Tác giả Chủ đề: Trở thành nguời có đạo đức tốt có dễ không?  (Đã xem 7070 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi love_noborder

Trả lời #1 vào: 11-03-2016 12:50:49
Đạo đức là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một thành tố trong tính cách và giá trị của một con người. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.
Vậy đạo đức là gì mà chúng ta phải học lâu thế, học hoài đến già, đến lúc gần đất xa trời vẫn chưa xong, vẫn còn bị gọi là “ thiếu đạo đức “ trong một số truờng hợp. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau dành vài phút để mổ xẻ xem ĐẠO ĐỨC là cái gì, vì sao mà ta suốt đời phải học nó?
Vì sao học đạo đức cả đời mà ta vẫn bị thiếu??? Vì đơn giản là chúng ta đang nhầm tuởng nguời có đạo đức là nguời cao siêu, là phi phàm, còn đối với phàm dân như chúng ta, chỉ có thể làm tốt nhất có thể các phạm trù  mà thôi. Thực ra , chúng ta chẳng cần học hành gì cả. Để trở thành nguời có đạo đực tốt, chúng ta chỉ cần:
1.   Hãy đặt mình vào vị trí của nguời khác ( nếu Họ là Ta).
2.   Hãy đặt vị trí nguời khác vào vị trí của mình ( Nếu Ta là Họ).
Đặt mình vào vị trí nguời khác , đặt vị trí nguời khác vào vị trí của mình sẽ làm cho con nguời biết cảm thông, biết yêu thuơng, biêt chia sẻ , thấu hiểu đuợc tình cảm, tâm tư giữa nguời và nguời, giữa con nguời và động vật,  để từ đó,chúng ta  sửa đổi hành vi, hành động của mình cho phù hợp. Đặt mình vào vị trí nguời, đặt nguời vào vị trí mình, sẽ làm cho chúng ta luôn luôn lằng nghe, luôn luôn thấu hiểu và tránh xa điều xấu, điều ác, làm xã hội yên bình hơn, tuơi đẹp hơn.
Trong gia đình, Nếu ta đặt mình vào vị trí làm cha, làm mẹ, mới thấy đuợc những tình thuơng của cha mẹ với con cái nhu thế nào. Từ đó, chúng ta mới phát sinh lòng yêu thuơng, hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng ông bà. Đây không phải là truyền thống đạo đức tốt đẹp từ bao đời sao?
Một nguời chồng biết đặt mình vào vị trí của nguời vợ thì sẽ biết cảm thông, chia sẻ, thuơng yêu vợ con và tất nhiên, không bao giờ có tư tuởng ngoại tình hay đánh đập vợ con ….
Biết đặt mình vào vị trí của nguời chờ xe, nguời  tàn tật, nguời có thai, hiểu đuợc những đau đớn, khó nhọc trong cuộc sống của họ, chúng ta mới xếp hàng khi chờ đợi, chúng ta mới nhuờng ghế cho cụ già, phụ nữ và trẻ nhỏ mà không cần ai nhắc nhở và khuyên bảo.
Biết đặt mình vào vị trí của nguời đi đuờng, những nguời vất vả lái xe để tham gia giao thông trên đuờng , nguy cơ tai nạn giao thông rất lớn, thì chúng ta mới không chiếm dụng lòng lề đuờng, chúng ta tự có ý thức để xe ngay ngắn,  đi đúng làn đuờng, đúng vị trí để dễ tiếp cận và không cản trở giao thông khi đưa/ đón con trẻ lúc tan truờng.…..
Đặt mình vào vị trí nguời có nguời thân đang nằm thoi thóp trên xe cấp cứu chúng ta mới thấu hiểu , cảm thông , và chúng ta mới tự động nhuờng đuờng ưu tiên để nguời bị nạn đến bệnh viện nhanh nhất mà chẳng cần phải học cả một đống luật giao thông .
Chúng ta đặt mình vào vị trí của những nguời nông dân một nắng hai suơng,  chân lấm tay bùn, những nguời công nhân ngày đêm dãi nằng dầm suơng trên công truờng xây dựng thì ta mới thấu hiểu họ, mới biết trân trọng mồ hôi và công sức lao động cũng như giá trị của đồng tiền chân chính, để rồi ta tực nhắc mình, quyết không phung phí, không tham gia cờ bạc, cá độ, số đề…..  Đây không phải là phẩm chất đạo đức tốt đẹp sao?.
