Tác giả Chủ đề: Một số nghề ít vốn, dễ làm và thu nhập cũng khá  (Đã xem 18115 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi cuhao58

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 17
  • Thích 0
Trả lời #6 vào: 01-02-2011 08:28:19
Khu mình ở nhiều người trồng, thi thoảng, ăn không hết họ mang ra cho và cho bán hàng xóm. Rất ngon và sạch.
Bạn làm thử đi, chúc thành công nhé.

 


Ngủ rồi bymyside4

Trả lời #5 vào: 31-01-2011 20:28:04
Chào Kiko
Cảm ơn Bạn đã chia sẽ nha . Mình đọc xong hết rồi .  
Việc trồng rau chắc là mình làm được ,còn nuôi giông chắc là chỗ mình không nuôi được rồi
Mình cũng thấy dễ làm và có ích nữa .Cả nhà có thể hưởng ứng nha .
 :)

 


kiko

  • bạn
Trả lời #4 vào: 31-01-2011 19:17:06
Về chuyện nuôi dông, tài liệu đã được soạn thành sách, bạn đặt mua tại vietbook.com
Mình có đọc một số tin từ internet, chép lại để bạn tham khảo. Tuy vậy, nếu thực sự muốn nuôi dông thì bạn phải du lịch một chuyên để tham quan rồi hãy làm nhé.
Chúc bạn thành công.
Trích \\\"...Manh nha nghề nuôi dông vùng cát

Ở nơi toàn cát, cây bụi và phi lao của một tỉnh cực nam Trung Bộ, đang manh nha nghê nuôi dông, một loài bò sát hoang dã đang có nguy cơ cạn kệt do phong trào tiêu thụ đặc sản này rộ lên ở các tỉnh ven biển miền Trung mấy năm gần đây.

Tiên phong nghề mới có lẽ là từ một gia đình chuyên nghề nuôi vịt ở Tỉnh Phú Yên. Tại phường Phú Thạnh- TP Tuy Hòa- Phú Yên, ông Huỳnh Ngọc  chăn nuôi vịt siêu trứng không còn hiệu quả do thức ăn đắt, giá thành trứng thấp. Ông chuyển sang nuôi dông sau một bữa ăn cưới đưa dâu về tỉnh láng giềng Ninh Thuận. “Bên bàn tiệc cưới, một người họ nhà trai xui tôi nuôi dông, chỉ cách thức xây hố, mua giống, cách cho ăn”.
Tháng 4/2008, ông Ngọc bán một bò đực giống được 12 triệu đồng. Ông bỏ hai triệu đồng làm chuống 60m2,  sáu triệu đồng mua 10 kg giống dông, mỗi kg 25-30 con, mỗi con bằng ngón tay trỏ. Trong 300 con dông khởi nghiệp, có 80 phần trăm là cái, còn lại là đực.
 
Đi tìm khoái khẩu – Cày tung biển cát
 
Những bãi cát hoang vu, cây bụi cằn cỗi dằng dặc, hàng nghìn năm qua, chẳng ai đoái hoài. Có chăng chỉ là bất đắc dĩ đổ tiền của trồng phi lao để chắn gió biển, giảm các cơn bão cát, giảm nắng gió khốc liệt.
 
Thế mà mấy năm lại đây, dọc chiều dài bờ biển 189 km tỉnh Phú Yên, thấp thoáng giữa những ngư dân, người ta thấy các toán người lúi húi đào moi hố cát. Nhộn nhịp nhất là ở các xã Xuân Hải (huyện Sông Cầu) và xã Hòa Tâm (huyện Đông Hòa). Nơi đây tự lúc nào hình thành nghề mới, nghề đào và bẩy dông.
 
Đợi đến tháng 2 dương lịch sang năm và kéo dài đến tháng 5, một loạt tỉnh duyên hải nam Trung Bộ (Quảng Ngãi; Bình Định; Khánh Hòa; Ninh Thuận; Bình Thuận.) cũng vào vụ tận diệt dông để phục vụ các bàn nhậu từ bình dân đến cao cấp. Ai qua cung đường này của khúc ruột miền Trung chắc đều có dịp thưởng thức đặc sản dông, từ chả ram dông, cháo dông, đến dông nướng bơ muối ớt. Chỉ tính từ ga đường sắt Đông Tác (TP Tuy Hoà) đến sân bay Tuy Hoà (tỉnh Phú Yên), hơn 500m giăng giăng Sương Sương Quán; Chiều Quán; Quán 8 Đứng; Quán Thãi Nộ; Quán 5 Tiến, với những dòng đại loại “Hôm nay có chả ram dông”, “ Chiều 5 giờ có dông nướng bơ”.
Đấy là chưa kể trên chục lều quán dọc bên đường khu 3, phường Phú Thạnh, quanh sân bay Tuy Hoà, tranh thủ bán chả ram dông cho thực khách phương xa.
 
