Tác giả Chủ đề: Luật nhân quả  (Đã xem 6892 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi le phung

Trả lời #10 vào: 22-05-2012 10:06:40
canthoquetoi đã viết:
Trích dẫn
trong cuộc sống hiện tại, dù trong hoàn cảnh nào, giàu hay nghèo, sướng hay khổ, dù không có thể biết được cái nhân gì mình đã gây nên trong kiếp trước, ta lúc nào cũng cố gắng thành tâm phục vụ nhân sinh. Đây là một cách để tạo nên cái nhân tốt để thứ nhứt có thể hoá giải những cái nhân xấu mình đã tạo nên từ kiếp trước nếu có, và thứ hai là tạo nên cái quả tốt trong tương lai. Dù chưa có thể biết được tương lai sẽ ra sao, nhưng khi làm điều thiện phục vụ được nhân sanh, ta cũng có thể có được sự sung sướng trong lòng, và cuộc đời của ta cũng có thể trở nên an bình, thanh thản.
Giựt giành rốt cuộc cũng tay không,
Nhân quả đeo mang tội chất chồng.
Ví biết phép công cơ thưởng phạt,
Đường tu sớm buớc chí thong dong.

Cám ơn chị, bài viết rất hay và ý nghĩa!

 


Ngủ rồi canthoquetoi

Trả lời #9 vào: 21-05-2012 15:52:15
canthoquetoi doc duoc ba`i  na`y ne^n chia se~
Nhân Quả trong cuộc đời.
Trên thế gian này, mỗi một con người có một cuộc đời riêng biệt, không cuộc đời nào giống cuộc đời nào. Có lẽ chúng ta cũng đôi khi thầm hỏi tại sao có người suốt đời lo âu, đau khổ, có người an nhàn hạnh phúc, có người cơ cực bần hàn, có người giàu có cao sang. Có người suốt đời không bao giờ làm một việc thiện mà lại có được một cuộc đời sung sướng, trái lại có người không bao giờ sát sanh hại vật luôn tử tế thương yêu cứu giúp chúng sanh lại có một cuộc đời nghèo đói khó khăn. Tại sao?
Tôn giáo giải thích rằng mỗi người có một số mệnh an bày đặc biệt, và số mệnh của con người được chi phối bởi luật công bình của trời đất dưới hình thức luật nhân quả.
Nhân quả là gì? Hôm nay chúng tôi mời BS Bùi Đắc Hùm thảo luận về nhân quả trong cuộc đời của con người.
Kính chào BS Bùi Đắc Hùm.
Kính chào quí khán giả.
Xin BS cho biết nhân quả là gì?
Mỗi người có một số mệnh đặc biệt, có dở, có hay, có truân chuyên, có hạnh phúc. Truyền thống Á châu phần đông tin tưởng rằng số mệnh do Trời định. Như trong truyện Kiều có câu:
Ngẫm hay muôn sự tại Trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Và đặc biệt truyền thống Phật giáo cho rằng định mệnh con người bị chi phối bởi luật nhân quả.
Nhân là nguyên nhân, nguyên do, cái duyên cớ (cause), cũng có nghĩa là cái hột.
Quả là cái trái, kết quả, hậu quả, hệ quả (fruit, result, outcome, effect, consequence).
1
Nhân ví như cái hột; quả là bông trái kết thành từ cái hột ấy. Sách Minh tâm bảo giám, chương Kế thiện, có câu:
Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.
(Chủng qua đắc qua, chủng đậu đắc đậu).
Nhân quả là luật công bình tuyệt đối của Trời Đất, vũ trụ, vay bao nhiêu thì phải trả bấy nhiêu, vay món nào thì trả món nấy, làm ác thì bị trừng phạt, làm tốt thì được ban thưởng.
Nhân quả là luật công bình của trời đất, thưa BS, quan điểm này có được ghi nhận bởi các tôn giáo không?
Các tôn giáo khác nhau cũng ghi nhận sự hiện hữu của luật nhân quả.
Ấn Độ giáo dạy rằng: “Thân thể con người như là một cánh đồng, người gieo hột giống nào sẽ gặt quả ấy” (“This body is called the Field, because a man sows seeds of action in it, and reaps their fruits.”) (Bhagavad Gita)
Phật giáo có dạy: “Người làm ác vẫn sung sướng là vì cái quả ác chưa tới, Nhưng khi cái quả ác đã tới, thì người làm ác sẽ thấy ngay” (Even an evildoer sees happiness so long as his evil deed does not ripen; but when his evil deed ripens, then does the evildoer see evil). (Dhammapada) ”Còn người làm điều thiện mà bị khổ sở là vì quả thiện chưa tới, nhưng khi cái quả thiện đã tới thì người làm điều thiện sẽ được hạnh phúc” (Even a good man sees evil days so long as his good deed does not ripen; but when his good deed ripens, then does the good man sees good things) (Dhammapada)
Lão giáo ghi nhận rằng: “Người làm ác giữa ban ngày sẽ bị luật pháp con người trừng trị, còn người làm điều ác mà không ai hay biết, thì sẽ bị Trời phạt” (Those who do evil in the open light of
2
day---men will punish them. Those who do evil in secret---God will punish them)
Do Thái giáo cũng dạy rõ rằng “Gieo nhân thì gặt được phước” (Sow in righteousness, reap in mercy) (Hos. 10:12) Thiên Chúa giáo cũng dạy tương tự: Con người gieo giống nào thì gặt giống ấy (whatsoever a man soweth, that shall he also reap) (al.6:7)
Đức Khổng Tử dạy:
Người làm lành, Trời lấy phước trả cho họ, người làm chẳng lành, Trời lấy họa trả cho họ... (Vi thiện giả Thiên báo chi dĩ phúc, vi bất thiện giả Thiên báo chi dĩ họa...)
Đạo Hồi (Đạo Islam)
Kinh Koran, chương 6, câu 132:
Mọi người đều được ban thưởng tương xứng với việc họ làm; và Trời không làm ngơ trước những việc họ làm. (And all have degrees according to what they do; and your Lord is not heedless of what they do.)
Trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đại thừa chơn giáo (Sài Gòn 1950, tr. 204) dạy không khác:
