Chiều qua lên mạng, vô tình nghe lại bài bát vốn yêu thích từ rất lâu rồi. Bài \\\"Mắt lệ cho người\\\" của Nhạc sĩ Từ Công Phụng.
Khi bước vào tuổi trăng tròn ta bắt đầu có tâm trạng yêu đương, nhưng có lẽ phải qua tuổi ba mươi thì những cảm xúc sâu lắng về tình yêu dù vẹn toàn hay dang dở mới có thể kết tinh thành giá trị tâm hồn nằm sâu trong ký ức.
Xin em hãy cho tôi tạ tình
Khi em đã đi qua quãng đời tôi
Nhạc sĩ diễn tả được tâm trạng ấy qua bài hát thực sự không nhiều, ca sĩ diễn đạt thành công những ca khúc đó cũng hiếm. Nên trong một số trường hợp tác giả tự trình bày luôn tác phẩm của mình.
Đối với bài này thì hơi khác. Tuấn Ngọc đã hát rất hay. Ngoài ra, Lệ Thu - người được nhiều nhạc sĩ riêng tặng bài hát cho giọng ca đặc biệt của mình (Nhạc phẩm \\\"Nước mắt mùa thu\\\" của Phạm Duy và \\\"Mắt lệ cho người\\\" của Từ Công Phụng là hai trong số đó) cũng đã trình bày rất thành công.
Xin mời các bạn cùng nghe
[video]http://www.youtube.com/watch?v=1rRhNDqH1a8[/video]
[video]http://www.youtube.com/watch?v=AXTSxBSVFLI[/video]
Từ Công Phụng chú trọng cả phần nhạc lẫn lời trong sáng tác, nên những bản nhạc của ông khi được độc tấu piano nghe rất hay
[video]http://www.youtube.com/watch?v=wYFhabgHLfI[/video]
MẮT LỆ CHO NGƯỜI
Nhạc sĩ: Từ Công Phụng
Ca sĩ: Tuấn Ngọc
Mưa soi dấu chân em qua cầu
Theo những cánh rong trôi mang niềm đau
Đời em đã khép đi vội vàng
Tình ta cũng lấp lối thiên đàng
Như cánh chim khuất ngàn, như cánh chim khuất ngàn
Còn mong còn ngóng chi ngày yêu dấu
Mưa soi dấu chân em qua cầu
Theo những cánh rong trôi mang niềm đau
Thời nào yêu hết trái tim buồn
Lời nào yêu hết trái tim buồn
Xin giữ trong mắt lệ, xin giữ trong mắt lệ
Nhòa theo từng gót chân người xa vời
Mưa âm thầm buổi chiều thổn thức
Sẽ nhạt nhòa từ ngàn năm nữa như em khóc hồn nhiên
Nỗi muộn phiền ngày tàn hơi thở
Em thấy không cõi đời vô vọng
Xin em hãy cho tôi tạ tình
Khi em đã đi qua quãng đời tôi
Dù một khoảng khắc sớm phai tàn
Và lệ em rớt trên môi nhạt
Đôi mắt em rất buồn, đôi chúng ta rất buồn
Vạn câu tình cũ
Xin gửi cho đời
Từ Công Phụng