Tác giả Chủ đề: CHUYỆN ĐÃ QUA  (Đã xem 2115 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi TLC

Trả lời #4 vào: 16-03-2011 04:55:42
Chuyện hay quá,

TLC đọc đi đọc lại vài lần mà vẫn thấy rất hay.
Cám ơn Lano


Hy vọng một ngày nào đó cả nhà mình se gặp lại được \\\"thằng bé\\\" trong diễn đàn này.

Where you begin doesn't matter. Your willingness to start is what counts. ~Rhonda Britten.
 


Ngủ rồi Đỗ Quyên

Trả lời #3 vào: 16-03-2011 01:50:41
Xin chào Lano,

Q rất xúc động khi đọc bài viết này của bạn. Cảm ơn bạn nhiều.

Hãy cố gắng học hỏi và tiến bộ dù chậm chạp.
 


Ngủ rồi yugidazai

Trả lời #2 vào: 15-03-2011 12:47:52
Hi lano,
Chắc em đã về tới nhà và cũng khỏe lại nhiều rồi đúng ko :), bài viết của em hay lắm, lúc đầu a đọc mà cứ tửong là Tết vừa rồi chứ, đang thắc mắc thì bị cuốn theo câu chuyện, đến cuối thì mới phát hiện ^^.
Chúc em mau khỏe với đợt thuốc mới này ha ;)

 


Ngủ rồi lano

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 39
  • Thích 0
Trả lời #1 vào: 14-03-2011 17:11:37
Đêm giao thừa, tôi và cô bạn cùng phòng đạp xe đạp đèo nhau lên đường hoa Nguyên Huệ. Nghĩ cũng thật điên rồ, đi xe đạp từ quận Thủ Đức lên tới tận đó giữa đường phố đêm ba mươi người đông như nêm đâu phải là “thú vui tao nhã” gì? Nhưng với hai đứa sinh viên tỉnh không có bà con họ hàng quen ở đất Sài Gòn như chúng tôi thì biết đi đâu vào cái thời khắc ấy?

Ngồi ru rú trong cái phòng trọ chỉ có chín mét vuông chật hẹp nóng bức trong khi ở ngoài phố có đủ thứ đèn hoa rực rỡ và người ta đang nô nức chào đón giao thừa kể ra còn điên rồ hơn là đạp cái xe đạp cà tàng vài chục cây số.  Hai đứa lên đến đường hoa Nguyễn Huệ thì đã hơn tám giờ đêm. Khắp con đường rực rỡ đủ loại hoa mai, hoa đào, hoa cúc, hoa phong lan và hoa gì gì nữa mà chúng tôi không biết tên. Đủ loại xe, đủ loại người cùng chen lấn. Đủ thứ âm thanh trộn vào nhau không thể phân biệt. Trong không khí, tôi ngửi thấy mùi trầm đang cháy, mùi bụi đường và mùi hương của các loại nước hoa từ những vị khách du xuân đi qua để lại.

Sau một hồi bắt chước mọi người xô đẩy, ngắm nghía, đứa bạn cùng phòng ngán ngẩm quay sang bảo tôi:

  - Về đi, lên cầu Sài Gòn chơi còn thú vị hơn!

Ừ, thì về, chen lấn ở đây cũng chẳng hứng thú gì! Hai đứa lại dắt xe đạp lội ngược trở lại giữa dòng người tấp nập.


 