Giá dông 70.000đ/xâu dông cồ (đực) hoặc 80.000đ/xâu dông cái. Để có mỗi xâu 10-12 con, nhiều nơi bắt đầu đào tung rừng phi lao, làm u nần mặt cát trắng. Dân thôn Thạnh Phú- Thị trấn Phú Lâm-huyện Tuy Hoà (nay là  khu 3, phường Phú Thạnh-TP Tuy Hoà) lúc nông nhàn tranh thủ bẩy hoặc đào dông, để cải thiện hoặc bán cho quán nhậu. Sau hai giờ bẫy và đào, mỗi người bắt được 20 đến 30 con. Bỏ công một ngày, có người thu hoạch trăm con.
 
Ông Nguyễn Văn Đoan- Phó Chủ tịch UBND Phường Phú Thạnh-TP Tuy Hoà, cho biết, diện tích rừng phi lao của địa phương hơn 75 ha hư hại không đáng kể sau cơn bão năm 1993. Nhưng từ khi khi dân đổ xô đào bẫy dông, rừng phi lao thưa dần. Rừng phòng hộ bị tàn phá đến mức, vẫn theo ông Đoan, địa phương phải trình đề án trồng mới rừng ngay trong mùa mưa năm 2008 này.
 
Rừng điêu tàn kéo theo dông ngày càng vắng bóng. Một số sát thủ dông bắt đầu nhận thấy tương lai ảm đạm. Họ nói sẽ bỏ nghề và rủ anh em hùn vốn xây bể nuôi thay vì chỉ khai thác tự nhiên. Lác đác xuất hiện mô hình nuôi ở Ninh Thuận hay Long Khánh. Ông Nguyễn Tôn, một người chuyên bẫy dông ở thôn Uất Lâm (xã Hòa Hiệp Bác, huyện Đông Hòa, Phú Yên), ngậm ngùi thời hoàng kim: “ Trước, một ngày bắt được 50-100 con, bán cho quán nhậu 150.000- 250.000 đồng là bình thường. Nay phải đi xa hơn, được mươi lăm con đủ nấu canh là cùng”.
 
Nhà khoa học đi đâu cả rồi
 
Tiềm năng kinh tế to lớn và nguy cơ tàn phá môi trường sinh thái bản địa, hai mặt đối lập ấy giằng xé nhau, đồng hành bao năm nay, mà tịnh không thấy nhà khoa học nào vào cuộc, không thấy dự án nghiên cứu nào được thiết lập mặc dù hàng năm nhà nước chi hàng trăm tỷ đồng cho hàng trăm đề tài lớn bé. Về các tỉnh miền trung, vẫn nhõn cảnh số đông tiếp tục tàn phá không thương tiếc môi trường sống của dông mà ngày càng không bói được con nào, và cảnh một thiểu số người bản địa thức tỉnh tự mày mò tìm cách hàn gắn vết thương họ gây cho thiên nhiên.
 
Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi dông từ bắc chí nam không có. Dân ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, mỗi người nghĩ mỗi cách nuôi và ai cũng bảo cách của mình tốt. Chẳng ai đến ba cùng với nông dân để thẩm định.
Nguồn giống chủ yếu, ông Huỳnh Ngọc, một trong những người tiên phong nuôi dông, vẫn mua của những người bẫy và đào dông tự nhiên. “Vẫn phải cào cấu vào thiên nhiên thôi. Rồi sẽ tìm cách giảm dần. Vừa làm vừa tìm cách giảm mà”. Ông tìm hiểu thấy dông chỉ lên khỏi hang kiếm ăn từ 10 đến 12 giờ. Ông đúc rút công thức đồ ăn cho dông gồm cỏ dại, rau muốn, cà chua, dưa hồng. Mỗi ngày ông mua 5.000 đồng rau quả cho 1.000 con.
 