Trời Đất rất công minh, hễ làm lành thì lành trả, gây họa thì họa lai. Hễ gieo giống ngọt thì quả ngọt hưởng nhờ, gieo giống chua thì quả chua nó đậu.
Kinh Sám hối trong tôn giáo Cao Đài diễn tả như sau:
Điều họa phước không hay tìm tới, 3
Tại mình vời nên mới theo mình.
Cũng như bóng nọ tùy hình,
Dữ lành hai lẽ công bình thưởng răn.
Hình ảnh nhân quả nối theo nhau như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe như Đức Phật dạy, Đại thừa chơn giáo (Sài Gòn 1950, tr. 198) diễn tả bằng thơ như sau:
Gieo giống chi mọc liền giống nấy,
Cảm vật nào vật ấy ứng cho,
Coi như trong cái xe bò,
Bánh xe lăn trả kịp giò bước chưn.
Đại thừa chơn giáo (Sài Gòn 1950, tr. 196) còn diễn tả như sau:
Trả vay vay trả liền liền,
Nhơn nào quả nấy, nghiệp duyên buộc mình.
Mỗi người có một định mệnh khác nhau do kết quả của cái nhân mình đã gây ra, còn theo khoa học thì sao? Khoa học có chấp nhận luật nhân quả không?
Nhân quả là luật động và phản động (action and reaction), vì mỗi cái động thì luôn luôn có cái phản động trả lại; động và phản động không bao giờ rời nhau (Action and reaction are companions).
Trong cuộc sống hàng ngày, luật nhân quả vẫn luôn diễn ra quanh ta, nhưng vì quen thuộc quá, ít khi ta nhớ rằng đó là biểu hiện của nhân quả. Thí dụ:
- Ăn rau thì rửa chén mau sạch. Ăn thịt heo rửa chén cực hơn vì bị nhầy mỡ.
- Ăn quá no thì mệt, nặng bụng.
- Ăn quá mặn thì khát nước.
4
- Uống rượu quá độ thì nhức đầu, say xỉn, nôn mửa…
Phản động (quả) nặng hay nhẹ, mạnh hay yếu tùy thuộc vào tính chất của động (nhân). Thí dụ:
- Dập trái banh vào tường càng mạnh, nó dội lại càng mạnh.
- Trèo càng cao, té càng đau và nguy hiểm…
Phản động (quả) mau hay chậm tùy thuộc vào tính chất của động (nhân). Thí dụ:
- Cấy lúa tùy theo giống, sau ba hay sáu tháng thì gặt được. Trồng xoài, sau vài năm mới có trái.
Chính vì cái quả có khi đến chậm, người đời lầm tưởng không có báo ứng. Để sửa sai ngộ nhận này, sách Minh tâm bảo giám, chương Kế thiện, có câu:
Làm lành thì có lành trả, làm dữ thì có dữ trả; nếu như chưa trả là bởi chưa tới ngày giờ. (Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, nhược hoàn bất báo thời thần vị đáo).
Trong sự so sánh cái chết của Tổng Thống Lincoln và Tổng Thống Kennedy cho thấy một sự liên quan kỳ lạ:
Abraham Lincoln được bầu vào Hạ viện vào năm 1846. John F. Kennedy được bầu vào Hạ viện vào năm 1946, nghĩa là đúng 100 năm sau. Abraham Lincoln được bầu làm Tổng Thống vào năm 1860. John F. Kennedy được bầu làm Tổng Thống vào năm 1960, cũng đúng 100 năm sau. Tên Lincoln và Kennedy đều có 7 chữ cái. Cả hai đều quan tâm tới luật nhân quyền. Cả hai đều bị ám sát vào ngày Thứ Sáu.
Cả hai đều bị bắn vào đầu.
5
Thư ký của Lincoln tên là Kennedy. Thư ký của Kennedy tên là Lincoln. Cả hai đều bị ám sát bởi người Mỹ ở miền Nam. Cả hai đều được kế vị bởi người Mỹ miền Nam. Người kế vị của cả hai đều có tên là Johnson. Andrew Johnson, người kế vị Lincoln, sanh năm 1808. Lyndon Johnson, người kế vị Kennedy, sanh năm 1908. John Wilkes Booth, người ám sát Lincoln, sanh năm 1839. Lee Harvey Oswald, người ám sát Kennedy, sanh năm 1939. Lincoln bị ám sát tại rạp hát tên \\\"Ford\\\". Kennedy bị ám sát trên xe \\\"Lincoln -của hảng Ford\\\". Booth chạy ra từ rạp hát và bị bắt trong nhà kho. Oswald chạy ra từ nhà kho và bị bắt trong rạp hát.
Cả hai người John Booth and Lee Oswald đều bị ám sát trước khi bị xử án.
So sánh những chi tiết liên quan đến hai vị Tổng Thống trên cho thấy có một sự liên quan lạ lùng, khiến cho ta nghĩ rằng đây là luật nhân quả.
Thưa BS, trong dân gian, ta thường nghe câu quả báo nhãn tiền, BS có thể giải thích cho khán giả đài VHN-TV biết quả báo nhãn tiền là sao?
Đó là quả báo thấy ngay trước mắt. Tôi xin kể một câu chuyện mà tôi học ngày tôi còn nhỏ. Một người nọ làm một cái mủn vùa cho cha mình ăn cơm, vì ông cha già yếu tay rung, khi ăn cơm hay làm đổ bể chén bát. Một hôm ông thấy đứa con trai của mình, mới lên sáu tuổi, đang tiện một cái mủn vùa, bèn ngạc nhiên hỏi: “Con làm gì vậy?” Đứa con trả lời: “Con làm cái mủn vùa để dành cho Ba ăn cơm khi Ba bằng tuổi của ông nội.”
Câu chuyện này cho ta nghĩ rằng gieo nhân nào thì gặt quả ấy, đúng là quả báo nhãn tiền.
6
Một ví dụ khác được diễn tả bằng câu “hoạnh tài bất phú” có nghĩa là con người không thể trở nên giàu có vì nhờ đồng tiền kiếm được bằng sự lường gạt, và tiền bạc sẽ bị mất đi vì lý do này hay lý do khác.
Tại sao có người suốt đời làm ác mà không bị trừng phạt, mà trái lại được hưởng một đời sống hạnh phúc giàu sang?
Đó là vì người ấy đang hưởng phước đức có được từ kiếp trước, khi nào hưởng hết phước đức, thì tự nhiên sẽ thấy được hậu quả của mình làm tại kiếp này. Đó là trường hợp những người giàu sang lúc còn trẻ và trở nên nghèo khó lúc về già. Còn nếu trong kiếp hiện tại mà hưởng chưa hết phước thì phải đợi đến kiếp sau mới thấy được hậu quả của những điều mình làm trong kiếp này.