Chúng tôi đạp xe chầm chậm trên xa lộ Hà Nội. Từng cơn gió cuối năm lùa vào mặt, vào người. Gió không lạnh lắm, nhưng chiếc áo trên người tôi đang mặc quá mỏng, tôi vòng tay ôm đứa bạn đang còng lưng đạp xe phía trước. Cả hai không nói gì với nhau. Mỗi đứa đang theo đuổi những suy nghĩ riêng. Giờ này ở nhà chắc mẹ và em gái tôi đang lo sửa soạn mâm cúng giao thừa. Ngày tết, dù nghèo người ta cũng phải lo mâm cúng năm mới thật đầy đủ và chu đáo. Có như thế thì ông bà ông vải mới phù hộ cho cả năm làm ăn phát đạt. Đây là cái tết đầu tiên tôi không về. Một mình đón năm mới nơi đất khách quê người kể cũng buồn thật, nhưng biết làm sao được, sinh viên con nhà nghèo, đi học cả năm thắt lưng buộc bụng không dám hoang phí mà đến tết cũng không đủ tiền mua vé xe về quê. Đứa bạn cùng phòng rủ ở lại đi làm thêm, làm dịp tết người ta trả công cao, kiếm ít tiền gửi về cho mẹ cho em ăn tết. Ừ thì ở lại đi làm, dù mình không về nhưng có những đồng tiền ấy mẹ và em sẽ có cái tết đầy đủ hơn.

Đang miên man suy nghĩ, tôi giật nảy mình suýt ngã trước cái thắng xe quá gấp của đứa bạn. Trong khi tôi chưa kịp phản ứng gì thì cô bạn tôi đã nhảy xuống xe, bỏ mặc tôi và chiếc xe đổ chổng kềnh và hốt hoảng chạy vào lề dường. Tôi lật dật dắt xe dậy và chạy theo.

Trên vỉa hè, một thằng nhóc rách rưới đang nằm bất động. Không lẽ nó đã chết? Ý nghĩ đó làm tôi lạnh toát xương sống, nếu nó chết thật thì sao nhỉ? Không ai nhìn thấy nó ngoài chúng tôi.

Nhưng thằng bé chưa chết, nó chỉ ngủ, khi tôi lại đến nơi nó đã kịp mở mắt ra nhìn, nó không nói gì. Dưới lòng bàn chân trái của nó chảy máu, dù bàn chân ấy lấm bẩn nhưng tôi vẫn nhận ra nó đang chảy máu.

- Thằng bé đạp trúng mảnh chai hoặc cái gì đó, phải sát trùng cho nó ngay – Đứa bạn quay sang nói với tôi vừa nói vừa luồn tay đỡ thằng bé dậy.

- Mày điên hả? Gần đây đâu có tiệm thuốc hay trạm xá nào? Mà nếu có giờ này cũng không ai mở của.

- Thế thì đưa nó về nhà, tao biết cách sát trùng, có lẽ là một thằng bé vô gia cư, tụi mình không thể bỏ mặc nó như vậy được.

Rồi không đợi tôi kịp có ý kiến, đứa bạn tôi xốc thằng bé dậy hỏi:

- Em ở đâu?

Thằng bé lắc đầu.

- Em có nhà không?

Thằng bé lắc đầu.

- Được rồi, vậy thì theo chị, được không? Em có sợ không?

Thằng bé lại lắc đầu.

Bạn tôi đỡ nó đặt lên yên xe giữ nó rồi bảo tôi dắt xe, tôi không biết nói gì, lẳng lặng làm theo. Cả ba chúng tôi đi như thế dọc cầu Sài Gòn, dọc xa lộ Hà Nội để về phòng trọ. Chúng tôi như những kẻ lạc lõng giữa dòng người tấp nập dưới lòng đường kia trong cái đêm cuối năm lạnh lẽo này.


 

Phải đến mười giờ hơn chúng tôi mới về đến nhà. Thằng bé ngoan ngoãn theo chúng tôi vào phòng. Đứa bạn tôi sốt sắng đưa nó vào nhà vệ sinh, tắm rửa cho nó rồi bảo tôi nấu nước muối nóng để rửa chân cho nó. Tôi không lạ gì cái tính hào hiệp và nhân hậu của cô bạn tôi. Dù trong túi chỉ còn hai ngàn mà gặp bà lão ăn xin thì tôi dám cá là cô ấy cũng móc ra cho bà lão một ngàn. Đôi khi, không chịu được, tôi thẳng thừng mỉa mai  “Nghèo mà sĩ”, nhưng cô bạn tôi chỉ cười. Lần này thì quả là quá sức tưởng tượng. Cô bạn tôi chăm sóc cho thằng bé ấy như một đứa em vậy.

