Báo các các Bác kết quả xác minh trường hợp Ông Cụ mài dao ngõ chợ Khâm Thiên:
Sáng Thứ bảy em vác một mớ dao đến chỗ Ông Ban để mài và nói chuyện, loanh quoanh một hồi cũng tìm được ông già ngồi lọt thỏm trong ngõ chợ, nếu đi ở đường Lê Duẩn vào là ngõ 222 ngách 39.
Tiền công mài mỗi con dao là vài ngàn đồng , nhưng cũng giúp ông sống được nơi kẻ chợ và tiết kiệm chút ít :
Ông Trần Hưng Ban sinh năm 1943, trước làm công nhân Bộ Thủy Lợi ở Nam Hà, sau khi nghỉ việc (không hưởng chế độ ) một thời gian thì lên Hà Nội hành nghề mài dao kéo dạo được mấy năm nay.
Tình trạng gia đình:
Địa chỉ : Xóm 12, Xã Chính Lý, Huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam
Vợ : Bà Nguyễn Thị Thanh sinh năm 1945, sức khỏe yếu hiện đang ở quê
Con trai cả : Trần Văn Long 1968 ở quê
Con thứ : Trần Văn Dũng 1970 ( Làm xây dựng ở Hà Nội)
Con thứ : Trần Văn Ngọc 1973 Mất năm 2004 ( Bệnh xã hội) Vợ Ngọc tên là Mến ra ngoài Hà Nội làm nghề móng và bán mỹ phẩm, hai con gái gửi ông bà nội nuôi là cháu Trần Minh Anh lớp 8,cháu Trần Minh Ánh lớp 4.
Con út:Trần Văn Ngà 1982: Làm việc tại một lò bánh mỳ ở Hà Nội)
Hai Ông bà có 2 sào vườn, 2 sào ruộng cấy và 1 sào trồng màu, Bà Thanh ở nhà chăm vườn tược còn ruộng cấy và trồng màu thì thuê người khác làm, các con trai thì thỉnh thoảng giúp đỡ ông bà chút ít, cô con dâu hàng tháng gửi tiền về nuôi hai con.
Vườn rộng rào thưa , gà khó đuổi
Căn nhà 3 gian được xây dựng mấy năm trước :
Bà Thanh ở nhà với 2 cháu gái :
Thẻ bảo hiểm y tế của hai ông bà:
Ông Ban thì lúc nào khỏe ra Hà Nội đi mài dao kéo dạo độ chục hôm rồi lại về, thu nhập không cố định. Mỗi khi ra Hà Nội làm thì Ông Ban lại ngồi nhờ một góc giữa ngõ chợ và một chỗ nữa ở ngõ Văn Chương, thỉnh thoảng đi đến các nhà quen và di mài dạo quanh đó, tối về ngủ trọ ở Trần Quý Cáp với giá 10.000 đ/ đêm.
Đề xuất của nhóm xác minh:- Cưu mang không thường xuyên
- Thăm hỏi hai ông bà và các dịp khác trong năm….