Tác giả Chủ đề: Cho đi và nhận lại!  (Đã xem 4379 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi be-buti

Trả lời #7 vào: 15-01-2014 09:24:25
Ở đây chúng ta cử ra một thí dụ, thí dụ chuyện phát tài, phía trước cũng đã nói qua, trong mạng của bạn có một ức (một trăm triệu), giả sử có nhiều tiền như vậy, nếu tâm của bạn hiền hậu, hành vi lương thiện, tuyệt đối chẳng làm việc hại người lợi mình, còn có thể hy sinh cống hiến, thế thì trong đời này bạn sẽ không chỉ có một ức thôi đâu, có thể sẽ có hai ức, tại sao? Nó tăng thêm, do tâm hạnh của bạn quá tốt, trong số mạng đã có mà cả đời còn tiếp tục tu bố thí nữa, làm những việc từ thiện, đem phước lợi cho xã hội, nếu bạn chịu làm những chuyện này, lợi ích chúng sanh, lợi ích xã hội, tiền tài của bạn từ mức căn bản này càng tăng thêm lên, đây là trồng thiện nhân gặt được thiện quả. Nếu chẳng hiểu đạo lý ấy, bạn làm thế nào kiếm ra tiền tài? Bạn phải gạt người khác, trong tâm luôn luôn nghĩ chuyện hại người lợi mình, bạn có thể phát tài hay không? Cũng phát tài nhưng đại khái chỉ có ba chục triệu, năm chục triệu, một ức đã bị giảm hết phân nửa, giảm hết một phần ba, đó là tại sao? Do nghiệp chẳng thiện của bạn tạo thành, nó giảm bớt, do đó có thể hiểu [tại sao lại] thêm, bớt, nhân, trừ. Trong mạng mà có, quý vị sẽ nhất định đạt được. Nếu trong mạng không có, dùng thủ đoạn như thế nào cũng đều chẳng chiếm được, tội tình gì mà quý vị phải tạo ác, chẳng đáng! Phát tài như thế nào? Trong mạng quý vị có, bất luận quý vị buôn bángì cũng đều phát tài. Trong mạng không có, quý vị nghĩ hết mọi cách vẫn chẳng phát tài. Quý vị cầm súng cướp bóc người khác cũng chẳng thể phát tài! Mới sờ đến súng đã bị cảnh sát thộp cổ! Quý vị chẳng có thì cần chi nữa! Giàu sang từ đâu đến? Từ bố thí tài vật mà đến, đây là quả báo. Quả báo của bố thí pháp là thông minh trí huệ, quả báo của bố thí vô úy là khỏe mạnh, sống lâu, tóm lại càng bố thí thì được càng nhiều.
PS. Tịnh Không

 