 

Sau khi tắm rửa xong xuôi, bạn tôi lấy cái khăn tắm của mình quấn cho nó. Bộ quân áo của nó đã quá bẩn, mà trong nhà thì không có một bộ đồ nào cho nó mặc. Cô bạn tôi đặt nó ngồi giữa phòng, thằng bé khoảng chừng bảy hoặc tám tuổi, cũng khá kháu khỉnh, chỉ tội hơi đen, có lẽ nó dầm nắng quá nhiều.

- Em tên gì?

Thằng bé tròn mắt nhìn, không nói. Tôi cũng ngồi xấn lại, hỏi:

- Em sống ở đâu? Đạp trúng cái gì mà để chân bị toạc ghê thế?

Thằng bé cũng không nói.

- Em đói bụng không? – cô bạn tôi hỏi

Nó gật đầu. Tôi lật đật đi pha mì gói, thằng bé nhìn theo tôi, cô bạn lại tiếp tục hỏi nó:

- Sao em không trả lời? Em đừng sợ, hai chị chỉ giúp em thôi, không làm gì em đâu. Em nói đi, em tên gì?

Thằng bé vẫn im lặng, tôi bưng tô mì thơm phức đến cho nó, nó hơi rụt rè nhưng rồi cũng ăn ngon lành. Tôi nhìn nó rồi nhìn cô bạn e ngại. Đêm ba mươi tết, giữa đất Sài Gòn, hai đứa tự dưng lại đưa về một thằng bé lang thang, ai biết chuyện gì sẽ xảy ra?

Hai đứa kiên nhẫn chờ nó ăn xong tô mì, xem chừng nó đã no vì tôi pha những hai gói một lúc, cô bạn tôi hỏi:

- Có ngon không em?

Thằng bé nhìn chúng tôi gật đầu liền ba bốn cái.

- Bố mẹ em đâu? – Tôi không nhịn được câu hỏi này.

Thằng bé nhìn tôi, lắc đầu một cái và cúi gằm mặt xuống, lại không nói gì.

- Em không nói một câu được à? Thế bố mẹ em đâu? Nói đi! – Tôi thấy mình sắp nổi khùng. Thằng bé vẫn im lặng, tuy nhiên ánh mắt nó thoáng chút sợ hãi, nó quay sang nhìn cô bạn tôi cầu cứu.

- Mày từ từ thôi, làm gì mà nóng tính vậy! – Cô bạn bảo tôi, rồi quay sang thằng bé – Em đừng sợ, chị ấy không làm gì em đâu! Chị ấy tốt lắm.

Tôi cảm thấy lòng nhân ái của cô bạn cùng phòng đang trở nên quá đáng, đừng hòng bắt thằng bé này mở miệng. Không chừng chúng tôi đang dẫn về phòng một thằng nhóc ma lanh đường phố cũng nên.

- Bố mẹ em mất rồi phải không? - Cô bạn tôi vẫn kiên trì.

Thằng bé gật đầu.

- Thế em sống lang thang à?

Thằng bé gật đầu.

- Em ngủ ở vỉa hè à? Em đi ăn xin phải không?

Thằng bé liên tục gật đầu, trong mắt nó đã mọng đầy nước, chỉ chực tràn ra. Cô bạn tôi thôi không hỏi nữa. Đồng hồ đã gần mười hai giờ, cô bạn tôi lôi ví ra, rút một tờ polime mười ngàn, mới tinh:

- Chị lì xì em nè, đêm nay em đón giao thừa với tụi chị nhé!


