Tác giả Chủ đề: Cả đời nghĩa hiệp với những linh hồn bất hạnh  (Đã xem 2455 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi nguoithuhaihai

Trả lời #3 vào: 28-10-2011 00:07:58
mhrau đã viết:
Trích dẫn
Ủa? Hình như bác này đang mặc áo của nhà mình... :)

 Hehe, bác Râu (huyền) ko biết bác Ba Oanh là người nhà của gia đình NTCM á (http://www.nguoitoicuumang.com/index.php?option=com_kunena&Itemid=9&func=view&catid=26&id=1834&limit=15&limitstart=90#forumtop )

 :laugh: :laugh:  :laugh:

 


Ngủ rồi mhrau

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 14
  • Thích 0
Trả lời #2 vào: 26-10-2011 22:45:09
Ủa? Hình như bác này đang mặc áo của nhà mình... :) . Một hành động thật đẹp quá!

Thân!

 


Ngủ rồi mai-am-chung

Trả lời #1 vào: 26-10-2011 13:33:23
MAC tình cờ đọc được bài viết về bác Ba Oanh và chắc bác là một TV trong dd. MAC rất khâm phục bác và cả nhóm bác làm việc thiện. MAC mạo mụi đưa lên đây cùng chia sẽ với mọI người.

Cả đời nghĩa hiệp với những linh hồn bất hạnh
Mặc kệ người đời dè bỉu những việc ông làm là chuyện \\\"tào lao, chẳng giống ai\\\", ông Ba Oanh vẫn hằng ngày chạy đôn chạy đáo, lo cho những vong hồn không may giã từ cõi thế...

Tôi mon men lái xe vào những con hẻm đã hẹp lại ngoằn ngoèo và đông đúc của khu chợ Xóm Chiếu, quận 4, TP.HCM, để tìm nhà ông Ba Oanh, vốn được \\\"mệnh danh\\\" là ông Oanh \\\"khùng\\\". Kể ra người ta nói ông \\\"khùng\\\" cũng phải.
Ai đời, còng lưng đạp xe ba gác mướn, đồng tiền kiếm được chưa chắc gì \\\"no cơm ấm áo\\\", vậy mà hễ ai báo tin có người không may thiệt mạng là ông tức tốc chạy đi lo đồ hậu sự rồi chuẩn bị đủ thứ lễ nghi để siêu linh cho những vong hồn bất hạnh.


Ông Ba Oanh.

Nặng lòng từ món nợ tang cha

Tôi đến phải lúc ông Ba Oanh không có nhà, đợi đến giữa trưa thì ông lững thững trở về, trên tay lỉnh kỉnh nào là túi xách, chai lọ...Hỏi ra mới biết, đó là \\\"đồ nghề\\\" khâm liệm xác người, ông mua về để chuẩn bị làm tang miễn phí cho người thân một gia đình rất nghèo ở huyện Hóc Môn.
Sau những phút ban đầu lạ lẫm, ông bắt đầu trầm ngâm kể lại câu chuyện đau thương mà suốt cả đời này vẫn khó thể nguôi ngoai. Ông Ba Oanh là con thứ ba của một gia đình rất nghèo chuyên sống bằng nghề đạp xe ba gác. Cách đây hơn 30 năm về trước, cha ông bỗng nhiên lâm trọng bệnh. Gia đình ông tiêu tốn hết tiền của, lại tiếp tục vay mượn khắp nơi để chạy chữa, nhưng cuối cùng cha ông cũng không qua khỏi.
Cha qua đời cũng là lúc gia đình ông Ba không còn một đồng để tổ chức tang lễ. Ông tức tốc chạy đôn chạy đáo, vay người này, mượn người kia nhưng ngặt nỗi nhà ông còn nợ ngập đầu chưa trả thì ai mà dám cho vay? Không còn cách nào khác, ông Ba Oanh phải quỳ gối trước mặt chủ trại hòm xin bán nợ cho chiếc áo quan để yên thân người đã khuất.
Chưa vơi bớt khói hương trên bàn thờ cha, thì thời gian khất nợ cũng đã hết. Gia đình túng quẫn, anh em phúng điếu cũng chỉ được bó nhang, đến rượu cảm ơn còn chẳng mua nổi để mời cho phải lễ thì lấy đâu ra tiền trả nợ. Chẳng biết bực dọc thế nào, chủ trại hòm đùng đùng đi báo công an.
Bị gọi lên \\\"nhắc nhở\\\", đau lòng và tủi nhục không kể sao cho xiết, ông Ba Oanh chỉ biết khóc ròng. Chỉ 50 đồng một cỗ áo quan, mà ông Ba Oanh phải quần quật đạp xe ba gác, làm thuê làm mướn chẳng ngơi tay đến tận ... 3 năm sau mới trả xong. Lại còn nợ nần chồng chất từ chi phí chữa bệnh đến các chi phí khác của đám tang thì đến tận 10 năm sau nữa ông mới thật sự dứt nợ.
Trong những năm tháng rong ruổi kiếm sống, ông Ba bắt gặp nhiều cảnh tang thương nhói lòng khôn xiết. Đó là những xác chết đường, chết chợ, không ai nhận đến những xác chết trôi sông, những mảnh đời lưu lạc, rủi ro vong mạng giữa chốn tha hương...May lắm họ mới được người đời quấn tạm cho manh chiếu... Càng cám cảnh người cha khuất núi trong cơn túng quẫn, lại càng thương cho những linh hồn bất hạnh, bơ vơ. Và rồi, ông quyết tâm thành lập đội tang ma từ thiện, để an ủi phần nào vong linh của người đã ở thế giới bên kia.