Tương tự như vậy, có người suốt đời tu hành làm phải, phục vụ nhân sanh, mà trái lại phải chịu một kiếp sống nghèo nàn cơ cực.
Rất đúng! Đó là vì người này phải trả nợ cho cái quả mình đã gieo từ kiếp trước. Nếu người này tiếp tục tu hành làm điều thiện, thì có thể đến một lúc nào đó, khi trả hết nợ mình đã vay, người này sẽ hưởng được một cuộc đời tốt đẹp hơn.Trong đạo Cao Đài, lúc đầu tiên, có vị tu hành với tất cả lòng thành mà vẫn phải chịu nhiều khổ sở nên ức lòng buồn tủi. Ơn trên đã về cơ an ủi:
Người làm phước có khi mắc nạn,
Kẻ lăng loàn đặng mạng giàu sang.
Ấy là nợ trước còn mang,
Duyên kia chưa dứt còn đang thưởng đền.
Ức lòng dễ tỏ đặng cùng ai!
Hiền đức mà sao chịu khổ hoài.
Lão nói tỏ tường cho đó hiểu,
Cũng là vay trả luật xưa nay.
TNHT 1966, Q2:129
7
Trong kinh sách Cao Đài có đề cập tới vấn đề nhồi quả, BS cho biết nhồi quả là gì?
Có người tu hành cầu nguyện với Ơn trên cho phép trả xong hết nghiệp chướng trong một kiếp, nhưng rủi thay cái nhân xấu quá nhiều, mà dồn lại cho nên phải chịu nhiều tai hoạ khổ sở. Đây là trường hợp những người tu hành nghiêm túc suốt cả cuộc đời mà vẫn còn phải chịu những tai ương hoạn nạn rất lớn trước khi thành đạo. Ấy là:
Muốn mau thoát kiếp luân hồi,
Kiếp này ráng chịu quả nhồi cho mau.
DTCG 1950:198
Thế nào là cái nhân xấu?
Nhân xấu là tất cả những gì mình làm, từ tư tưởng, lời nói đến hành động có thể gây hại cho người khác.
Về lời nói, và hành động thì rõ ràng dễ hiểu. Lời nói như là vu cáo, mắng chửi, hành động như là lường gạt, trộm cắp, giết hại v.v..., còn tư tưởng thì hơi khó hiểu. Xin BS giải thích.
Tất cả sinh hoạt đều là kết quả của năng lực (energy). Năng lực có thể phát xuất ra hành động mình có thể thấy được, nhưng cũng có thể phát xuất ra dưới hình thức tư tưởng mình không thấy được như là tư tưởng thù hận, giết chóc. Dù mình không thấy được rõ ràng, nhưng với người nhạy cảm, họ có thể cảm nhận được. Người nhạy cảm có thể cảm được sự hận thù trong ánh mắt trên vẽ mặt của người đối diện, và sẽ có cảm giác sợ hãi rờn rợn mà người ta thường gọi là ác khí, sát khí, hay tử khí. Khi có một tư tưởng xấu, tư tưởng này có thể tác động dưới hình thức năng lực tác hại, gây tai hại cho người khác.
Trong đạo Cao Đài, Ơn trên có dạy về sự tác hại của tư tưởng như sau:
8
Thứ nhứt là ý:
Ý là ác nghiệt mọi điều,
Trong đời vạn sự, ý nhiều tội hơn.
Ý hay ganh ghét giận hờn,
Răn lòng sửa ý lý chơn mới tường.
Những điều sâu hiểm ghét thương,
Đều do ác ý tạo đường nghiệt căn.
Thứ hai là tư tưởng:
Cũng vì tư tuởng xấu xa,
Gây nên tội lỗi khó qua ý Trời.
Thứ ba là tâm:
Dục tình ái ố mưu thần,
Sa mê danh lợi, tham dâm luỵ trần.
Có khi hằng trăm hằng ngàn người cùng chết chung với nhau như trong tai nạn máy bay, lụt lội, động đất, sóng thần... Có phải là luật nhân quả?
Trong trường hợp này, những nạn nhân có thể đã gây cùng một loại nhân giống nhau. Nhân giống nhau sẽ tạo nên năng lực giống nhau và con người sẽ có những từ tính giống nhau, và sẽ cùng bị thu hút vào một hoàn cảnh để rồi cùng chịu một tai nạn như nhau. Người ta gọi là cộng nghiệp.
Xin Bác sĩ đề cập đến những áp dụng thực tế của luật nhân quả trong cuộc sống.
Không ai ở thế gian này có thể biết được cái nhân mình đã gây nên trong kiếp trước. Nhưng nếu ta chịu khó quan sát những gì đã và đang xãy ra trong cuộc đời của mình ta cũng có thể đoán biết được một phần. Nhìn một người từ ngay lúc mới sanh đã phải chịu nhiều tai nạn, tật bệnh, nghèo khổ, ta có thể biết ngay rằng người này đang phải trả nợ cho cái nhân xấu gây nên từ kiếp trước. Ngược lại, một người khác mới sinh ra đã hưởng được một cuộc sống an
9
bình, đầy đủ hạnh phúc, ta có thể nói rằng người này đang hưởng được cái quả tốt nhờ cái nhân tốt của kiếp trước.
Do đó trong cuộc sống hiện tại, dù trong hoàn cảnh nào, giàu hay nghèo, sướng hay khổ, dù không có thể biết được cái nhân gì mình đã gây nên trong kiếp trước, ta lúc nào cũng cố gắng thành tâm phục vụ nhân sinh. Đây là một cách để tạo nên cái nhân tốt để thứ nhứt có thể hoá giải những cái nhân xấu mình đã tạo nên từ kiếp trước nếu có, và thứ hai là tạo nên cái quả tốt trong tương lai. Dù chưa có thể biết được tương lai sẽ ra sao, nhưng khi làm điều thiện phục vụ được nhân sanh, ta cũng có thể có được sự sung sướng trong lòng, và cuộc đời của ta cũng có thể trở nên an bình, thanh thản.
Giựt giành rốt cuộc cũng tay không,
Nhân quả đeo mang tội chất chồng.
Ví biết phép công cơ thưởng phạt,
Đường tu sớm buớc chí thong dong.
Nói tóm lại, nhân quả là một định luật công bình tuyệt đối của Trời Đất, áp dụng cho tất cả mọi chúng sanh. Tuân theo luật công bình, tức là làm cho người khác những gì mình muốn người khác làm cho mình, và đừng làm cho người khác những gì mình không muốn người khác làm cho mình, thì tất nhiên cả chúng sanh sẽ có được một cuộc đời an nhàn hạnh phúc.