Kinh nghiệm của ông được thực tiễn kiểm chứng bước đầu. Sau thời gian trưỏng thành ba tháng tuổi, dông cái đẻ và ấp trứng 15 ngày thì nở. Mỗi lứa trứng nở 4 -8 con. Để giảm cái nắng như rang miền Trung, ông cho làm mưa nhân tạo trong chuồng và trồng cỏ. Từ trên 300 con giống ban đầu, nay chuồng của ông có 1.000 con sắp xuất chuồng trái vụ cho thương lái ở Khánh Hòa, tỉnh phát triển mạnh về du lịch. 1000 con dông năng tổng cộng 90 -100kg, có thể bán với giá 180.000đ/kg (6-10 con), tương đương gần 20 triệu đồng. Trừ chi phí, có lãi hơn 10 triệu đồng.
 
Nhưng để giải bài toán lâu dài như vấn đề dịch bệnh, ô nhiệm môi trường, suy thoái giống, v.v…, kinh nghiệm của lão nông tri điền không giúp được ông. Ông Nguyễn Văn Luận- Chủ tịch Hội Nông Dân Phường Phú Thạnh- TP Tuy Hòa, cũng chỉ có thể kết luận vận đề ở góc độ kinh tế trước mắt: “Nuôi dông như của ông Huỳnh Ngọc  là phù hợp với các địa phương ven biển và có bãi cát hoặc động cát’. Ông đề nghị “các nhà khoa học nên đi sâu nghiên cứu về loài bò sát này để giúp nhân dân biết cách cho dông đẻ nhân tạo một cách bền vững”.
 
Nuôi được dông đẻ, ông cho rằng cần thả lại tự nhiên một phần để đảm bảo cân bằng sinh thái. Ông không biết dông có tác động cụ thể gì trong chuỗi sinh thái phức tạp của tự nhiên. Nhưng ông tin nếu nguồn dông trong thiên nhiện bị cạn kiệt xuống mức độ nào đó, ngày nào đó, thảm hoạ sinh thái do mất cân bằng sẽ lại giáng xuống đầu dân địa phương.
 
 
Ông cũng không quên khuyến nghị, bên cạnh nghĩa vụ bù đắp cho tự nhiên, nhà khoa học nên giúp cách tạo nguồn giống ổn định. Trên cơ sở đó, có thể phát động phong trào nuôi dông, nằm hẳn trong chương trình chuyển đổi vật nuôi và cây trồng, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế gia đình”.
 Huỳnh Đức Thế
(Quốc Dũng biên tập)
nguồn : internet

 