Chúng ta đặt mình vào vị trí của một … lãnh đạo, chúng ta sẽ thấu hiểu đuợc những quyết định của lãnh đạo là vì cái chung chứ không phải riêng cho ai cả, từ đó, chúng ta có những  góp ý chân thành thay vì khi chính sách ra rồi, ta mới đọc, nếu phát hiện có gì ảnh huởng đến chút quyền lợi của ta thì lập tức ta giãy nãy lên.  Hiểu đựợc bản chất và chức năng của mỗi quyết định từ lãnh đạo cũng như của nhà quản lý,  từ đó chúng ta có đuợc cái nhìn tổng thể toàn cục, và  chấp nhận sự hy sinh một phần quyền lợi của mình vì mục tiêu, chính sách chung của xã hội.
Nếu chúng ta lỡ đuợc bầu làm …  lãnh đạo, chúng ta phải đặt mình vào vị trí của nhân viên, để nghĩ đến những giọt mồ hôi, công sức, thậm chí cả máu và nuớc mắt của họ để góp nhặt từng đồng tiền đóng thuế cho ngân sách thì chúng ta sẽ  làm việc với trách nhiệm cao nhất xứng đáng với đồng luơng của mình, không tham nhũng, không hạch sách, không nhũng nhiễu, không lãng phí tài sản công cũng như biết  trân trọng, cân nhắc  sử dụng tiền thuế của xã hội để phát huy giá trị tối đa của nó.
Chúng ta đặt mình vào vị trí của những con chim trong chậu, con cá trong lồng, hay những con vật đang trên đao duới thớt, đang bị cắt tiết, moi gan, vặt cổ nhổ lông, xẻ thịt làm mồi nhậu. Khi chúng ta hiểu đuợc sự đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần của chúng  trong hòan cảnh ấy để rồi chúng ta biết yêu thuơng động vật nhiều hơn, và tất nhiên, chúng ta không nỡ làm hại chúng chỉ vì miếng ăn hay vì những  thú vui nhỏ nhoi của mình.
Ngoài đừơng, khi ngồi lên chiêc xe máy hoặc ô tô, nếu chúng ta đặt mình vào vị trí  nguời đi đuờng, nếu chúng ta đặt mình vào vị trí nguời đi xe máy, nguời đi bộ thì chúng ta không phóng nhanh, vuợt ẩu, không lạng lách, đánh võng, đua xe…. Đây không phải là một phạm trù đạo đức sao??
Ra ngoài xã hội, nếu ta biết đặt vị trí của ta là nguời khác thì sẽ hóa giải những tư tuởng hơn thua, thù hận, oán sầu. Thay vào đó là sự yêu thuơng, đồng cảm, sự quan tâm chia sẻ giữa nguời và nguời, chẳng phải rất tốt sao? Một kẻ trộm khi đặt mình vào vị trí nguời mất trộm thì ý nghĩ ăn trộm sẽ tiêu tan. Một kẻ côn đồ nếu biết đặt mình vào vị trí của nguời bị chém bê bết máu thì làm gì còn con đồ nữa?
Trong đối nhân xử thế, trong Hợp đồng, đàm phán, thỏa thuận,… nếu ta đặt vị trí ta là nguời đối diện/ đối tác  thì ta sẽ có những cảm thông,  qua đó sẽ dễ dàng tìm đuợc tiếng nói chung với đối tác thông qua việc tự điều chỉnh hành vi của mình.
Tóm lại, Đạo đức không có gì là cao siêu, là phải học hành, phải đọc nhiều sách vở, kinh kệ , giáo lý hay gì gì đó, và không có gì  là ghê gớm cả. Đạo đức đơn giản là phải xuất phát từ trái tim của mỗi con nguời, là biết đặt mình vào vị trí của nguời khác để từ đó, ta điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp mà thôi.
Chúc vui vẻ.
Love-noborder.

 
The following users thanked this post: trieuandaikin