Ngủ rồi be-buti

Trả lời #6 vào: 09-01-2014 15:49:14
\\\"VÔ LƯỢNG CHƯ PHẬT HÀM CỘNG HỘ NIỆM\\\"
. Trích Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm- Thanh Tịnh- Bình Đẳng- Giác Kinh- Phần 35 (Đĩa 38).
 Pháp Sư: HT. Tịnh Không.
Câu nói này cảm xúc rất sâu sắc đặc biệt, gần như chính mắt chúng ta thấy, chính tai chúng ta nghe, chính thân tiếp xúc, chân thật chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần ủng hộ. Cho nên, thế nhân cầu Phật Bồ tát bảo hộ rất đông, nhưng họ dùng phương pháp gì để cầu? Hối lộ. Họ đến miếu bái bái lạy lạy, cầu khẩn với Phật Bồ tát “Tôi cúng dường ngài từng này, ngài bảo hộ tôi phát tài, sau đó tôi trở lại hoàn nguyện, sẽ cúng dường ngài từng này”. Họ mặc cả với Phật Bồ tát rồi đưa ra điều kiện. Làm gì có loại đạo lý ấy? Nên không có cảm ứng. Để được Phật Bồ tát hộ niệm, bạn không cần điều kiện. Các ngài chỉ xem bạn có thật chịu làm hay không. Làm như thế nào? Y giáo phụng hành. Phật dạy bảo bạn, bạn chân thật phát tâm, không màng đến hậu quả thì bạn được vạn chư Phật hộ niệm. Nếu bạn chịu làm, phát tâm nhưng còn lo lắng, nghi hoặc, chẳng hạn nghĩ xây lầu to tốn rất nhiều tiền nhưng nếu lỡ tín đồ cúng dường không đủ thì phải làm sao, như vậy Phật Bồ tát sẽ không quản việc của bạn. Vì bạn không thật lòng, bạn còn xen tạp vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì làm sao có cảm ứng. Cảm ứng có được duy nhất ở tâm chân thành. Đến lúc đó nếu thật không ai góp tiền, Phật Bồ tát sẽ cho người mang tiền đến. Không thể nghĩ bàn. Đó là thật, nhất định không phải giả. Loại thí dụ cảm ứng này, từ xưa đến nay, chúng ta xem thấy trong truyện ký cảm ứng lục rất nhiều. Chỉ có chí thành tột đỉnh mới được cảm thông. Còn hơi một chút xen tạp, một chút riêng tư thì liền phá hoại hết thảy pháp. Người trụ trì lãnh đạo không mang lòng riêng tư, chỉ có chân thành, thì tôi tin chắc tương lai, người ở trong niệm Phật đường, đồng tu nghe kinh ở giảng đường chỉ có tâm chân thành. Mọi người đồng một mảng chân thành thì sức cảm ứng đó sẽ rất to lớn.

 


Ngủ rồi love_noborder

Trả lời #5 vào: 12-12-2013 12:23:18
ONG GIA đã viết:
Trích dẫn
Đừng từ chối nếu bạn vẫn còn cái để cho đi, có khi chỉ đơn giản là một nụ cười. Tình yêu trao đi – tình người còn lại. Tình người trao nhau – tình yêu còn mãi

Trường Giang



L0ve_noborder vote 1001 phiếu ủng hộ quan điểm của \\\" ÔNG GIÀ\\\". Đừng bao giờ đem ra cân đo đong đếm mình sẽ nhận được trước khi mình cho đi. hãy cho bằng tất cả trái tim và tình cảm của mình. Chỉ có như thể tâm hồn mới thanh thản được, còn ngược lại, nếu bạn tính toán nhận lại được điều gì thì bạn sẽ mãi mãi trong đau khổ mà thôi.
Cái gì cũng cần có cái Tâm. Tôi đã từng tiếp xúc với một người rất giỏi về chữa bệnh, và am hiểu rất nhiều về xã hội. Ông này bảo rằng, thực tế, có bác sỹ chỉ cần cho thuốc 1 ngày là hết bệnh, có những bác sỹ uống thuốc cả tuần nhwung bệnh không thuyên giảm. Ông này giải thích là tác dụng của thuốc đến với bênh nhân thực tế có phần không nhỏ của cái tâm của ông bác sĩ kia chứ không phải là do chất lượng thuốc có vấn đề. Một bác sĩ biết thương yêu bệnh nhân, khi khám bệnh họ đặt niềm mong muốn chữa hết bệnh cho bệnh nhân thì bệnh nhân sẽ nhanh khỏi hơn rất nhiều lần.
Tôi cũng đã trải nghiệm vấn đề này, và để ý quả đúng là như vậy. Người nhà bị cảm, khám và Mua thuốc bác sĩ , quầy thuốc tây lớn nhưng dùng mấy ngày cũng chỉ thuyên giảm sơ sơ, trong khi chỉ cẩn một viên Decogen của một quầy thuốc tây nhỏ ở góc đường là khỏi hẳn. Các bạn hãy thử để ý xem có đúng không nhé.
Ở quê tôi, có một bác sĩ mà bênh nhân kéo tới nườm nượp vì chữa bệnh rất chóng hết, thu nhập chắc là khủng, lúc nào cũng có cả danh sách đăng ký khi khám bệnh. Thế mà, vị bác sĩ nãy vẫn khám bệnh từ 6h00 sáng đến 7 giờ, rồi đi làm, trưa lại khám từ 12 giwof đến 1 giờ, chiều khám từ 4g 30. Cường độ làm việc thật kinh khủng!.
Ông bác sĩ này cần tiền? Không. Vì ông làm 1 ngày có thể tiêu cả tháng không hết với thời gian không có để ăn chơi và tiêu tiền!. Có lẽ vì chính cái tâm của ông, sự yêu thương, thấu hiểu bệnh nhân những lúc đau đớn , bị bênh tật hành hạn mới thôi thúc ông làm điều đó. Và, tôi nghĩ, vô tình điều  đó lại chính là cái đã  làm nên cái \\\" mát tay\\\" trong chữa bệnh của ông- điều đã đến với ông , ở bên ông bác sĩ này từ lâu nhưng ông ta không hề hay biết.

