại đèn LED tiết kiệm điện hoặc dùng năng lượng mặt trời với ước mơ mang ánh sáng đến vùng sâu, vùng xa và những con hẻm nhỏ còn tối tăm của thành phố.

   Ánh sáng cho mọi người

   Khó tìm được một cách gọi để thể hiện đầy đủ những vai trò mà ông Từ Trung Chấn đang đảm trách, bởi ông vừa là nhà khoa học, nhà giáo, vừa là một doanh nhân. Trong 20 năm sinh sống và làm việc ở Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc lục địa (1982-2002), ông là một gương thành công điển hình của người Việt khi vinh dự nhận bằng sáng chế: \\\"Tạo mẫu màng mỏng bằng phương pháp nóng chảy\\\" năm 1996. Ông đã có 8 năm giảng dạy tại trường Pasadena City College (Califonia). Ngoài ra, ông còn là giám đốc nhà máy sản xuất chip Semco Lazer Technology ở Mỹ và Trung Quốc. Hiện nay, ông còn giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty Công nghệ Nano phát sáng Singapore tại Việt Nam.

   Khác hẳn với hình dung ban đầu của chúng tôi, người doanh nhân họ Từ có lối sống khá giản dị. Nằm khuất trong một con hẻm nhỏ trong đường Bình Quới (Thanh Đa), ngôi nhà riêng của ông cũng là nơi làm việc với đủ loại hộp đèn, con LED, ắc quy và những tấm pin mặt trời. Ông nhiệt tình chia sẻ với chúng tôi về những dự án đầy triển vọng.

   So với bóng đèn dây tóc và đèn huỳnh quang, đèn LED tiết kiệm được hơn 50% lượng điện tiêu thụ nhờ việc tập trung ánh sáng vào những điểm cần thiết có tiết diện cực nhỏ mà không bị phân tán gây lãng phí. Những chiếc đèn này ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết là tiết kiệm điện. Đèn LED có độ ứng dụng cao, thích hợp để làm đèn đường, đèn giao thông, bảng quảng cáo và chiếu sáng công nghiệp. Hiện nay, hệ thống đèn LED tiết kiệm năng lượng của ông đã được lắp đặt và vận hành tại một số xí nghiệp may gia công. Đèn LED sử dụng dòng điện một chiều rất ổn định, không bị chớp tắt nên không ảnh hưởng đến thị lực.

   Trong các dự án của mình, mối quan tâm hàng đầu của ông Chấn là làm sao mang lại lợi ích cho mọi người, đặc biệt là dân nghèo. Đó cũng là nguyên nhân thôi thúc ông theo đuổi chương trình chiếu sáng đường hẻm thành phố. Ông cho biết nhiều con hẻm trong thành phố vẫn chưa có đèn chiếu sáng vào buổi tối. Một dự án lắp đặt đèn LED cho các con hẻm này sẽ có ý nghĩa lớn hơn đối với nhiều người, đặc biệt là những người lao động có thu nhập thấp. Đường hẻm được chiếu sáng sẽ giảm bớt tệ nạn xã hội như trộm cướp, hút chích, hoặc đơn giản là để tránh ổ gà, ổ voi.

   Cũng với tấm lòng hướng về những người dân lao động còn gặp nhiều khó khăn, ông đã tập trung nghiên cứu và chế tạo thành công chiếc đèn LED sử dụng pin mặt trời để dùng ở những vùng sâu, vùng xa mà điện chưa về tới. Chiếc đèn độc đáo này không cần dây dẫn, trạm biến điện hay máy phát điện, mà chỉ cần một tấm pin mặt trời, sáng mang ra sạc pin, tối lấy vào dùng. Với chiếc đèn tiện dụng này, trẻ em nông thôn có thể học bài vào buổi tối mà không phải đỏ mắt bên ngọn đèn dầu tù mù. Ông làm tất cả những việc này chỉ với một suy nghĩ giản dị: \\\"Cốt làm điều gì có lợi cho mình, có ích cho người\\\".

   Trăn trở của người thầy giáo

   Từng giảng dạy tại trường Pasadena City College ở Califonia (Mỹ), về Việt Nam, ông Từ Trung Chấn lại dành tâm sức, tri thức và kinh nghiệm tích lũy được suốt mấy chục năm qua để truyền lại cho sinh viên khoa Vật liệu, trường đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh. Ông dùng hết thù lao giảng dạy để trao học bổng cho những sinh viên học giỏi có hoàn cảnh khó khăn. Tâm huyết của thầy Từ Trung Chấn có tác dụng khuyến khích đặc biệt đối với các sinh viên trong khoa.

   Ông còn cho biết: \\\"Thời gian học ở nước ngoài, tôi thấy sở dĩ sinh viên của họ giỏi là do có điều kiện thực hành nhiều. Thiếu thực hành chính là khâu mà đào tạo đại học ở Việt Nam đang vướng phải. Trong khả năng của mình, tôi cố gắng để các sinh viên giàu tiềm năng được tiếp xúc với thực tiễn càng nhiều càng tốt\\\". Vì thế, ông cùng với một số thành viên khác thành lập Phòng thí nghiệp Công nghệ nano của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, nhằm giúp sinh viên có điều kiện thực hành nhiều hơn.

   Thường xuyên làm việc với các sinh viên năng động, ông Chấn rất vui vì nhận ra thế hệ trẻ của Việt Nam hôm nay đã tiến bộ hơn thời của ông rất nhiều. Đó cũng là một trong những lý do khiến ông tin tưởng vào tương lai của ngành công nghệ cao tại Việt Nam. Người đàn ông quê tại Bình Dương này cho biết: \\\"Đất nước mình xưa nay dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, nhưng ngành này không tạo được nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao nên đời sống người dân vẫn còn khá thấp. Tôi hy vọng những ngành công nghệ cao sẽ sớm phát triển, đưa nước ta lên một bậc cao hơn, trong đó có công nghệ bán dẫn. Công nghệ đó đã mang đến sự phồn vinh cho các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Tôi hy vọng nó cũng sẽ mang đến sự phồn vinh cho Việt Nam.