Nghĩa tử là nghĩa tận

Lại tiếp tục 10 năm tích cóp nữa, ông Ba Oanh mới mua được 5 bộ quần áo đạo tỳ, kèn trống, cờ xí ... tạm gọi là đủ lễ để phục vụ tang ma. Hôm ông mang mớ đồ tang về, vợ ông phát hoảng, bà phải dùng đến cán chổi \\\"quơ\\\" ông ra khỏi nhà coi như quét đi những xui rủi. Rồi lại mất thêm 3 năm nữa để thuyết phục bạn bè, cùng là dân lao động bán mồ hôi như ông tham gia đội mai táng từ thiện. Mãi đến năm 1999, đội tang ma miễn phí mang tên Phước Thiện, với 21 thành viên ra đời.
Học lỏm ở đâu mấy \\\"ngón nghề\\\" cúng bái, vậy mà ông cũng thuần thục không kém một chủ lễ kỳ cựu nào. Người chết theo phật giáo, công giáo hay những đạo giáo khác ông đều cố gắng hành lễ sao cho đúng những nghi thức riêng. Anh em trong đội mai táng từ thiện ai cũng phải vất vả mưu sinh, có người đạp xích lô, ba gác, người bán vé số, phụ hồ nhưng hễ có tin báo người chết vô thừa nhận, là mọi người lại tụ họp lập tức lên đường.


Ông Ba Oanh (phải) và một người bạn cùng chí hướng đang tình nguyện làm việc thiện cho một người đã khuất.

Ông Ba Oanh tiếp tục câu chuyện giọng pha lẫn chút bùi ngùi: \\\"Những con người sống đời bất hạnh, lại thường mất đi vào ban đêm, sống đã khổ đến lúc chết cũng khổ. Lắm khi nhận được tin báo vào lúc nửa đêm khuya khoắt, anh em cũng cố gắng dậy để mai táng cho người ta. Người chết đường thì làm lễ ngay ngoài đường, xong xuôi đâu đó trời cũng chưa kịp sáng, anh em lại thay phiên nhau canh gác áo quan giữa khuya, để người đã khuất bớt lạnh lẽo, tủi thân. Phần tôi chạy đi coi giờ lành, để an táng người ta cho phải lễ!\\\". Tôi chép miệng than sao ông vất vả, ông cười hiền: \\\"Thôi kệ, \\\"nghĩa tử là nghĩa tận\\\" cháu ơi!\\\".
Ông kể, khổ nhất vẫn là ngày Tết, sống chết có số ai biết đâu mà chọn ngày chọn giờ. Thế nên Tết thì Tết, đội mai táng của ông vẫn lặng thầm tình nguyện đi làm tang ma. Có điều, ngày Tết ông Ba lại chẳng dám đi vận động từ thiện xin hòm, làm thế khác nào gieo xui xẻo cả năm cho họ. Nên lỡ đâu phải làm tang cho những xác chết vô thừa nhận vào dịp Tết, anh em trong đội mai táng tình nguyện Phước Thiện đành chia sẻ chút tiền tiêu 3 ngày Tết, gom góp gắng lo cho người xấu số cỗ áo quan để an ủi phần nào linh hồn bất hạnh.

Nguyện cả đời làm \\\"việc không công\\\"

Kể ra cái kiếp \\\"ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng\\\" lúc nào cũng bạc. Người không biết dè bỉu đã đành, đến hàng xóm cũng có kẻ khinh khi, ngay cả vợ ông lúc đầu cũng không thể nào chấp nhận. Sau những tỉ tê, thuyết phục cuối cùng người vợ dáng trông hiền hậu, đã trở thành chỗ dựa tinh thần rất lớn để ông Ba Oanh vượt qua những thị phi, điều tiếng.
Ông Ba Oanh lặng lại một chút, như để nén cơn nghèn nghẹn dâng lên trong lòng, rồi lại cái giọng hiền hiền, êm ru, ông tiếp: \\\"Lắm lúc đi xin hòm, người ta vui thì không cho cũng không sao, gặp phải cái nhà đang bực, họ la mắng mình. Người ác mồm thì nghi ngờ tôi xin hòm đi bán, kẻ hung dữ hơn thì xua đuổi, lắm khi còn chửi độc: \\\"Bộ cha mẹ ông chết hay sao mà suốt ngày đi xin hòm\\\". Tôi tự nhủ, họ làm phước thì con cháu họ được hưởng, còn không thì thôi.\\\"
Tôi toan hỏi, sau những lúc chạy lo tang ma vất vả như thế ông cảm thấy thế nào, nhưng nghĩ lại thấy không cần thiết nữa. Người đàn ông, đầu hai thứ tóc ngồi cặm cụi xếp lại áo lễ cho người đã khuất, luôn miệng bảo rằng đôi lúc thấy đời bạc bẽo thế thôi, chứ thật ra mình không đơn độc.
Ông say sưa vừa làm, vừa kể về cô Kim Lan, nhà bán mành cửa, cũng khó khăn mà mỗi khi ông \\\"bí\\\" áo quan, lại gom tiền giúp đỡ; về cô Sương, mỗi tháng lại nhờ chồng mang đến 20 bộ áo lễ mặc cho người chết mà chẳng bao giờ cho biết nhà, biết mặt; về anh Thuận, anh Đạt, ông Thiện, ... thành viên đội mai táng. Ông ngước mặt lên cười: \\\"Còn những người như thế thì cho dù già yếu, còn ngồi được xe lăn thì tôi nguyện cả đời đi mai táng khhông công cho người chết!\\\".
                                                     Ngọc Giàu

Theo Người Đưa Tin