kiko

  • bạn
Trả lời #3 vào: 31-01-2011 19:01:21
Bạn thân mến.
Cảm ơn vì bạn có quan tâm đến ý kiến của mình.
Vậy mình xin cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản, bạn có thể tham khảo thêm tại một số trang web chuyên ngành nhé.
\\\"...Một trong những loại rau đang được người tiêu dùng ưa thích là rau mầm vì cách chế biến đa dạng: trộn dầu giấm; ăn kèm với các loại thịt và hải sản nướng, xào; súp rau nhúng tái… và đặc biệt ăn kèm với bánh xèo, bánh khọt, cá trê, cá lóc ruộng nướng trui, tôm sú tái chanh thật là ngon!...
Rau mầm rất dễ trồng. Có thể trồng bằng hạt cải củ, cải xanh, tần ô (cải cúc), cải tùa - xại, rau muống… Mỗi thứ có vị ngon riêng nhưng cải củ được chọn nhiều hơn vì giá hạt rẻ, vị cay nồng rất hấp dẫn, ăn nhiều không chán, dễ tiêu và có cảm giác “ấm bụng”, kích thích người ta muốn ăn thêm nhiều món khác.
Cách trồng:
Rải đều tro trấu hoặc hai lớp giấy thấm lên mặt khay nhựa (30cm x 50cm); có thể sử dụng hộp xốp dày 1cm hay vật chứa phù hợp làm nền gieo hạt.
Ngâm 50 gram hạt cải củ từ 2-3 giờ, sau đó vớt ra để ráo. Phun dung dịch dinh dưỡng trồng cây trên mặt nền gieo. Rải đều hạt cải củ đã ngâm lên mặt nền gieo. Đậy kín, đặt nơi mát và theo dõi để bổ sung nước giữ độ ẩm nhẹ. 36 giờ sau đem khay (hộp xốp) rau mầm đặt nơi ánh sáng dịu không bị ánh nắng rọi trực tiếp và tiếp tục phun nước - rất nhẹ - để giữ ẩm cho mầm phát triển đều.
Thu hoạch rau mầm vào ngày thứ tư và thứ năm sau ngày gieo hạt. Đó là thời gian rau mầm ngon nhất.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau mầm.
Với rau mầm chỉ cần chọn nơi có ánh sáng và tận dụng bất cứ vật dụng nào có độ cao khoảng 10 cm như hộp mút xốp đựng trái cây, máng xối, khay nhựa, thùng nhựa khoét lỗ, chậu đất… là có thể trồng được. Phía dưới dụng cụ good luckc 3-5 lỗ nhỏ để thoát nước.
Để tiết kiệm diện tích, có thể kết hợp trồng thành từng cụm hoặc phân thành tầng. Chẳng hạn, bạn có thể đóng nhiều kệ nhỏ có độ cao khác nhau và trồng rau trái theo nhóm. Cây ăn trái như cà chua, ớt, chanh… trồng tầng trên cùng; tầng kế tiếp có thể trồng rau dền, mồng tơi, rau muống…; tầng cuối trồng rau mầm trong chậu nhỏ hoặc các loại dây leo như dưa leo, khổ qua. Mỗi tầng nên cách nhau 15-20 cm trở lên.
Điều kiện duy nhất khi trồng rau trong gia đình là nên trồng trong đất sạch (làm từ mùn cưa , vỏ xơ dừa …), nhẹ có đủ dinh dưỡng. Liều lượng trồng như sau: 40 cm vuông cần 10 g hạt giống và khoảng 350 g đất sạch.
Trồng cây (rau) mầm dễ không?
Không khó khăn gì, bạn chỉ cần làm sạch dụng cụ trồng (nhất là với những dụng cụ như bình đựng dầu hôi, thuốc tẩy, hoá chất), cho đất sạch vào dụng cụ và tưới ẩm đều bằng nước sạch. Khi cầm trên tay thấy đất vừa đủ mềm xốp, ẩm tay, nhưng không nhỏ giọt nước là vừa đủ.
Tạo cho bề mặt bằng phẳng, gieo hạt giống, trải đều. Sau đó, phủ lớp đất sạch đã đủ ẩm lên trên bề mặt hạt giống khoảng 1 cm. Sau 2-3 ngày hạt nảy mầm đều, chuyển chậu ra ngoài nắng hoặc nơi có nhiều ánh sáng, tránh chỗ mưa trực tiếp.
Tưới nước mỗi ngày, tốt nhất nên nhúng dụng cụ trong nước sạch ngang bề mặt đất vừa đủ ẩm thì lấy ra. Sau 5-7 ngày trồng rau mầm cao 8-12 cm là có thể thu hoạch. Với những loại như rau dền, rau muống, mồng tơi, cải xanh vẫn trồng bình thường nếu muốn nuôi cây lớn thêm (khoảng 20-25 cm). Phần đất còn lại xới đều, nhặt hết chỗ rễ cây còn sót và cho thêm đất sạch để tái sử dụng.
Chi phí
• Khay đựng đất, lần đầu 10.000 - 15.000 đồng/trọn gói/40 cm vuông
• Các lần kế tiếp: 4.000 đồng/lầntrồng/40 cm vuông
• Đất sạch: 3.000 đồng/bịch
• Hạt giống: 3.000 - 8.000 đồng/gói/tuỳ loại.
Nơi cung cấp: Công ty Gino:
