Tác giả Chủ đề: XIN THỌ GIÁO  (Đã xem 12771 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

nguyenbaont

  • bạn
Trả lời #8 vào: 12-09-2010 08:44:20
Chân thành cảm ơn mọi ý kiến đã đóng góp!  
Thực sự là một câu ca hay nên có rất nhiều cách lí giải mà cách nào cũng có lĩ lẽ riêng của mình. Tôi thực sự đã \\\"thọ giáo\\\" được khá nhiều.
Mong nhận được nhiều lời bàn hơn nữa để đi đến một kết thúc thống nhất (ít nhất là trên DD của chúng ta)
Chân thành cảm ơn và chúc một sáng chủ nhật vui vẻ!
nguyenbaont.

 


Ngủ rồi banron

Trả lời #7 vào: 12-09-2010 00:09:58
nguyenbaont đã viết:
Trích dẫn
Tôi có thấy một câu ca dao rất hay:
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu giải yếm để chàng sang chơi
(Ngữ văn 10- tập một - NXB Giáo dục - 2006 - hiện đang dùng trong chương trình THPT)
Câu ca được người soạn sách đặt trong bài CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA. Tôi cứ băn khoăn và đồ rằng đây không phải bài ca dao \\\"yêu thương tình nghĩa\\\", mà \\\"ca dao than thân\\\" thì càng không rồi.

Chào bác nguyenbaont và cả nhà,

Tôi cũng nghĩ rằng câu ca dao ấy không thực sự là một lời than mà khả năng cao nhất là nó được sinh ra để diễn tả thái độ tình cảm của một thiếu nữ đối với một chàng trai.
Để phân tích một cách ngắn gọn, tôi chỉ xin đề cập đến những chữ quan trọng nhất, đó là hai chữ \\\"ước gì\\\"\\\"dải yếm\\\".

Ca dao bắt đầu bằng chữ ước gì có rất nhiều, trong đó một số diễn tả thái độ nghịch ngợm, trêu ghẹo; một số là thể hiện cảm tình ưng ý trước đối tượng, một số chỉ là hò đối đáp với nhau. Ít câu mang ý nghĩa than thân trách phận.
Vài ví dụ:
- Ước gì anh hóa ra gương
Để cho em cứ vấn vương soi mình
- Ước gì có cánh như chim
Bay cao liệng thấp đi tìm người thương
- Ước gì ăn ở một nhà
Ra vào đụng chạm kẻo mà nhớ thương...

Không phải vì chữ ước gì mà xếp vào loại than thân được.
(xem thêm nhiều ví dụ khác:
http://e-cadao.com/cadaosearchNEW.asp?Letter=431)

Bây giờ xin nói về chữ \\\"dải yếm\\\"
Dải yếm ngày xưa là nét đẹp ẩn hiện của người con gái, khi chế độ xã hội còn rất khắt khe. Dải yếm là loại trang phục duy nhất có thể để lộ ra một phần cơ thể của người thiếu nữ. Đâu tự do như bây giờ, thời trang đến mức nhiều vải ít vải gì cũng may được áo. Cho nên cái dải yếm đào ấy một khi lộ ra sẽ làm xao động thật nhiều cho giới mày râu, như Hồ Xuân Hương đã viết: Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt...

Mời các bạn xem một ví dụ ca dao đối đáp sau đây: chàng trai mời cô gái sang nhà bằng lời thơ được xem là dạn dĩ lắm rồi, nhưng không ngờ nhận được câu trả lời còn tuyệt vời hơn:

Gần đây mà chẳng sang chơi,
Để anh ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu
Mồng tơi chả bắc được đâu,
Em cởi dải yếm bắc cầu anh sang!

Cô gái đáp lại \\\"em cởi dải yếm bắc cầu anh sang\\\" cho thấy nàng đã có cảm tình và dám bày tỏ tình cảm ấy một cách dạn dĩ như thế nào.

Vì thế câu thơ:

Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.

nếu hiểu theo cách dùng chữ như trên thì khó có thể xếp vào mục than thân được.

Chúc cả nhà vui vẻ.
Thân.

 


Ngủ rồi ONG GIA

Trả lời #6 vào: 11-09-2010 19:29:52
ước gì sông rộng một gang
bác cầu dải yếm cho chàng sang chơi

 đây là loại ca dao với hàm ý để tỏ tình giữa những đôi trai gái đang trong thời gian tìm hiểu, lời tỏ tình vừ kín đáo , vừa tế nhị vừa mang nét đẹp truyền thống của người Việt chúng ta

 đúng như linhnhi nói bạn nên đưa bài viết này sang mục khác thì hay hơn
 
 thân chào bạn

 


nguyenbaont

  • bạn
Trả lời #5 vào: 11-09-2010 11:05:21
Xin cảm ơn ý kiến của bạn.
Muốn đăng nhập DD này để mong nhận được \\\"những tấm lòng nhân ái\\\" mà.
Chúc mạnh khỏe!

 


nguyenbaont

  • bạn
Trả lời #4 vào: 11-09-2010 09:57:51
Khi nào thì người ta mới than thân hả bạn?
 Chẳng nhẽ không có nhiều tiền thì mới than thân, trách phận.

Rằng thì là mà Ối sao tôi nghèo thế này, sao tôi khổ thế này. Tôi không có xe 4 bánh,  không có bạn gái đẹp.....

Không có được những vật chất mà mình khao khát có mới là than thân.