 


Ngủ rồi ONG GIA

Trả lời #4 vào: 10-12-2013 22:49:51
Có thể nói rằng ai cho đi cũng mong được nhận lại, cái cho đi có thể là vật chất, tiền bạc, lời nói, sự cảm thông hay đơn giản là một nụ cười…nhưng người cho đi đều mong muốn nhận lại hay nói đúng hơn là được người cho cho lại, đó có thể là vật chất, tiền bạc, công danh, chức vụ…cho đi cũng có thể với nhiều mục đích, động cơ, sự toan tính khác nhau. Cho đi có khi nằm trong sự tính toán được mất, hơn thua cũng có khi chỉ là lẽ sống thường tình trong đời sống xã hội, người cho đều mong rằng người nhận sẽ được thỏa mãn một cái gì đó thuộc về cá nhân người đó, và nhận lại đôi khi cũng chỉ là có hoặc không cần thiết đối với người cho nhưng với người cho đi nằm trong sự toan tính thì cái mà họ mong nhận lại là phải được đáp ứng lợi ích hay nhu cầu của cá nhân mình.

Thế nên khi mà cho đi không được nhận lại thì họ cảm thấy mất mát, tiếc nuối và nhận thấy người nhận nó đáng bị đem ra để rêu rao, xoi mói, bàn luận về nhân cách hay lối sống thuộc về cá nhân


Tôi xin được chia sẽ với các bạn ở một khía cạnh khác của cùng một vấn đề đó là cái cho đi với người cho đều hoàn toàn là sự tự nguyện không toan tính, không mưu cầu, không hụt hẫng khi người được cho không cho cái nhận lại. Đó là tình yêu, tình thương, tình người, tình cảm mà con người dành cho nhau. Có khi nào ta tự nhủ, tự nghĩ, tự thấy là cái mình cho đi hoàn toàn không vụ lợi không ? có khi nào ta nhận thấy hôm nay tôi cho một ai đó mà ta lại cảm thấy nếu không được nhận lại cũng chẳng sao không ? sống trong một xã hội khi mà giá trị thực đang dần bị đảo lộn, đổi thay người ta lấy sự giàu có, quyền lực, tiền bạc, danh vọng…để làm thước đó đánh giá sự thành đạt, khuôn mẫu của con người thì xã hội này sẽ như thế nào đây? Khi mà thước đo đó được coi là chuẩn mực, là cái để áp đặt lên tất cả để đánh giá nấc thang của giá trị thì người ta cứ thế mà theo rồi bám đuổi lấy cái thước đo hư ảo đó mà bỏ qua hết cái gốc, cái giá trị thực của nhân cách một con người.

Thế nên mới có chuyện cơ chế xin – cho và cho - nhận đang tồn tại và được một số người, nhóm người tôn chỉ xác định là phương châm định hướng giá trị của bản thân mình. Tôi xin thì bạn phải cho vì tôi đã cho và bạn đã nhận nên bạn phải cho…cứ như vậy cái vòng luẩn quẩn, quẩn quanh này mãi ngấm sâu bám lấy để đưa nấc thang giá trị của bạn lên theo quan điểm của bạn.