146/6A Võ Thị Sáu, P8 Q3, TPHCM,( hẻm 146 ở ngã 3 Võ Thị Sáu- Phạm Ngọc Thạch, đường vào trường Bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ, nhìn qua phải thấy mấy xe trưng bày rau là GINOSHOP
Địa chỉ thứ 2 là: GINOSHOP Sân Vận Động Quân khu 7, Kiode D10, Cổng vào đường Phan Đình Giót
Nguồn: nghenong.com
PHẦN I:  RAU MẦM – SẢN XUẤT HÀNG HÓA
I./ Giới thiệu:
   Rau mầm là rau được canh tác bằng các loại hạt giống rau thông thường và có thời gian canh tác rất ngắn, chỉ 5 đến 7 ngày sau khi gieo là thu hoạch.
Rau mầm có chứa nhiều chất khoáng và các vitamin B, C, E,…
Theo các tài liệu khoa học rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần rau thường.
Rau mầm dễ trồng, không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, trồng trong môi trường sạch không có mầm bệnh và vi sinh vật gây hại
Rau mầm phù hợp với sản xuất nông nghiệp đô thị, có thể trồng được quanh năm, vừa giải quyết lao động nông nhàn vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
II./ Dụng cụ và vật liệu trồng rau mầm:
1./ Giống:
   Có thể trồng rau mầm bằng nhiều loại hạt giống rau khác nhau như: Củ cải trắng, cải ngọt, cải xanh, rau muống, hạt mè đen, các loại đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu phộng… . Nhưng phổ biến nhất hiện nay là Củ cải trắng do dễ trồng và dễ tiêu thụ.
 2./ Khay:
   Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau tùy điều kiện sẵn có của mỗi gia đình như khay tre, khay nhựa, khay xốp… Loại khay sử dụng tiện lợi nhất là khay xốp (loại khay xốp dùng để đựng trái cây được mua từ các vựa bán trái cây). Khay xốp có nhiều kích thước khác nhau nhưng phổ biến nhất là khay có kích thước 40 x 50 x 7cm.
  Khay xốp 40x45x70cm
3./ Kệ:
   Tùy theo kích thước khay mà đóng kệ có kích thước cho phù hợp. Có thể đóng kệ bằng gỗ hoặc kệ sắt (loại sắt có lỗ (3cm x 5cm) để tiện cho việc lắp ráp), nên thiết kế kệ có 4 tầng, khoảng cách giữa các tầng là 40 cm, chiều sâu của kệ là 40 cm vừa đủ để đặt khay rau mầm, khoảng cách giữa tầng đầu tiên và mặt đất là 25 - 30 cm để hạn chế những sinh vật như: cóc, chuột, kiến vào khay.
  Kệ gỗ và kệ sắt
4./ Đất trồng (giá thể):
   Là loại đất sạch hữu cơ sinh học, được sản xuất từ xơ dừa, đã có đủ dinh dưỡng nên trong quá trình trồng không cần bổ sung bất kỳ một loại phân bón nào khác. Hiện tại có 2 loại giá thể trồng rau mầm phổ biến là: Đất sạch hữu cơ sinh học của Cty TNHH dừa MeKong và Dasa hữu cơ sinh học của Cty Đất Sạch.
   Giá thể trồng rau mầm, bình xịt dùng tưới
5./ Khăn giấy:
   Dùng để lót trên bề mặt giá thể trước khi gieo hạt, mục đích của việc lót giấy trên mặt giá thể trước khi gieo để khi thu hoạch rau mầm sẽ không bị dính giá thể vào rau. Dùng loại khăn giấy \\\"Khăn ăn cao cấp 2 lớp Pulppy\\\" kích thước 33cm x 33cm. Ngoài việc dùng khăn giấy lót trên bề mặt giá thể, khăn giấy còn dùng để lót vào hộp thành phẩm đựng rau mầm.
6./ Bìa giấy Carton:
   Dùng để đậy khay trong 1-2 ngày đầu mới gieo hạt.
PHẦN II:  PHÁT TRIỂN TRỒNG RAU MẦM TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
    Ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước phát triển – nơi mà rau quả được bày bán ở khắp các siêu thị và ở các chợ đều đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, thế nhưng nhiều người dân vẫn yêu thích tự trồng rau trong gia đình để dùng nhất là rau mầm. Tại sao như vậy? Bởi vì:
- Trồng rau mầm thật đơn giản, thật dễ làm: với thời gian vỏn vẹn có 5-7 ngày, với lượng hạt giống 30-40g đã thu được 400-450g rau sạch.
- Trồng rau mầm không cần không gian rộng lớn: chỉ một góc balcon hoặc sân thượng, một bệ cửa sổ nhỏ trong bếp, hàng hiên trước nhà cũng đủ để cho cây mầm lớn nhanh trông thấy.
