Tác giả Chủ đề: Quảng Trị - Cụ Viên - Nuôi 3 người con tâm thần  (Đã xem 2544 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi phuclehuu

  • Lười Ăn - Chăm tán gái!
  • Người Tôi Cưu Mang
  • ****
  • Bài viết: 2.324
  • Thanked: 2451 times
  • Thích 1800
  • Giới tính: Nam
  • Lười ăn, chăm tán gái!
Trả lời #2 vào: 02-01-2015 12:49:31
Mod đổi dùm tiêu đề. Xin cảm ơn.

Nhờ các bạn Quảng Trị bố trí xác minh. Thân ái.

Bước dài _ Không vội vã!
 


NIHA

  • bạn
Trả lời #1 vào: 27-10-2014 21:18:41
Bước qua tuổi 86, sức khỏe yếu dần thế nhưng Bà Nguyễn Thị Viên (ngụ thôn Thanh Lê, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

Bà vẫn chưa có được một giây phút nào ngơi nghỉ. Quanh năm suốt tháng lặn lội kiếm tiền, nuôi ba đứa con bị bệnh tâm thần và chăm sóc người chồng ốm đau, lẩn thẩn. Ở tuổi gần đất xa trời, bà luôn canh cánh bên lòng nỗi lo, lỡ một mai bà về với cát bụi, các con bà biết nương tựa vào ai.