Cái cho đi nếu xuất phát từ cái gì sẽ được trả lại bằng cái tương tự như thế. Cho đi là tình yêu, tình thương, tình người cái đó xuất phát tự trái tim thì sẽ nhận lại được từ trái tim. Bạn cho một em bé chiếc bánh mì lúc em đang đói khát bằng sự chân thành, thương yêu đồng loại bạn sẽ nhận được lòng biết ơn, niềm vui và lẽ sống. Có thể bạn không nhận ra nhưng cái mà bạn nhận lại được còn hơn cả trăm ngàn lần cái bạn cho đi là cái mẩu bánh mì đó. Ví như bạn đã làm cho em bé thoát khỏi cơn đói, làm cho em bé cảm nhận được tình người vẫn còn tồn tại trong cuộc sống mưu sinh bon chen của em, bạn đã vô tình dạy cho em bé biết sẻ chia, biết yêu thương con người nhiều hơn, bạn đã là tấm gương để em bé đó noi theo nếu sau này em bé đó có gặp hoàn cảnh tương tự như vậy….chỉ vài điều tôi đưa ra thôi bạn đã thấy được rất nhiều từ sự nhận lại vô hình đó phải không?


Đừng từ chối nếu bạn vẫn còn cái để cho đi, có khi chỉ đơn giản là một nụ cười. Tình yêu trao đi – tình người còn lại. Tình người trao nhau – tình yêu còn mãi

Trường Giang

 


Ngủ rồi hoahonggai

Trả lời #3 vào: 29-11-2013 08:27:18
Cho đi và nhận lại: Con đường dẫn đến thành công!

MỘT CÂU CHUYỆN RẤT ĐÁNG SUY NGẪM CỦA TỔNG THỐNG BRAZIL: TỪ MỘT CẬU BÉ ĐÁNH GIÀY TRỞ THÀNH TỔNG THỐNG.


Năm 12 tuổi, vào 1 buổi xế chiều có 1 người khách là chủ 1 tiệm giặt ủi và nhuộm áo quần đến chiếu cố, 3 đứa trẻ chạy lại chào hàng. Ông chủ tiệm nhin vào 3 cặp mắt van xin khẩn khoản đó, không biết quyết định chọn đứa nào. Cuối cùng ông ta nói: \\\"Đứa nào cần tiền nhất, thì tôi cho nó đánh giầy và sẽ trả công 2 đồng.\\\"

***

Công đánh 1 đôi giầy chỉ có 20 xu, 2 đồng đúng là 1 món tiền rất lớn. 3 cặp mắt đều sáng lên.

Một đứa nhỏ nói: \\\"Từ sáng đến giờ cháu chưa được ăn gì cả, nếu không kiếm được tiền hôm nay, cháu sẽ chết đói!\\\"

Đứa khác nói: \\\"Nhà cháu đã hết thức ăn từ 3 ngày nay, mẹ cháu lại đang bệnh, cháu phải mua thức ăn cho cả nhà tối nay, nếu không thì lại bị ăn đòn...\\\"

Cậu Lula nhìn vào 2 đồng bạc trong tay ông chủ tiệm, nghĩ ngợi 1 lúc, rồi nói: \\\"Nếu cháu được ông cho kiếm 2 đồng này, thì cháu sẽ chia cho 2 đứa đó mỗi đứa 1 đồng!\\\"

Câu nói của Lula làm ông chủ tiệm và 2 đứa nhỏ kia rất ngạc nhiên.

Cậu giải thích thêm: \\\"Tụi nó là bạn thân nhất của cháu, đã nhịn đói hết 1 ngày rồi, còn cháu thì hồi trưa còn ăn được ít đậu phụng, nên có sức đánh giầy hơn chúng nó, Ông cứ để cháu đánh đi, chắc chắn ông sẽ hài lòng\\\".

