Phải chăng tôi đã vượt lên số phận
Bác Thu Chủ tịch Hội Chữ thập Đỏ của phường đến, nói với tôi viết bài dự thi \\\" Vượt lên số phận\\\". Tôi chẳng hiểu những gì đã xảy ra với tôi, những việc tôi làm. Có phải tôi đã vượt qua số phận mà trời đã \\\"ban\\\" cho hay không? Tôi chỉ thấy những gì tôi đã trải qua, những việc tôi đã làm và đang làm nó cũng bình thường vậy thôi.
.....Theo lời bố mẹ kể lại. Tôi bị sốt cao khi tôi có 7 tháng tuổi. Từ đó đến nay đã 57 năm trôi qua. Tôi không bao giờ đứng thẳng trên đôi chân của mình. Suốt những năm tháng tuổi thơ, tôi gần như sống trong bệnh viện. Bố mẹ cũng đã cố gẵng chạy chữa. Nhưng di chứng bại liệt đã vĩnh viễn cướp đi đôi chân của tôi.
Rồi tôi cũng đến tuổi cắp sách đi học. Nhìn những đứa bạn hàng xóm, có đứa kém tôi đến vài tuổi chúng cũng đã đến trường. Còn tôi thì.....Mãi đến năm lên 8 tuổi, tôi mới được bố mẹ bế đến học lớp Vỡ lòng.
Mới học đến lớp 3. Thì gặp chiến tranh phá hoại của Mĩ...Tôi cùng 3 đứa em về quê ngoại sơ tán. Lúc đó tôi có 11 tuổi, lại không đi đứng được. Vậy mà, vừa đi học vừa chăm 3 em bé. Thổi cơm, giặt đồ cho mình và các em. Không đi được bằng chân thì tôi bò. Mỗi lần giặt đồ cho các em là tôi phải rình xem ông cụ hàng xóm đi vắng. Tôi lén bò xuống ao nhà cụ để giặt.
Về quê đi học ở nơi sơ tán, tôi không còn được bố mẹ đưa đón nữa. Bố mẹ tôi còn phải ở Thành Phố để làm việc. Để được tiếp tục cắp sách đến trường, tôi phải tập đi lạng. Những lúc khó khăn nhất, hình ảnh về anh Nguyễn Ngọc Ký, liệt cả hai tay. Vẫn đi học, học giỏi. Là tấm gương. là động lực cho tôi vươn lên. Rồi Thầy, bạn động viên làm tôi càng cố gắng. Tôi luôn học khá giỏi. Những ngày nắng đi học còn đỡ, những ngày mưa thật là khổ. Đường làng lát những phiến đá to, mưa chơn lầy lội. Lạng tôi nhiều lúc kẹp vào giữa những phiến đá, tôi phải mắm môi mới rút được lên. Và ...Ký ức về người Thầy giáo già, đã nhiều lần đến bên làm điểm tựa cho tôi khỏi ngã. Mãi theo tôi đến tận bây giờ...Đã 45 năm qua rồi, tôi vẫn không bao giờ quên.
Nhưng tôi cố gắng lắm cũng chỉ học được hết cấp 2 (7/10). Lên cấp 3,phải học ở nới xa chỗ tôi sơ tán trên 10km. Tôi không thể đi được. Vậy là tất cả những mơ ước...những mộng mơ đều tiêu tan hết. Suốt mấy ngày liền tôi khóc...Khóc vì thất vọng.
Nhưng cuộc sống vẫn phải tiếp. Còn các em. Hai anh lớn đã đi bộ đội. Ba đứa em đều đang đi học. Bố tôi là viên chức, mẹ là công nhân. Kinh tế gia đình trong những năm đó thật là khó khăn. Tôi đã bị nghỉ học, tôi suy nghĩ mãi. Mình phải làm cái gì để giúp đỡ gia đình. Tôi tự học đan len, nhận lại của mấy dì đan len cho tổ đan xuất khẩu. Nhưng thần kinh giao cảm tôi lại yếu, nên rất hay ra mồ hôi. Không đan len được lâu. Nhà có máy khâu, vậy là tôi mày mò học may. Tôi ngồi hàng giờ tháo từng mũi chỉ cái quần tây của bố. Để xem họ may trình tự ra sao thành một cái quần hoành chỉnh... Lấy cái áo cũ của bố ra, cắt thành cái áo bé hơn may cho em mặc.
Lúc này mẹ tôi lại mắc bệnh tim ốm đau triền miên. Gia cảnh càng túng bấn. Tôi nhận may gia công cho Xí nghiệp may Chiến Thắng. Những năm đó chưa có máy mô-tơ điện như bây giờ. Chân tôi thì liệt , nhưng tôi vẫn phải cố. Không đạp được bằng hai chân, thì tôi đạp bằng một chân. Tôi gác cái chân yếu hơn lên cái chân khỏe, để lấy đà đạp nhanh hơn. Rồi tôi cũng tự học được cắt áo, váy thời trang. Góp phần cùng bố mẹ nuôi các em học hành khôn lớn.
Các anh em lớn...Rồi trưởng thành có gia đình riêng. Lúc đó bố mẹ đã già yếu. Tôi vẫn sống cùng bố mẹ. Vẫn làm và chăm sóc bố mẹ. Đến khi bố mẹ, bỏ tôi về với ông bà.
Đến nay tôi vẫn làm và chia sẻ với các bạn, các em cùng cảnh ngộ.
Đối với tôi, trên đời này vẫn còn những người khuyết tật khổ hơn mình nhiều. Ví như những người khiếm thị, những người bị mất đi đôi tay. Hay những người bị viêm đa khớp. đâu đớn triền miên. Họ muốn làm một việc gì đó cũng không làm được.
Những tấm gương như Thầy Nguyễn Ngọc Ký. Em Việt Anh ( phó giám đốc Trung Tâm phục hồi chức năng cho người khiếm thị) Mới là những người thực sự đã \\\" Vượt lên số phận \\\" mà tôi cần phải học tập./.