- Chỉ có trồng rau mầm tại nhà mới có được sự tươi nguyên của cọng rau vừa cắt, mới gìn giữ giá dinh dưỡng cao nhất của rau mầm.
- Trồng rau mầm sẽ mang đến sự thư giãn tuyệt vời cho bạn sau những giờ làm việc căng thẳng, người ta gọi đó là chống stress bằng liệu pháp làm vườn.
- Và cuối cùng là cả nhà cùng vui với những món ăn ngon miệng từ rau mầm bổ dưỡng – sản phẩm do chính mình trồng được.
Sự cộng hưởng tất cả những lý do trên nên việc tự trồng rau mầm trong cộng đồng dân cư là một nhu cầu thực sự. Dịch vụ cung cấp vật tư và kỹ thuật để trồng rau mầm rất phong phú, đa dạng và ngày càng hoàn thiện sao cho mỗi người muốn trồng rau mầm đều có thể thực hiện thành công một cách dễ dàng trong gia đình.
Ở nước ta trước đây chưa có dịch vụ này, mọi người cũng chưa biết trồng và chưa biết sử dụng rau mầm. Ngày nay, các dịch vụ này đang dần dần hình thành và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng – đặc biệt ở các đô thị lớn, sẽ lan dần đến các thành phố, thị trấn và mọi gia đình.
1. Đặc điểm của vật tư, kỹ thuật để trồng rau mầm trong gia đình
* Hạt giống:
 + Không cần số lượng nhiều cho mỗi lần trồng.
 + Hạt giống không xử lý thuốc hoá học.
 + Cùng lúc có thể trồng nhiều loại rau mầm ưa thích.
 + Trồng thường xuyên chủng loại rau mầm theo nhu cầu dinh dưỡng phòng và trị bệnh.
 + Các loại hạt giống trồng rau mầm phổ biến ở nước ngoài như: alfalfa, cress, leek, hành, đậu các loại, củ cải các loại, bông cải xanh, lúa mạch…
 + Các loại hạt giống khác có thể trồng rau mầm: mè đen, đậu phộng, rau muống, rau dền, các loại cải…
* Dụng cụ trồng:
 + Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau, tận dụng những thứ sẵn có trong gia đình như rổ nhựa mọi kích cỡ và hình dáng khác nhau, hoặc khay nhựa, khay xốp. Cần lưu ý luôn sạch và đẹp để có thể vừa trồng vừa trang trí.
 + Giá đỡ khay hoặc rổ trồng rau mầm cũng rất đa dạng, tùy vào vị trí không gian của mỗi nhà: như giá treo, kệ xoay tròn, kệ nhiều tầng. Cần lưu ý sự thoáng mát, cao ráo, sáng sủa.
* Giá thể trồng:
 + Qua nhiều thử nghiệm khoa học giá thể đi từ bụi xơ dừa đã được xử lý là tốt nhất do đặc tính ưu việt của nó. Sản phẩm được gọi là giá thể Ginut – chuyên trồng rau mầm.
 + Lượng sử dụng rất ít cho mỗi lần trồng và có thể tái sử dụng nhiều lần theo chỉ dẫn phần tiếp theo.
 + Nếu lấy khay xốp (40cm x 50cm x 7cm) làm định mức thì cần 2kg giá thể Ginut và 30-40g hạt giống là đủ.
Như vậy: Tự trồng rau mầm trong gia đình để dùng không cần quá dày, không cần ngâm hạt và ủ hạt, mà gieo trực tiếp, thao tác trồng và chăm sóc rất đơn giản. Mầm hạt sinh trưởng mạnh không sâu bệnh, thân mầm và lá mầm lớn, dài 10-12cm, sau 6-7 ngày trồng thu được 400-450g.
2. Thao tác trồng và chăm sóc:
- Cho giá thể Ginut vào dụng cụ trồng, tưới ẩm đều bằng nước sạch.
- Lấy một ít giá thể đủ ẩm ra khỏi dụng cụ trồng, để dành phủ lên mặt hạt sau khi gieo.
- Tạo bề mặt giá thể cho bằng phẳng.
- Gieo hạt giống bằng tay đều lên bề mặt giá thể.
- Phủ lên hạt giống một lớp mỏng giá thể đã đủ ẩm. Tưới phun nhẹ một lần nữa. Dùng một tấm bìa cứng đậy bề mặt khay trong 2 ngày.
- Sau 2-3 ngày hạt nảy mầm đều, chuyển khay ra nơi có nhiều ánh sáng hoặc nắng nhẹ, tránh mưa trực tiếp.
- Tưới nước mỗi ngày bằng bình phun, tưới phun sương đều trên mặt khay.
Lưu ý: Do thời gian sinh trưởng rất ngắn của rau mầm và giá thể trồng đã được chuẩn bị tốt nên trong quá trình chăm sóc chúng ta chỉ cần phun nước đủ ẩm mà không cần phải bổ sung bất kỳ nguồn dinh dưỡng nào khác.
Cây mầm lớn nhanh trông thấy.
3. Thu hoạch:
- Dùng dao bén cắt sát gốc cây rau mầm (hoặc nhổ rau lên khỏi mặt đất, dùng kéo cắt bỏ rễ). Rửa lại bằng nước sạch và sử dụng được ngay.
- Có thể bảo quản trong tủ lạnh 3-5 ngày.