Cảm động trước câu nói của thằng nhỏ, ông chủ tiệm đã trả cho Lula 2 đồng bạc sau khi được cậu bé đánh óng đôi giầy. Và thằng nhỏ Lula giữ đúng lời, đã đưa ngay cho 2 đứa bạn mỗi đứa 1 đồng.

Vài ngày sau, ông chủ tiệm đã tìm đến thằng nhỏ Lula, nhận chú bé cứ sau buổi tan học là đến học nghề ở tiệm giặt nhuộm của ông ta và bao cả bữa cơm tối. Tiền lương lúc học nghề tuy là rất thấp nhưng so với đánh giầy thì khá hơn rất nhiều.

Thằng bé hiểu rằng \\\"Chính vì mình đã đưa tay giúp đỡ những người khốn đốn, nên mới đem đến cho mình cơ hội làm thay đổi cuộc đời.\\\"

Từ đó, miễn là có khả năng, chú bé Lula không ngần ngại giúp đỡ những người sống khốn khổ hơn mình. Sau, Lula nghỉ học đi làm thợ trong 1 nhà máy. Để bênh vực cho quyền lợi của những người thợ, cậu ta tham gia vào công đoàn.

Năm 45 tuổi, Lula lập ra đảng Lao-Công.

Năm 2002, trong cuộc ứngcử tổng thống, khẩu hiệu của Lula là: \\\"Ba bữa cơm no cho tất cả những người trong quốc gia này\\\". Và đắc cử làm Tổng Thống xứ Brazil. Năm 2006 đắc cử nhiệm kỳ 2, cho 4 năm tới.

Trong 8 năm tại chức, ông đã thực hiện đúng lời mình đã hứa: 93% trẻ em và 83% người lớn ở nước này được no ấm.Thực hành đúng tâm niệm: giúp đời!

Và nước Ba-tây dưới sự lãnh đạo của Ông đã không còn là \\\"con khủng long nhai cỏ\\\" mà đã trở nên \\\"Con mãnh sư Mỹ Châu\\\". Và xây nên nền kinh tế đứng thứ 10 trên thế giới.

Luiz Inácio Lula da Silva: đó là tên của vị tổng thống Brazil giải nhiệm vào 31.12.2010.

Trong cuộc sống hiện tại bây giờ rất hiếm người có thể suy nghĩ và sống tốt được đến như thế. Một con người rất đáng để chúng ta học hỏi và noi theo.

Sưu tầm.

 


Ngủ rồi be-buti

Trả lời #2 vào: 18-11-2013 14:29:23
CHo đi và nhận lại :Cách để đạt được giàu sang, thông minh, khỏe mạnh sống lâu :

Lão Pháp sư Tịnh Không giảng :

Phát tâm bố thí cho tất cả chúng sanh, quả báo chính là tiền của. Rất nhiều hào môn quý tộc, đại phú trưởng giả trong xã hội ngày nay có của cải hùng hậu. Của cải này do đâu mà có? Họ tự kiếm ra hay vận may đến, và tại sao chúng ta không kiếm ra được? Xin nói thành thật, của cải này trong mệnh đều có. Trong mệnh của họ có, không luận từ nghề nghiệp nào. Nghề nghiệp chỉ là cái duyên. Bất cứ nghề nghiệp nào cũng có thể kiếm ra tiền, đều có thể giàu sang. Nếu trong mệnh không có, người ta đem tặng bạn cả ngân hàng cũng không qua được hai tháng là phá sản. Đạo lý này phải hiểu. Tiền của không phải do tranh giành mà được cũng không phải có thể kiếm ra. Tôi nghe nói có một quyển sách xuất bản tên là “Chí phú bí quyết”. Đó đều là giả. Chúng ta mua về xem chỉ giúp họ phát tài vì bán được sách, ngoài ra không có lợi ích gì. Tất cả phải có trong mệnh, thời xưa nói “Công danh phải có mệnh”. Công danh chính ngày nay chúng ta gọi là học vị. Học vị là do mệnh, làm quan cũng do mệnh, phát tài nhiều ít cũng do mệnh. Làm sao trong mệnh của họ có được? Vì nhân đời trước đã trồng, họ trồng cái nhân thù thắng nên quả báo đời này thù thắng. Nhân không thù thắng thì quả báo cũng liền có kém khuyết. Do đây có thể biết, tu nhân mới có được quả.