Đổi lại vấn đề ( lại nói lại cái này hơi cũ một tí )

 Thân là body. Mà body thì phải có cả xác và hồn. Nếu như thân xác khao khát an nhàn mà không có được thì mới là than thân sao ?

Giả như phần hồn của bạn cũng khao khát cái gì đó, tình yêu đôi lứa chẳng hạn (giống như cái xác muốn có oto đi lại cho nó nhàn thân ý mà)
mà bạn lại không có được thì mình cũng phải than chớ.

Ôi tôi yêu anh/chị ấy quá mà không gặp được, sao cái số tôi nó khổ thế này. Giả như cô ấy của anh ở bên canada thì lúc đó đêm đêm anh sẽ ước. Ước gì Canada/việt nam cách nhau cái giậu mùng tơi. Để anh mởi lối mời nàng sang thăm.

Chốt lại là khổ về xác thịt hay tâm hồn thì cái miệng đều phải làm chức năng kêu than cái gì đó. trách móc cái gì đó.
Cô gái trong ca dao không than trách gì được ai thì phải than thân mình thôi.

Chẳng nhẽ bắt đền ai.

@Tại hạ học khối A, thực sự thì văn chương dối nát nên không dám chỉ giáo. Chắc chắn có chỗ không hài lòng các hạ. Để thảo luận văn chương các hạ nên tham gia các diễn đàn về văn chương.
Mục đích chính của diễn đàn này là LAN TỎA LÒNG NHÂN ÁI. thanks!

 


nguyenbaont

  • bạn
Trả lời #3 vào: 11-09-2010 09:39:32
Chân thành cảm ơn ý kiến của bạn.
- Có lẽ tôi sai chính tả.
- Xin được \\\"chất vấn\\\" thêm một điều là câu ca thể hiện \\\"Ước muốn mãnh liệt trong tình yêu, mong được gặp người yêu vì xa cách\\\" thì tại sao lại xếp vào loại\\\"Ca dao than thân\\\"

Thật sự cầu thị.
Xin cảm ơn và chúc sức khoẻ!

 


nguyenbaont

  • bạn
Trả lời #2 vào: 11-09-2010 09:30:34
* than thân là đúng rồi

- Ngày xưa và cả bây giờ cũng thế các cặp tình nhân thường chọn địa điểm hò hẹn ở bến sông hoặc trên cầu. Vì một lý do nào đó mà đôi nẻo xa cách ( xa về mặt địa lý chẳng hạn : thế nên cô gái mới ước sông chỉ rộng một gang ) nên hàng ngày :

Thương thương, nhớ nhớ, sầu sầu :(
Một ngày ba bận ra cầu đứng trông  :unsure:
Thấy người nam, bắc, tây, đông  :woohoo:
Thấy người thiên hạ mà không thấy chàng.  :angry:

===> Đó là than thân.
\\\"Trời ơi xa quá mà. chàng không thể đến được bên mình. Tức chết mất thôi. Rồi đạp chân xuống cầu hét lên không biết đâu, không biết đâu.  :blush:. Sao mà tôi khổ thế nì  :laugh:   :laugh:  \\\"

*Yêu thương tình nghĩa:

- Dải yến đào. Chắc bạn đã đôi lần nhìn thấy. Cái mà phụ nữ dùng che ngực, một thứ có thể nói là bất ly thân của các cô gái, nó là vật dụng thân thiết, rất riêng tư của người con gái và cũng chỉ  bắc cho một người duy nhất.  

Dải yến thì mềm mại như dáng hình cô gái, màu nó cũng rất đặc trưng, nói chung là sắc màu của nó tạo cho người ta cảm thấy sự hứng phấn mãnh liệt trong tình yêu( màu đào, nó hơi hồng hồng, đỏ đỏ, nhìn rất chi là ảo :-p)

Chiếc cầu dải yếm là hình tượng ẩn dụ để cô gái chủ động bày tỏ, bộc lộ tình yêu rạo rực, cháy bỏng nhưng đằm thắm, vượt qua khỏi sự chi phối của lễ giáo phong kiến khắt khe. Đó là tiếng nói tự do trong tình yêu.
Đó là phép hoán dụ trong thơ ca. Tóm lại là nó thể hiện
Ước muốn mãnh liệt trong tình yêu, mong được gặp người yêu vì xa cách
Kết tinh vẻ đẹp của tâm hồn người lao động
và cách nói ý nhị của họ trong tình yêu

@Mình hay viết sai chính tả lắm. \\\"Dải yếm\\\" chứ không phải \\\"Giải Yếm\\\" bạn nhá

==> Hi vọng với bạn tìm được những trả lời qua bài phân tích này

 


nguyenbaont

  • bạn
Trả lời #1 vào: 11-09-2010 00:18:16
Tôi có thấy một câu ca dao rất hay:
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu giải yếm để chàng sang chơi
(Ngữ văn 10- tập một - NXB Giáo dục - 2006 - hiện đang dùng trong chương trình THPT)
Câu ca được người soạn sách đặt trong bài CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA. Tôi cứ băn khoăn và đồ rằng đây không phải bài ca dao \\\"yêu thương tình nghĩa\\\", mà \\\"ca dao than thân\\\" thì càng không rồi.
Có bác nào nghiên cứu, hiểu biết về nguồn gốc/nội dung/ý nghĩa/nghệ thuật/ mục đích sử dung/ hoàn cảnh sử dụng của câu ca này xin chỉ giáo dùm.
Chân thành cầu thị và có lời cảm ơn trước với tất cả các lời giải đáp.

nguyenbaont