Nhà chỉ toàn người “điên”
Chúng tôi gặp bà Viên sau khi bà kết thúc chuyến hành trình dài từ Khe Sanh trở về. Khuôn mặt khắc  khổ không giấu nổi vẻ mệt mỏi, bà cho biết đứa con trai út của bà ở trên đó, đang bị bệnh tật hành hạ nên bà phải tất tả lên thăm. Được hai ngày, bà lại tức tốc lên xe quay về chăm ba đứa con “ngây dại”. Bà bảo, “vì để mấy đứa ở nhà tui không yên tâm”.
Bên trong căn nhà ọp ẹp, trống trải, chẳng có thứ gì đáng giá, bà ngậm ngùi khi kể về thời tuổi trẻ của mình. Ngày ấy bà là cô thôn nữ  “hay lam hay làm”. Cái nghiệt ngã của chiến tranh không khiến bà ngã quỵ. Gia đình quá nghèo, bà chấp nhận ở vậy làm việc phụng dưỡng mẹ cha già, lo lắng chăm sóc gia đình. Khi anh cả của bà yên bề gia thất, có được hai đứa con nhỏ, bà mới dám nghĩ đến phận mình.
Được ông Nguyễn Huynh (1926) - một người ở làng bên đem lễ qua hỏi. Lúc đầu bà hơi ngại, vì phải lấy chồng “khác làng”. Nhưng rồi  nghe lời khuyên của một người thân, “vô đây làm dâu cho có chị có em”, bà gật đầu đồng ý.
Từ ngày về nhà chồng, một tay bà vun vén mọi việc. Năm đứa con lần lượt ra đời mang theo hi vọng của bà về một gia đình êm ấm. Nhưng trớ trêu thay, ngoài đứa con đầu ra, bốn người con còn lại đều mang trong mình căn bệnh tâm thần. Có lúc bà thấy mình như ngã quỵ, nhưng vì con, vì cuộc sống nên bà phải cố gắng.
Ba người con bà Viên là Nguyễn Thị Thiu (1969), Nguyễn Thị Thương (1958), Nguyễn Thị Nhớ (1968) sinh ra đều là những đứa trẻ khỏe mạnh, nhưng cứ đến tầm 20-22 tuổi thì các chị lần lượt có dấu hiệu của triệu chứng bệnh tâm thần. Thương con, nghe ở đâu có thầy hay thuốc giỏi, bà Viên lại chạy vạy ngược xuôi đưa con đi khám, chữa trị. Từ bệnh viện cho đến thế giới tâm linh, ai chỉ đâu, bà đi đó. Thế nhưng khi đi hi vọng bao nhiêu thì khi về bà chỉ ôm thêm nỗi thất vọng trong lòng. Bao nhiêu tiền của, tài sản trong nhà cứ dần dần đội nón ra đi, trong khi bệnh tình của các con lại không thấy thuyên giảm.
Giờ đây, mỗi khi trái gió trở trời, các con bà lại lên cơn, đập phá đồ đạc, la hét giữa trời, có khi lại cầm gậy đánh cả cha mẹ. Trong đó chị Nhớ bị bệnh nặng nhất và cũng khiến bà lo lắng nhất. Được biết, ngày trước chị đã từng nhảy xuống giếng sau nhà tự tử. May mắn chị được người nhà kịp thời phát hiện và đưa lên. Có nhiều đêm chị la hét giữa đêm khuya khiến ai cũng rùng mình khiếp sợ. Hàng xóm xung quanh, ngày trước còn cảm thấy khó chịu vì giấc ngủ bị quấy rồi, sau thành quen.
Ngoài ba cô con gái tâm thần, hai người con trai còn lại của bà đều đã yên bề gia thất. Anh đầu còn tỉnh trí nhưng cuộc sống khốn khó, quanh năm làm bạn với ruộng đồng, lại có ba con nhỏ. Cuộc sống quá cơ khổ, nên nhiều khi cũng muốn giúp đỡ ba mẹ phần nào để nuôi em, nhưng anh cũng đành “lực bất tòng tâm”.
Anh Thưởng  kém may mắn hơn anh trai mình, cũng bị “điên điên khùng khùng” như các chị. Trước hoàn cảnh gia đình thê lương cùng với phận mình cũng chẳng mấy tốt, anh xung phong đi theo chính sách đưa dân lên định cư xây dựng vùng kinh tế mới tại Khe Sanh (Hướng Hóa, Quảng Trị).  Không lâu sau đó, anh kết hôn và chờ đợi ngày được làm ba. Đau đớn thay, đứa con của anh vừa cất tiếng khóc chào đời lại mắc căn bệnh tim bẩm sinh, bản thân anh cũng hay đau ốm. Nghiễm nhiên anh trở thành người nghèo nhất trong những người nghèo nơi vùng kinh tế mới xa xôi.
Chẳng ai biết được căn nguyên tại sao cả nhà bà Viên đều bị tâm thần. Anh Canh (cháu của ông Huynh) cho biết: “Không biết có phải gen di truyền bên ngoại (bà Viên) không. Bên nhà bà có một người thân cũng bị tâm thần, đã từng cầm dao giết người, chứ bên nội thì không ai bị tâm thần cả”. Nhiều người ác miệng, cho rằng bà Viên ngày xưa ăn ở không tốt, nên mới bị trời phạt.
Dù vì lí do gì, người mẹ già cũng đã đi gần hết chặng đường đời, vẫn phải gắng sức, gồng mình làm việc. Bà vừa chống chọi với bệnh tật, vừa vắt kiệt sức nuôi dưỡng, chăm sóc ba đứa con mắc bệnh tâm thần suốt bao nhiêu năm dài đằng đẵng. Với hoàn cảnh khó khăn như thế, bà Viên chỉ còn biết cầu cứu sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội.
Mẹ già gồng gánh nuôi con
Bước qua tuổi 86, mắt mờ, lưng còng, tay chân yếu, thần trí lãng đãng nhưng bà Viên vẫn phải gồng gánh trên vai gánh nặng gia đình. Ngày trước bà hay đi buôn ở trên Khe Sanh. Mua ít gà vịt ở dưới này đem lên bán mong kiếm được ít đồng.  Biết hoàn cảnh của bà, ai cũng thương cảm, xen lẫn ngậm ngùi, xót xa. Nhiều chủ xe thương tình, cho bà đi nhờ miễn phí. Người thì cố gắng mua hàng giúp bà, phần nữa thì quyên góp cho bà ít tiền về chăm nom con cái. Số tiền không nhiều nhặn, nhưng là tấm lòng của những người không quen biết đã thương tình giúp đỡ. Ai cũng khó khăn, nhưng hành động “của ít lòng nhiều” của họ lại giúp bà có niềm tin hơn vào những điều tốt đẹp trong đời.
Chị Chót (con dâu của bà Viên) cho hay, khi chị về làm dâu đã thấy hoàn cảnh gia đình nhà chồng khốn khó.  Chứng kiến được sự vất vả, khổ cực, thấy được sự hi sinh của bà Viên, chị lại càng thương càng quý mẹ chồng hơn. Nhà có được mấy sào ruộng, một thân một mình bà lội bùn cày cấy chẳng đủ cho năm miệng ăn. Ở gần nên chị cũng thường xuyên chạy qua giúp đỡ, đỡ đần bà những công  việc nhà.
Chị thương cho số phận của các em chồng, nên thấy mình còn may mắn nhiều. Bị bệnh, các chị đã không nếm trải được những vị ngọt của cuộc đời. Không bao giờ có cơ hội được làm vợ, làm mẹ như bao người phụ nữ khác. Cuộc sống của cả gia đình bây giờ chỉ nhờ vào số tiền trợ cấp hàng tháng của nhà nước. Nhờ vào số tiền ít ỏi ấy mà năm miệng ăn sống lay lắt qua ngày.
Kể về những đứa con của mình, bà bảo “giờ đây, cũng chẳng mong hai đứa con trai giúp gì cho mình, chỉ cần hắn mạnh khỏe, mần ăn răng cho đủ ăn đủ sống, nuôi vợ nuôi con để tui đỡ phải lo là được rồi”. Bà chỉ vào chị Nhớ đang ngồi nghịch đất dưới gốc cây ngoài đường tựa như một đứa trẻ rồi nói tiếp: “Mấy đứa ni thì chừ cứ rứa đó, có biết cái chi mô. Tui làm chi cũng được, vất vả mấy cũng chịu được, chỉ mong hắn đừng lên cơn, cả nhà được bình yên là mừng”.
Ông Huynh – chồng bà, năm nay cũng đã 88 tuổi. Ngày còn trẻ, ông cũng chăm chỉ làm lụng, giúp bà nuôi con. Nhưng vài năm trở lại đây, do tuổi già sức yếu, đau ốm liên miên, ông không còn đủ sức làm việc, lại trở thành gánh nặng cho bà. Mệt mỏi gồng gánh cả gia đình, nhưng bà chưa bao giờ oán trách nữa lời. Bà bảo, vì số phận quá nghiệt ngã với bà, nên đành cắn răng chấp nhận. Tay run run nhấp ngụm nước chè, bà tâm sự: “Cũng may nhờ trời tui còn chút sức khỏe, đi đi lại lại được, chứ nếu như nằm một chỗ thì cũng không biết phải làm răng”.
Nhiều người vất vả một đời nuôi con mong về già được chút yên bình mà an hưởng tuổi già, nhưng bà Viên lại không có được phước phần đó. Suốt một đời cưu mang con, khi con trưởng thành bà vẫn phải oằn lưng nặng gánh vì con. Ở tuổi gần đất xa trời, bà vẫn sợ ngày nào đó qua đời, các con ngây dại sẽ bơ vơ. Bà nói trong nước mắt: “chừ mà tui sống thì mấy đứa hắn sống. Tui mà chết thì hắn cũng khó mà sống yên được”.