Cho nên Phật dạy bảo chúng ta, tu tài bố thí thì được tiền của, tu pháp bố thí thì được thông minh trí tuệ, tu vô úy bố thí thì được khoẻ mạnh sống lâu. Tiền cũng cần, thông minh cũng cần, khoẻ mạnh sống lâu càng cần hơn, nói chung ba thứ quả báo này đều cần đến. Nếu không tu ba loại nhân này, ngày ngày khởi vọng tưởng thì không thể thành tựu được. Có cầu Phật Bồ tát, Phật Bồ tát cũng không thể nào giúp đỡ. Nên nhớ, Phật Bồ tát không thể ban phước cho chúng ta. Nếu trong mệnh không có, Phật Bồ tát đến ban cho chúng ta, vậy thì con người cần gì phải tu nữa. Mỗi ngày nịnh bợ Phật Bồ tát là được? Không hề có việc này, nịnh bợ cũng vô ích. Phật Bồ tát thương mà không thể giúp. Chúng ta thường nói: “được Phật Bồ tát bảo hộ, gia trì”. Sự bảo hộ, gia trì đó không gì khác hơn là đem những đạo lý này nói rõ, đem chân tướng sự thật nói tường tận cho chúng ta. Chúng ta hiểu được đạo lý, y theo phương pháp Phật dạy, chính mình tu tập thì liền có quả báo thù thắng, đó là gia trì của Phật Bồ tát, vạn nhất không nên mê tín.

Do đó, người chân thật thông hiểu, chân thật giác ngộ sẽ biết nên đặt tiền ở đâu cho tốt. Xã hội hiện tại thường đầu tư vào cổ phiếu, đất đai, đủ loại phương pháp để kinh doanh tiền của. Trong hai năm kinh tế không, một trăm vạn biến thành mười vạn, dẫn đến rất nhiều người tự sát. Kinh Phật nói: “Tài vi năm nhà cộng hữu”, không phải chúng ta có tiền của, chẳng qua là tiền của hiện ra trước mắt để chúng ta xem thấy và cảm giác nó thuộc sở hữu của mình mà thôi. Phật dạy bố thí, cúng dường cha mẹ, cúng dường Tam Bảo, bố thí tất cả chúng sanh, tiền của chúng ta sẽ không bao giờ thiếu. Phải ghi nhớ, tiền dùng không thiếu là tốt, không cần phải tích luỹ, không cần nhiều. Nhiều tiền của, tai nạn liền đến, cho nên phải biết xả tài. Nhà Nho cũng nói “tích nhi năng tán”, xả ra mới là người thông minh. Người Trung Quốc hay cúng thần tài, ai cũng muốn phát tài, nhưng người thời trước có trí tuệ, thông minh, họ không mê tín.

Chúng ta kinh doanh buôn bán, phải lấy Phạm Nặc làm mô phạm. Ông là người có trí tuệ, có học vấn, không luận làm bất cứ việc gì ông đều thành công. Cho nên phải hiểu tán tài, biết kết ân huệ với tất cả chúng sanh, trong Phật pháp chúng ta gọi là kết duyên, khi chúng sanh nhận ân huệ thì chúng ta có thể gặp nạn hay sao? Không thể. Không có gì ăn sẽ tự nhiên có người đưa đồ ăn đến, không quần áo mặc sẽ có người đưa quần áo đến, không thiếu thứ nào. Thậm chí không có nhà ở cũng sẽ có người đưa nhà cho ở, vô cùng tự tại. Chỉ cần chịu tu bố thí thì phước báu tự nhiên. Cho nên không cần đầu tư tiền vào ngân hàng, để ở đâu cũng không đáng tin bằng bố thí cho tất cả chúng sanh. Nhất định số tiền đó không thể mất, hơn nữa còn có lợi tức gấp nhiều hơn lợi tức trong bất cứ hình thức đầu tư buôn bán nào. Tôi nói lời này là lời chân thật.