 


Ngủ rồi doanminhgai

Trả lời #8 vào: 17-04-2012 08:58:22
Mình đã bỏ ra cả giờ đồng hồ để đọc đi đọc lại tất cả các bài viết ở chuyên mục này. Hay quá bài viết của các thành viên ở mục này thật tuyệt. Xin cảm ơn tất cả các thành viên đã viết bài.

 


Ngủ rồi phimanh

Trả lời #7 vào: 16-04-2012 20:05:20
Tính Chất Của Nhân Quả


Quy luật của cuộc sống không khác gì tính chất của nhân quả. Hiểu rõ tính chất của nhân quả chính là hiểu rõ quy luật của cuộc sống.

Để hiểu rõ nhân quả trong cuộc sống chúng ta hãy nhìn cây thảo mộc thì sẽ hình dung ra được ngay được nhân quả của con người không khác gì nhân quả của thảo mộc. Tính chất của nhân quả con người không khác gì tính chất của nhân quả của thảo mộc, bởi vì thảo mộc, con người và muôn vàn vạn vật khác trong cuộc sống đều có đồng tính chất, chỉ cần chịu khó để tâm quan sát thì sẽ dễ dàng nhận ra những quy luật chung của cuộc sống.

   [ul] Một nhân cho ra nhiều quả.
    Một quả có nhiều nhân.
    Quả bao giờ cũng lớn hơn nhân nhiều lần.
    Nhân quả của mỗi cây khác nhau.
    Nhân nào quả đó.
    Nhân quả là vô thường.
    Sự tương ưng tái sinh của nghiệp báo nhân quả.
    Những quả của cùng một nhân đều khác nhau.
    Nhân quả có thể chuyển hóa được.[/ul]


    Một nhân cho ra nhiều quả.

Khi gieo một hạt giống xuống đất, chúng ta gặt hái được rất nhiều hoa, quả, củ, trái.

Con người cũng vậy khi gieo một nhân trộm cắp, chính người đó sẽ gặt hái được rất nhiều hậu quả như: bị đuổi rượt, bị truy nã, bị đánh đập, bị bắn giết, bị ngồi tù, bị ức hiếp, bị tra tấn, bị người đời khinh thường, bị người nhà xa lánh, bị lý lịch xấu, khi ra tù khó xin việc làm, v.v…

  Một quả có nhiều nhân.

Trong trái đu đủ có hàng trăm hạt, trái ớt cũng có rất nhiều hạt, tuy nhiên cũng có vài quả có một hạt như quả xoài, v.v…

Con người khi bị nhân quả tới thăm, thường phản ứng lại rất nhanh. Ví dụ khi bị quả có người đánh mình, người bị đánh giận nóng mặt lên, nói những lời nói hung dữ, nạt nộ nhau, tìm cách trả thù, đánh nhau, chém giết bắn nhau,v.v…hoặc nhẫn nhịn, thương yêu tha thứ bỏ qua, nói lời nói xin lỗi, v.v… Những phản ứng đó chính là những nhân mới từ một quả bị người đánh đập.

    Quả bao giờ cũng lớn hơn nhân nhiều lần.

Đúng vậy trái quả nào cũng lớn hơn rất nhiều lần hạt gieo xuống đất từ 10, 100 hay 1000 lần.