Thằng bé nhận tờ tiền, đôi mắt đầy nước nhưng vẫn ánh lên niềm vui long lanh. Tôi và cô bạn nhìn nhau, bất giác cùng thở dài. Chúng tôi đang cưu mang một thằng bé, một thằng bé lang thang, thằng bé không nói được, vì bị câm bẩm sinh hay vì sao? Chúng tôi không biết, chỉ biết rằng thằng bé ấy không còn cha mẹ nữa (nó đã gật đầu như vậy, và qua ánh mắt nó tôi tin đó là sự thật, dù là một đứa trẻ lang thang không ai dạy dỗ, ánh mắt nó cũng không hề nói dối, ánh mắt một đứa trẻ không bao giờ nói dối). Những ngày qua nó sống như thế nào? Chúng tôi không biết. Nhưng giờ đây, trong thời khắc giao thừa này, thằng bé đang ở trong phòng chúng tôi. Có thể bạn cho rằng chuyện này giống như một câu chuyện cổ tích không thật, một thằng bé lang thang đói rách nằm chơ vơ bên đường trong đêm ba mươi gặp hai cô gái tốt bụng mang về nhà chăm sóc? Nhưng đây không phải là chuyện cổ tích, thằng bé, tôi và cô bạn cùng phòng đang cùng nhau đón năm mới trong căn phòng trọ bé nhỏ, chúng tôi đón năm mới chỉ bằng những tô mì gói. Thằng bé có vẻ mệt, ăn xong một lúc nó buồn ngủ quá nên nằm ngủ, không biết đây là lần thứ mấy nó được ngủ trong nhà nhỉ? Tôi và cô bạn tôi thì chưa ngủ được, chúng tôi ngồi nói chuyện, chúng tôi nói về thằng bé, chúng tôi phải làm gì với nó? Chúng tôi bàn nhau cứ để nó ở đây cho hết tết, dù sao thì ngày mùng một và mùng hai tết chúng tôi cũng được nghỉ làm, sau đó chúng tôi sẽ đưa nó vào trung tâm bảo trợ trẻ em, những người có thẩm quyền ở đó sẽ biết phải làm gì cho thằng bé.

Trời đã gần sáng, hai đứa chúng tôi cũng mệt quá nên nằm ngủ. Một năm mới đã bắt đầu rồi đấy!

Tôi thức dậy đầu tiên và không thấy thằng bé đâu nữa. Tôi gọi cô bạn cùng phòng dậy. Cả hai hốt hoảng tìm kiếm. Thằng bé bỏ đi rồi, chúng tôi thẩn thờ nhìn nhau. Thằng bé đi đâu? Chúng tôi không thể biết, nó có lấy gì trong phòng không? Nó không lấy gì, ngoài bộ quần áo của nó và mười ngàn cô bạn tôi mừng tuổi.

 

Bạn tôi ngồi xuống giữa phòng, đôi mắt đầy nước. Tình yêu thương con người thật kỳ diệu, nó lay động trái tim mãnh liệt, nó có thể làm ta phải khóc vì một đứa trẻ mồ côi lang thang ngoài phố không có chút dây mơ rễ má gì. Tôi không nhiều lòng trắc ẩn như bạn tôi, nhưng tôi cũng không thể không cảm thấy có cái gì đó đang ray rứt trong tâm hồn.

Thằng bé đã bỏ đi rồi! Tên nó là gì chúng tôi chưa biết, không biết. H, người bạn cùng phòng của tôi, buồn rầu luôn mấy ngày sau đó…

 

Nhưng đó đã là chuyện đã qua, chuyện của cái tết năm 2008

Từ dạo đó đến nay, chúng tôi chưa gặp lại thằng bé ấy, dù chỉ một lần. Nhưng chúng tôi đã gặp những thằng bé tương tự, ý tôi là những thằng bé sống lang thang, chúng không có một mái ấm, sống lay lất trên hè phố, thỉnh thoảng chúng ngửa tay xin tôi tiền. Những đồng bạc lẻ, sự sẻ chia của tôi đối với những đứa bé ấy còn quá nhỏ bé, chẳng đủ để thay đổi cuộc sống lang thang cơ cực. Nhưng có còn hơn không, chỉ một sự sẻ chia nho nhỏ ấy cũng khiến tôi cảm thấy mình có ý nghĩa giữa cuộc đời này.