4. Trồng đợt khác:
- Giá thể đã trồng có thể tái sử dụng bằng cách xới lên, nhặt hết phần rễ còn lại, cho thêm giá thể bổ sung vào đầy dụng cụ trồng.
- Hoặc thay toàn bộ bằng giá thể Ginut mới và tiếp tục trồng đợt rau mầm mới.
- Giá thể đã qua nhiều đợt trồng sẽ dùng để trồng các loại rau hoặc các loại hoa kiểng khác, chỉ cần bổ sung thêm phân bón hữu cơ TIPA.
5. Cách sử dụng rau mầm
- Làm rau ghém riêng biệt, hoặc trộn chung với rau thơm, xà lách, dưa chuột, cà rốt.
- Ăn sống với tất cả các món ăn.
- Nấu canh thay xà lách xoong.
6. Giá vật tư:
- Lần đầu: 10.000 – 15.000 đồng/trọn gói/ cho 1.500cm2,   thu được 400-450g rau mầm.
- Các lần kế tiếp: 7.000 – 8.000đ/1 lần trồng/ cho 1.500cm2.
III./ Thao tác trồng và chăm sóc:
  3.1/  Ngâm - ủ hạt giống:
   Hạt giống phải được ngâm ủ trước khi gieo, ngâm trong nước ấm thời gian từ 6 - 8 giờ, sau đó ủ trong khăn ẩm từ 10 - 12 giờ.
Mục đích của việc ngâm ủ hạt giống:
+ Rút ngắn thời gian sinh trưởng.
+ Loại bỏ tạp chất, hạt lép còn lẫn trong hạt giống.
+ Tỷ lệ nảy mầm cao và đồng đều.
 3.2/ Gieo hạt:
   Chuẩn bị khay trồng:
Cho vào khay một lớp giá thể 3 - 4 cm, dùng tay vò nát những cục lợn cợn trong giá thể, phả nhẹ cho bằng phẳng, tưới nước cho ướt giá thể. Lót lên bề mặt khay lớp khăn giấy mỏng để rau không bị dơ trong quá trình thu hoạch.
- Gieo hạt giống đã ngâm -  ủ nứt nanh vào khay đã chuẩn bị sẵn bằng các bước ở trên. Tùy theo giống mà lượng giống cần dùng khác nhau như: Củ cải trắng: 60 - 80g/khay 40x50cm; Đậu xanh: 60 - 80g/khay 40x50cm.
- Sau khi gieo tưới phun sương nhẹ và dậy kín khay lại bằng giấy carton. Hoặc chất chồng các khay lên nhau nhằm mục đích giữ ẩm giảm sự bốc hơi nước, kích thích sự nảy mầm nhanh hơn.
- Khoảng 12 - 18 giờ sau giở giấy đậy ra tưới phun sương mặt khay từ 1 - 2 lần/ngày, không tưới vào buổi chiều.
 - Thu hoạch: Sau 5 đến 7 ngày trồng, rau mầm cao 8 - 12cm là thu hoạch.
Cách thu hoạch: Dùng kéo hoặc dao (Loại dao dùng để rọc giấy) cắt sát bề mặt giá thể xếp ngay ngắn vào hộp nhựa trong (Loại hộp đựng được 200g) đưa đi tiêu thụ hoặc bảo quản trong tủ lạnh.
 Lưu ý: rau sau khi thu hoạch không được rửa, không bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.
- Trồng đợt mới: Sau khi thu hoạch giá thể có thể tái sử dụng trồng lại lần 2 bằng cách xới lên, lượm sạch phần thân, rễ bổ sung thêm giá thể mới vào cho đủ lượng cần dùng. Không nên tái sử dụng nhiều lần dễ phát sinh mầm bệnh ở các lần sau. Giá thể sau khi trồng rau mầm được sử dụng cho cây kiểng và các loại cây trồng khác.
Một số điều cần lưu ý:
- Rau mầm phải trồng ở nơi thoáng mát có nhiều ánh sáng nhưng không trồng ở nơi có ánh nắng, mưa trực tiếp và gió lùa.
- 1 đến 2 ngày sau khi gieo giở giấy Carton ra, tưới phun sương nhẹ vừa đủ ướt mặt khay. Nên tưới vào buổi sáng không tưới vào buổi chiều và tối vì dư nước rau dễ bị úng, ngã (Ngã rất khó thu hoạch, tốn nhiều công lao động)
- 1 ngày trước khi thu hoạch giảm tưới hoặc ngưng tưới hẳn tùy theo mức độ ẩm của giá thể
- Do thời gian thu hoạch ngắn và giá thể trồng đã có đầy đủ dinh dưỡng nên trong quá trình chăm sóc rau mầm chỉ cần tưới nước vừa đủ cho cây mà không cần phải bón bổ sung bất kỳ nguồn dinh dưỡng (phân bón) nào khác.
- Nên sử dụng giống tốt (Hạt đồng đều, tỷ lệ nẩy mầm cao, không có lẫn hạt lép và tạp chất, sạch bệnh) để trồng. Giống chất lượng kém dễ bị bệnh thối nhũn. Nếu bị bệnh phải hủy bỏ, rửa sạch khay đem phơi khô để cách ly mầm bệnh. Không được sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để phun vì không đảm bảo thời gian cách ly, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng rau.
Nguồn:http://www.khuyennongtphcm.com/?mnu=3&s=600029&id=1105