Nhân quả của con người cũng như vậy, không phải khi chúng ta gieo nhân trộm cắp  người khác 1 đồng thì sẽ bị người khác trộm lại 1 đồng. Trái lại có khi chúng ta bị người khác trộm lại vật nào đó có giá trị gấp rất nhiều lần. Khi đánh một người một cái, người đó sẽ bị đánh trả lại không phải chỉ một cái mà có khi bị đánh túi bụi bầm dập,v.v…

    Nhân quả của mỗi cây khác nhau

Thời gian cây thực vật cho ra trái, quả, củ rất khác nhau, có khi chỉ trong một ngày (cây giá từ hột đậu xanh), có khi trong vòng vài ngày, vài tháng,…cho đến vài năm (cây lan, cây mai, cây ớt, cây đu đủ, cây lúa, cây xoài,…).

Nhân quả của con người cũng vậy, có người gieo nhân thì gặt quả ngay như khi đánh người thì bị người đánh lại ngay, có khi đến vài tháng, vài năm cho đến vài chục năm.
Có người đặt câu hỏi tại sao những người tham ô của cải nhà nước lại càng ngày càng giàu, không thấy bị quả báo. Đó là vì phước báu thiện của họ vẫn còn, đến khi phước báu hết thì họ sẽ gặt phải quả báo xấu ngay. Do vậy nhân quả của mỗi việc làm của mỗi con người đều khác, không giống nhau và không có công thức nào tính được.

    Nhân nào quả đó

Hạt ớt cho ra trái ớt, hạt đu đủ cho trái đu đủ, hạt xoài cho ra quả xoài, không thể hạt ớt cho ra trái đu đủ hay trái xoài được. Chúng ta ví ớt giống như điều ác, đu đủ giống như điều thiện. Gieo nhân ác thì phải gặt quả ác, gieo nhân thiện thì sẽ gặt được quả thiện.

Nhân quả của con người cũng vậy, gieo nhân nào phải gặt quả đó. Gieo nhân giết hại, ăn thịt hay nướng chúng sanh thì phải có quả báo bị giết hại, bệnh tật, tai nạn, bị hỏa hoạn, phỏng hoặc chết cháy. Gieo nhân biết thương yêu tha thứ người hay muôn loài vạn vật thì có quả báo được thương yêu, gặp may mắn và muôn điều lành khác. Sống tham lam ích kỷ, trộm cắp không bố thí giúp đỡ người thì phải có quả báo nghèo hèn, túng thiếu. Sống không siêng năng tìm tòi học hỏi thì làm sao tạo quả thông minh được. Sống không sân giận, nóng tính và luôn trãi rộng lòng từ đến với mọi người, dùng lời nói diu dàng, ôn tồn thì sẽ có quả báo được nhan sắc đẹp tuấn tú, được người thương mến và có cảm tình thân thiện ngay, ngược lại thì tạo quả nhan sắc xấu xí (bởi vì người nóng tính sân giận, thì có gương mặt rất hung dữ và sát khí).

Nhân nào quả đó, không thể nói gieo nhân dâng hoa cho Phật thì được nhan sắc đẹp hay tuấn tú khôi ngô, hay quy y tam bảo thì được quả thông minh. Gieo nhân làm biếng không học hành, đi cầu xin thần thánh cho thi đậu thì không thể thi đậu được.

    Nhân quả là vô thường.

Sự vô thường đó là sự thay đổi, không bất biến, không bất dịch nghĩa là không có vật gì trên đời này là không thay đổi. Cây thảo mộc rồi cũng phải chết, trái quả cũng có to nhỏ khác nhau, rụng sớm muộn khác nhau, v.v…
Sự vô thường của con người cũng nằm chung trong quy luật của cuộc sống, không thể thoát khỏi. Ai nghĩ rằng chuyện gì đó bất biến, không thay đổi thì chính người đó sẽ tự làm khổ mình, khổ người và khổ muôn loài vạn vật khác. Ai hiểu rõ quy luật vô thường của nhân quả thì người đó không chấp hay dính mắc vào bất kỳ điều gì, vật gì, hay bất kỳ ai, người đó là người sống biết buông xả, biết cách sống đem niềm vui và hạnh phúc đến cho mình, cho người và cho muôn loài vạn vật khác.


    Sự tương ưng tái sinh của nghiệp báo nhân quả

Để dễ hiểu chúng ta hãy nhìn xem cây thảo mộc. Khi cây có trái, người nông phu lại lấy tiếp những hạt từ  trái quả của cây mẹ đầu tiên làm giống gieo xuống đất để ươm thành những cây con mới, những cây con này lại phát triển sanh trưởng lớn lên cho ra trái quả, và cứ như thế bao thế hệ tiếp theo được gieo trồng lớn lên từ thế hệ trước. Cái đặc biệt đáng chú ý ở đây chính là những thế hệ con cháu đó là gốc từ một cây mẹ ban đầu vẫn còn sống chưa chết. Đó gọi là nhân quả hiện tại tương ưng tái sinh.
Còn nếu như cây mẹ chết đi sanh ra những cây con mới gọi là nhân quả cận tử nghiệp tương ưng tái sanh.

Hành động nhân quả của mỗi con người đều phóng xuất từ trường. Nhân ác thì phóng xuất từ trường ác; nhân thiện thì phóng xuất từ trường thiện, nhưng từ trường gồm có hai:
1- Từ trường phóng xuất theo duyên nhân quả nghiệp báo hiện tại.
2- Từ trường phóng xuất theo duyên nhân quả nghiệp báo cận tử nghiệp.

Nghiệp báo của nhân quả có hai trường hợp tái sinh đó là:

        Nhân quả thiện ác hiện sinh nghiệp báo phóng xuất tương ưng tái sinh.
        Nhân quả thiện ác cận tử nghiệp báo phóng xuất tương ưng tái sinh.