Bản thân tôi là thí dụ, mười phương cúng dường đến cho tôi, tôi thảy đều đem bố thí hết. Tôi đến bất cứ nơi nào, trên người không cần mang theo một đồng, nghĩ cái gì thì người ta đều đưa đến cúng dường, thậm chí dùng không hết. Thật tự tại. Thọ dụng trên đời sống vật chất là tuỳ tâm sở dục. Bản thân tôi đời trước không có phước. Phước báu này của tôi là tu được từ lúc nào? Sau khi học Phật hiểu rõ được đạo lý tôi mới thật làm, vậy thì phương pháp bố thí này, đại sư Chương Gia dạy cho tôi, tôi thật làm, đã làm rất có hiệu quả, tôi tin sâu không nghi, chân thật tin tưởng, đại sư dạy tôi “Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng”. Chỉ cần chịu bố thí, đến khi thiếu kém thứ gì, trong lòng vừa nghĩ thì liền có người đưa đến. Những năm đầu tu tương đối ít nhưng tôi cũng đã có cảm ứng. Khi tôi đang cầu học, đời sống rất gian khổ khó khăn. Tôi mong muốn kinh sách, muốn nghiên cứu kinh giáo, trong lòng vừa nghĩ thì đại khái không đến một tháng có người mang đến. Đến nay tôi chỉ nhớ lần thời gian dài nhất là sáu tháng tôi mới có được quyển sách mình cần, đó là quyển Trung Quán Luận Sớ. Còn các quyển khác như Hoa Nghiêm Kinh Sớ Sao, tôi vừa mới học Phật, trong lòng nghĩ muốn thì liền sau một tháng có người mang đến. Chân thật “Hữu cầu tất ứng”. Miễn là mong cầu đó đúng lý đúng pháp thì đều cảm ứng. Tôi luôn hiểu rõ đạo lý này, thấu suốt chân tướng sự thật.

Nhiều năm đến nay kể từ 26 tuổi học Phật, lão sư dạy bảo, tôi chăm chỉ làm, càng làm cảm ứng càng không thể nghĩ bàn. Cho nên từng câu từng chữ trên kinh Phật, tôi tin sâu không nghi, y giáo phụng hành, rồi chính mình được lợi ích. Bố thí tài được tài phú, bố thí ăn uống thì được ăn uống, bố thí quần áo được quần áo, bố thí phòng ốc được phòng ốc, linh nghiệm vô cùng. Bố thí Phật pháp được thông minh trí tuệ, được biện tài vô ngại, đó là điều mọi người đều cần đến. Chúng ta phải tu pháp bố thí, cúng dường. Bố thí vô uý rất đơn giản, thuận tiện chính là ăn chay. Ăn chay để từ nay về sau không hại tất cả chúng sanh.

 


Ngủ rồi kim bang

  • Mắt thương nhìn cuộc đời!
  • NTCM
  • Người Tôi Cưu Mang
  • *****
  • Bài viết: 1.085
  • Thanked: 834 times
  • Thích 5
  • Giới tính: Nam
Trả lời #1 vào: 10-11-2013 11:56:22
Cho Đi Là Hạnh Phúc Hơn Nhận Về
Đăng bởi dacnhantam ngày 01 November, 2013

  “Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.”  “Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: “Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giày.”

  “Vị giáo sư ngăn lại: “Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao.”

 “Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.”

 “Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền. Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một món quà đúng lúc, cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.”

 “Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: “Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?” Người thanh niên trả lời: “Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: “Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.

Nguồn: Sưu Tầm

 Trường Doanh Nhân Đắc Nhân Tâm – Dale Carnegie Vietnam