Bạn tham khảo chi tiết tại :
http://rausach.com.vn/forum_posts.asp?TID=690.

 


Ngủ rồi bymyside4

Trả lời #2 vào: 31-01-2011 11:58:55
Chào Kiko
mình đang thất nghiệp ,ở nhà lại có 1 miếng đất nho nhỏ hihi . Mình muốn làm thêm 1 việc gì đó . Thấy Bạn viết bài này mình thấy rất thích .
Cung cấp Bánh tráng nướng chắc là mình không làm được rồi ,tính mình ham ăn hơn ham làm nên mình không làm được  :)
Mình quan tâm tới mục thứ 2 và 3 ấy ,nếu được Bạn chỉ giáo giùm mình
Cảm ơn Bạn nhiều

 


kiko

  • bạn
Trả lời #1 vào: 31-01-2011 10:42:39
Xin chào cả nhà.
tôi là thành viên mới, thấy các anh chị thật tâm huyết với việc quan tâm, cưu mang những người có hoàn cảnh khó khăn nên tôi xin góp một vài ý kiến, mong rằng cơ duyên, có một ai đó thấy phù hợp thi hành.
Theo suy nghĩ thiển cận của tôi, chỉ cần bạn khỏe mạnh và siêng năng, bạn sẽ không việc gì phải lo âu nhiều. Một số nghề đơn giản, bình thường nhưng nếu bạn thực thi đúng nơi, đúng lúc sẽ mang lại hiệu quả không nhỏ. Tôi xin ví dụ:
1. Cung cấp bánh tráng nướng.
Bạn có khi nào phải đi suốt một con phố để tìm mua một cái bánh tráng nướng giòn thơm hương vị quê nhà chưa? Hãy nhìn quanh các con phố mình ở, bao nhiêu là quán nhậu, nhà hàng, tiệm tạp hóa... đó sẽ là khách hàng tiềm năng của bạn đấy.
Rất đơn giản, bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 1tr - 1.5tr, độ 1 cái lò nướng bánh có đồng hồ hẹn giờ để nướng bánh (khoảng 35 - 50 giây cho 1 lần nướng tùy bánh dày mỏng để điều chỉnh), tìm nguồn bánh (tốt nhất là bánh tráng gạo Bình Định, Phú yên), và một người có sức khỏe để giao bánh (số người này sẽ tăng lên theo lượng khách hàng bạn khai thác được)
Một cái bánh tráng nướng, sau khi trừ chi phí bạn sẽ kiếm được khoảng 250 - 500 đồng, bạn thử làm con tính đi!
Tôi đã tận mắt thấy không dưới 3 người đã giàu lên nhờ nghề này.
2. Trồng rau mầm - nhu cầu bất tận, dễ làm, ít vốn.
3. Nuôi kỳ nhông (con giông) - nt-
Bạn nào quan tâm thì chúng ta thảo luận tiếp nhé