Chúng ta hãy thử xem từng trường hợp:
a)      Nhân quả thiện ác hiện sinh nghiệp báo phóng xuất tương ưng tái sinh.
Hằng ngày nhân quả thiện ác của mỗi người qua thân, khẩu, ý đều phóng xuất ra môi trường sống những từ trường nghiệp báo thiện ác, những nghiệp báo đó sẽ tương ưng tái sinh ngay trong từng giây phút hiện tại mà không ai ngờ được.

Nếu như nhân quả nghiệp báo ác thì sẽ tương ưng tái sanh trong môi trường ác. Ví dụ như người thích ăn thịt gà sẽ phóng xuất từ trường ác và từ trường nghiệp báo này sẽ tương ưng tái sinh thành nhiều chú gà con khắp nơi trên thế giới. nhân quả nghiệp báo thiện thì sẽ tương ưng tái sinh vào môi trường thiện. Ví dụ người sống thiện, giữ gìn ngũ giới thì sẽ tương ưng tái sinh trong hiện kiếp vào gia đình nào đó để được sinh ra làm người.

Chính vì tính chất này của nhân quả mà chúng ta nhận thấy dân số thế giới càng ngày càng tăng lẫn người và vật. Không cần phải đợi đến lúc con người chết mới có tái sanh, mà ngay trong từng giây phút hiện tại con người đang sống đã có biết bao nhiêu sự sống được tương ưng tái sinh từ nhân quả nghiệp báo của chính người đó.

Chúng ta còn nhớ về tính chất của nhân quả, “một nhân có nhiều quả”, mỗi mỗi một từ trường nghiệp báo sẽ tương ưng tái sinh ra nhiều chúng sinh chứ không phải một đâu.

Nếu nói rằng khi chết nghiệp báo mới có tương ưng tái sinh thì khi chết một người, có một người tái sinh thì chắc số lượng chúng sinh trên thế giới là một con số không đổi (constant), nhưng thực ra thì không phải vậy, ngày nay số lượng người và vật (gà, bò, heo, cá sấu, cá, v.v…) tăng rất nhiều. Chính những con vật đó chính là con cháu của những người thích ăn thịt gà, bò, heo, cá, tôm, cua,v.v… và chính những con vật đó lại phải trả nhân quả bị người khác giết, ăn, nướng, v.v…

b)      Nhân quả thiện ác cận tử nghiệp báo phóng xuất tương ưng tái sinh.
Trường hợp cận tử nghiệp thì dễ hiểu và ai cũng biết đó là trước khi chết từ trường nghiệp báo cuối cùng của người còn sống phóng xuất vào không gian sẽ tương ưng tái sanh vào những gia đình nào có cùng nghiệp báo tham sân si khắp thế giới, bởi vì thế giới này là thế giới của tham sân si.

Chỉ khi hết tham sân si thì mới không còn tương ưng tái sinh vào thế giới luân hồi này, còn tham sân si thì không thể thoát khỏi thế giới trần gian này. Điều kiện này không phụ thuộc vào người theo tôn giáo nào, ở đây chỉ xét có nghiệp báo tham sân si là đủ điều kiện để quyết định có còn tái sinh hay không tái sinh.


Ví dụ minh họa về tính chất “Sự tương ưng tái sinh của nghiệp báo nhân quả trong hiện tại kiếp”.

Mời các bạn đọc câu chuyện \\\"MƯỜI MỘT NĂM CÕNG BẠN ĐẾN TRƯỜNG\\\"

Qua câu chuyện chúng ta nhận xét được rằng, 2 bạn Hường và Ngân có cùng từ một gốc nhân quả mà ra, và là từ nhân quả trong hiện tại kiếp. Tại sao? Bởi vì 2 cô bạn khác tuổi với nhau. Nếu cùng tuổi thì họ từ nhân quả của một cận tử nghiệp (trước khi chết).

    Những quả của từ một nhân đều khác nhau

Như các bạn đều biết một thân cây bao giờ cũng có nhiều trái, có trái chín sớm, chín muộn, có trái rụng sớm rụng muộn, có trái tròn trái méo, có trái ngọt có trái nhạt, vị của trái cũng không giống nhau, v.v…

Nhân quả của con người cũng vậy, cùng một nhân làm ra nhưng quả sẽ khác nhau.  Ví dụ cùng một nhân bố thí thì sẽ được quả giàu có, có đầy đủ cơm ăn áo mặc, nhưng khi bố thí, có người đem đến tận nơi, có người nhờ người khác đem đến, có người cho bằng hai tay, có người cho bằng một tay,... Chính từ những duyên nhỏ như vậy cũng đem đến quả báu bố thí khác nhau.

Chúng ta hãy đọc mẫu chuyện đã xảy ra ở thành phố Monza: http://chanhkien-pa.blogspot.com/2012/03/nhan-qua-co-trung-hop-khong.html


    Nhân quả có thể chuyển hóa được.

Đối với cây thảo mộc con người luôn không ngừng chuyển hóa chúng thành những cây trái bổ dưỡng, ngon ngọt, thơm và có ích cho con người. Cụ thể như tưới nước, bón phân, cắt ghép giống cây tốt, chuyển gen, giữ lại những gen tốt, loại bỏ những gen xấu,.v.v…Chính vì vậy mà ngày nay chúng ta thấy có rất nhiều loài giống tốt, thu hoạch ngắn ngày, trái mùa, từ cây lúa, cây lan nhiều loại nhiều màu, xoài, sầu riêng, mận thái lan, trái bưởi, quả măng cụt, trái vú sữa, trái thanh long…

Cuộc sống của con người luôn bị nhân quả chi phối như vậy cho nên đức Phật mới nói rằng: “Con người từ nhân quả sinh ra, sống trong nhân quả và chết với nhân quả.”

Khi chúng ta hiểu được câu này thì những giải đáp của cuộc sống đã sáng tỏ, tại sao có người sinh ra trong gia đình giàu sang, nghèo hèn, bệnh tật, chết yểu, thông minh, ngu khờ, thành thị, nông thôn, cao nguyên, biên giới, miền nam, miền bắc, miền trung, hay ở nước Việt Nam, nước Nga, nước Mỹ, v.v…

Ai cũng muốn có cuộc sống sung sướng, hạnh phúc, vui vẻ, thành công, phát đạt, sống lâu, hưởng thụ phú quý đời đời. Vậy yếu tố gì quyết định cuộc sống hạnh phúc đó?
Có phải là do thần thánh phù hộ?

Chỉ cần chịu khó quan sát một chút ai cũng nhận ra rằng, người nghèo, kẻ khó khăn rất tin tưởng thần thánh, họ còn cầu xin thần thánh, đi chùa, đi nhà thờ, cầu nguyện, tụng đọc kinh còn nhiều hơn người giàu sang phú quý, nhưng cuộc sống của họ vẫn nghèo hèn, khó khăn và túng thiếu.

Lại nữa trong bất kỳ tôn giáo nào cũng có người giàu kẻ nghèo, người khỏe kẻ bệnh, người thông minh kẻ ngu dốt, người thành công, kẻ thất bại,v.v… Do vậy tôn giáo không phải là yếu tố chính làm cho con người trở nên giàu có hạnh phúc hay thành công được.

Vậy yếu tố nào là yếu tố quan trọng nhất để có thể chuyển hóa nhân quả. Đó chính là đạo đức nhân bản nhân quả. Đạo đức nhân bản nhân quả là những đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả muôn loài vạn vật khác, nghĩa là những đức hạnh mang niềm vui và hạnh phúc đến cho mình, mọi người và muôn loài vạn vật khác.

Chính vì khi gieo một nhân đức hạnh thì chúng ta sẽ gặt được những quả thiện sum sê thơm ngọt trong tương lai.

Có bao nhiêu đức hạnh? Thưa rằng có rất nhiều không thể kể hết, từ một việc nhỏ như nhặt đinh hay vỏ chuối ngoài đường, cho đến bố thí, chia sẻ những gì mình có cho người khác cho đến biết thương yêu sự sống của những loài vật khác bằng cách không ăn thịt hay giết các loài vật và những lời nói ái ngữ thương yêu,v.v… Chính những đức hạnh đó sẽ giúp cho con người thay đổi được cuộc đời mình.

Để hiểu rõ hơn về một phần đa dạng của đạo đức xin mời các bài đọc bài “Sống Thương Yêu”: http://chanhkien-pa.blogspot.com/2010/09/song-thuong-yeu.html


Kết luận: Tóm lại khi hiểu được những tính chất của nhân quả, con người hiểu rõ được những quy luật của cuộc sống, biết sợ hãi từng hành vi của mình từ lời nói, hành động và suy nghĩ. Tự trau dồi hay sửa lại những gì đã sai phạm, dần dần trở nên toàn thiện con người mình và cảm thấy rất hạnh phúc.

Để đạt được kết quả thì phương pháp “như lý tác ý” hay còn gọi là phương pháp tự kỷ ám thị sẽ giúp chúng ta rèn luyện những đức hạnh tốt. Thiếu “tác ý” con người sẽ bị cuốn trôi vào ác pháp lúc nào không biết. Nhờ có tác ý mà con người sẽ thấy hiểu rõ và làm chủ từng tâm niệm của mình.

Đức Phật đã dạy: “Có như lý tác ý và không như lý tác ý.
Này các Tỳ-kheo, do không như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng.
Này các Tỳ-kheo, do như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt”

(Các lậu hoặc ở đây chính là những điều ác, những điều làm khổ mình, khổ người và khổ những loài vật khác.)
Từ những tính chất này con người có thể dễ đàng tìm thấy được nhân quả của vũ trụ.

Mời các bạn đọc tiếp bài: \\\"Sống Không Làm Người Khác Buồn Khổ\\\"
http://chanhkien-pa.blogspot.com/2012/03/song-nhu-nao-e-khong-lam-nguoi-khac.html

 


Ngủ rồi trexanh

Trả lời #6 vào: 16-03-2012 15:19:05
Nhân quả của tư tưởng và hành vi không tốt:

a) Tham: Thấy tiền của người nổi lòng tham lam, sanh ra trộm cắp, hoặc giết hại người là nhân; bị chủ đánh đập hoặc chém giết, phải mang tàn tật, hay bị nhà chức trách bắt giam trong khám đường, chịu những điều tra tấn đau khố là quả.

b) Sân: Người quá nóng giận đánh đập vợ con phá hạị nhà cửa, chém giết người không gớm tay là nhân; khi hết giận, đau đớn nhìn thấy vợ con bịnh hoạn, nhà cửa tiêu tan, luật pháp trừng trị phải chịu nhiều điều khổ cực, là quả.

c) Si mê: Người say mê sắc dục, liễu ngõ hoa trường không còn biết sự hay dở, phải trái, đó là nhân. Làm cho gia đình lủng củng, thân thể suy nhược, trí tuệ u ám, là quả.

d) Nghi ngờ: Suốt đời cứ nghi ngờ việc này đến việc khác, ai nói gì cũng không tin, ai làm gì cũng không theo đó là nhân. Kết cuộc không làm nên được việc gì cả, đến khi lâm chung, buông xuôi hai bàn tay trắng, đó là quả.

đ) Kiêu mạn: Tự cho mình là hơn cả, khinh bỉ mọi người, chà đạp nhân phẩm người chung quanh, là nhân; bị người ghét bỏ, xa lánh, sống một đời lẻ loi, cô độc là quả.

e) Nghiện rượu trà: Chung nhau tiền bạc ăn nhậu cho thỏa thuê là nhân, đến lúc say sưa, chén bát ngổn ngang, ghế bàn nghiêng ngã, nhiều khi rầy rà chém giết nhau, làm nhiều điều tội lỗi, phải bị phạt vạ và tù tội là quả.

g) Say mê cờ bạc: Thấy tiền bạc của người muốn hốt về mình, đắm đuối quanh năm suốt tháng theo con bài lá bạc, là nhân; đến lúc của hết, nhà tan, nợ nần vây kéo, thiếu trước hụt sau, là quả.

 


Ngủ rồi sat_thu_thu

Trả lời #5 vào: 09-03-2012 19:40:24
quangduy đã viết:
Trích dẫn
Bạn này chắc theo đạo Phật nhỉ?


Nếu các chân lý như:
sanh lão bệnh tử
sanh trụ dị diệt
nhân nào quả nấy

là chân lý

nó không là của ai cả, không là của một tôn giáo nào cả.

Phật Thích Ca là một nhà khoa học, đã quan sát vũ trụ vạn vật, nhận ra các chân lý ấy, đặt cho nó cái tên là \\\"vô thường\\\", rồi nghiên cứu sắp xếp tìm ra căn cơ ngọn nguồn mà hiểu ra cái \\\"nhân sinh quan\\\" sâu xa truyền đến cho ta biết ngày hôm nay. Vậy ngài chỉ là một bậc Tôn sư đáng ngưỡng mộ, chớ không là một thần thánh ban lộc thưởng phạt ai cả.

Ngài lại càng không \\\"làm ra chơn lý\\\" nào cả.

*****

 


Ngủ rồi sat_thu_thu

Trả lời #4 vào: 09-03-2012 17:02:52
HOADAIKHO92 đã viết:
Trích dẫn
Kiếp trước hiến vàng tô điểm phật kiếp này làm quan
kiếp trước xây cầu đắp đường làm ...
.... dâu hiền


đây là dạy cho kẻ sơ cơ, như những bài học trong lớp mẫu giáo, không liên can chi đến đạo phật.

Khi hiễu đạo phật thật sự thì cũng không thể nói có nhơn quả, vì dòng chảy nhơn quả vô cùng tận, làm sao tìm ra được đâu là nhơn, đâu là quả, nhơn nào mà quả nào. Kinh Hoa Nghiêm nói về \\\"trùng trùng duyên khởi\\\" phải đọc và hiễu cho tường tận.

Nói nhân quả, là nói theo tục đế (chân lý thế gian). Là đúng, nhưng chưa đủ, nên phải tìm cho thấu hiễu sâu xa hơn mới có lợi ích.

Nhơn quả cũng không phải là động cơ làm việc thiện, vì tâm thiện là tâm của mọi người có sẵn rồi, chỉ cần thể hiện nó ra mà thôi.

*******

 


Ngủ rồi canthoquetoi

Trả lời #3 vào: 08-03-2012 15:36:07
không phải chỉ có đạo Phật mới có luật nhân quả đâu bạn ạ...Quy luật sống ở đời là nếu ta trồng cây mà không chăm bón phân , nước , đất cho cây thì là sao thu được trái đây hả bạn. Sống ở đời này cần có 1 chữ Tâm. Biết san sẽ cho những ngừơi cơ nhỡ thì lo gì cuộc đời mình không an lành và thư thái .

 


Ngủ rồi quangduy

Trả lời #2 vào: 08-03-2012 09:29:14
Bạn này chắc theo đạo Phật nhỉ?

 


Ngủ rồi HOADAIKHO92

  • Thành Viên
  • *
  • Bài viết: 13
  • Thích 0
Trả lời #1 vào: 27-02-2012 20:18:39
Kiếp trước hiến vàng tô điểm phật kiếp này làm quan
kiếp trước xây cầu đắp đường làm lộ đời nay cưỡi ngựa ngồi kiệu
kiếp trước dâng y cúng dường chư tăng kiếp này mặc gấm mặc lụa
kiếp trước cơm gạo bố thí người nghèo kiếp này có ăn có mặc
kiếp trước dâng gạo cúng chùa kiếp này nhà cao lầu gác
kiếp trước kính trọng người cô độc kiếp này cha mẹ song toàn
kiếp trước mở chuồng phóng sinh thả chim kiếp này đông con nhiều cháu
kiếp trước hay phóng sinh thả cá kiếp này sống lâu
kiếp trước khinh thường coi rẻ chồng kiếp này quả phụ
kiếp trước vong ân bội nghĩa kiếp này làm thân nô tì
kiếp trước hiến dầu đốt đèn phật kiếp này mắt sáng
kiếp trước chửi cha mắng mẹ kiếp này câm ngọng
kiếp trước chê cười lạy phật kiếp này gù lưng
kiếp trước thiếu nợ không trả kiếp này làm trâu ngựa
kiếp trước cúng dường tam bảo góp của phước điền kiếp này không quan chức cũng giàu sang
kiếp trước hiến thuốc cứu mạng người kiếp này khỏe mạnh
kiếp trước ác tâm hại người kiếp này cô đơn khổ cực
kiếp trước giảng kinh thuyết pháp kiếp này công đức vô lượng
kiếp trước hoa tươi cúng dâng Phật kiếp này thêm đẹp đẽ dung nhan kiếp trước chỉ đường dẫn lối kiếp này mọi người kính nể
kiếp trước cúng dường chư tăng kiếp này được vợ thảo dâu hiền