Tác giả Chủ đề: Kỹ năng làm việc nhóm - Team work  (Đã xem 29723 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi kim bang

  • Mắt thương nhìn cuộc đời!
  • NTCM
  • Người Tôi Cưu Mang
  • *****
  • Bài viết: 1.085
  • Thanked: 834 times
  • Thích 5
  • Giới tính: Nam
Trả lời #5 vào: 22-04-2020 03:43:49
Team work
By Khổng Loan - Newmedia --> click here

Team có thể hiểu là: Together we achieve more. Làm việc cùng nhau, chúng ta sẽ đạt được nhiều kết quả tốt hơn.

Làm việc nhóm có rất nhiều thách thức, và cũng nhiều thú vị. Có vài chia sẻ mà có thể các bạn quan tâm để đạt được kết quả tốt khi làm việc nhóm:

Điều qua trọng nhất là các bạn phải thể hiện tinh thần đồng đội. Trong các buổi họp nhóm, các bạn cố gắng đúng giờ, để các thành viên khác phải chờ đợi hoặc nhắc lại những gì họ đã nói trước đó.

Hãy chia sẻ với nhau những gì liên quan tới chủ đề này khi họp nhóm. Tránh mất thời gian về những chủ đề “chả liên quan”.

Bạn hãy luôn coi mình là một phần của nhóm. Kết quả cuối cùng mỗi thành viên sẽ được đánh giá dựa trên kết quả cuối cùng của nhóm. Bạn hãy trao đổi ý kíên của mình với cả nhóm, chứ không chỉ với người ngồi cạnh. Hãy cố gắng trình bày rõ ràng và ngắn gọn. Hãy ghi ra giấy những gì mình định trao đổi trước khi trình bày.

Đừng ngắt lời khi người khác đang nói. Hãy lắng nghe và cố gắng hiểu những gì họ nói. Đừng tỏ ra không quan tâm tới những gì người khác nói. Nếu nghe xong vẫn chưa hiểu, hãy hỏi lại để họ có thể giải thích rõ hơn.

Tham gia để đạt được mục tiêu của nhóm, tìm ra giải pháp cho công việc. Nhớ là không phải ai cũng biết hết mọi thứ, bạn nên chia sẻ những gì bạn biết với người khác. Học từ bạn mình là cách học rất hiệu quả. Cố gắng thuyết phục mọi người đồng ý với suy nghĩ của mình bằng cách đưa ra ví dụ, lý do cụ thể, thay vì thể hiện cảm xúc.

Không chỉ trích, bài bác các giải pháp không thực tế, hay cách bạn mình thể hiện không tốt. Thay vào đó, cố gắng tham gia để tìm giải pháp tốt hơn cho giải pháp đó. Đừng “tấn công” các thành viên khác hay nói xấu họ. Chỉ nói về những ý tưởng được thể hiện.

Các cuộc gặp nhóm nên vui vẻ, hòa đồng với tình thân hữu để có được kết quả tốt. Không căng thẳng với nhau.

Kết luận của nhóm là điều tất cả đều thống nhất. Mọi thành viên được quyền đưa ra ý kiến của mình. Để đạt được đồng thuận không phải là nhanh chóng, có thể mất thời gian. Nhưng khi đã đạt được đồng thuận thì hãy cùng nhau thực hiện để đạt được mục tiêu chung đó.

Vai trò của bạn trong nhóm không chỉ là hoàn thành xong trách nhiệm của mình. Bạn cũng có trách nhiệm giúp các thành viên khác vì mục tiêu chung. Đừng “bỏ rơi” bạn mình. Hãy ở bên cạnh họ, hỗ trợ họ. Nhớ là: Bạn đang làm việc như một nhóm, không phải là “show” của riêng bạn. Nếu nhóm không làm việc cùng nhau thì đó không phải là nhóm.

Đừng phàn nàn, chê bai ai đó nếu có chuyện gì đó không diễn ra như kế hoạch. Tất cả các vấn đề và rắc rồi đều là cơ hội để bạn học (hãy nhìn tích cực hơn). Hãy ngồi lại với nhau, tìm ra vấn đề và cùng giải quyết.

Hãy vui vẻ. Đôi khi, làm việc nghiêm túc cũng nên đi kèm với “enjoyment” – sự thoải mái, thích thú với công việc. Nếu bạn không thoải mái, không vui, có thể kết quả sẽ không được như mong muốn.

Nếu bạn muốn mọi người đánh giá cao bạn, hãy quên bản thân mình và hãy làm cho đội của bạn cùng được đánh giá cao.

Đừng sợ thất bại. Đó là điều tuyệt vời khi làm việc cùng nhau. Nếu bạn “ngã”, đồng đội của bạn sẽ giúp bạn đứng dậy. Hãy đối xử tốt với đồng đội của mình

Hãy có quan điểm tích cựclan tỏa quan điểm đó đến thành viên khác. Chia sẻ những gì bạn biết, bạn được học. Hãy yêu thương nhau, khuyến khích nhau. Hãy ăn mừng và trân trọng mỗi thành công nhỏ.

Trong một đội, hãy giúp người khác “chiến thắng” và tự hào với kết quả của họ. Hãy nghĩ tới US, WE, OUR, TOGETHER,  không phải là they, them, their, those guys.

Khổng Loan - Newmedia
   Xin chào cả nhà!
   Bài này do Theanh đăng cách nay đã 10 năm, đọc lại thấy vẫn còn rất hữu ích. Xin trích dẫn lại để cả nhà tham khảo.
   Thân ái!

 
The following users thanked this post: banbe6x, phuclehuu, DucTai, maitramtg, minhsơn97, Sẻ Chia


Ngủ rồi phimanh

Trả lời #4 vào: 16-04-2012 19:37:54
VAI TRÒ CỦA THẢO LUẬN LÀ GÌ?


Thảo luận ngày nay rất phổ biến ở khắp nơi nhất là ở trường học, các diễn đàn, các câu lạc bộ, hội đoàn, v.v…Thảo luận giúp cho mọi người trong nhóm thảo luận học hỏi những quan điểm khác nhau của bạn nhóm mình.

Để có thể cuộc thảo luận trở nên có kết quả tốt thì những người trong nhóm thảo luận phải hiểu rõ vai trò của cuộc thảo luận là gì. Vì nếu không hiểu được thì sẽ biến cuộc thảo luận thành cuộc tranh luận đúng sai, hơn thua, dẫn đến những chuyện chỉ trích, chê bai, nói cái sai, cái xấu của nhau ra, dẫn đến tình cảm bị xức mẻ, mất đi tình bạn trong nhóm, v.v…

Vậy phải nên hiểu vai trò của thảo luận là gì? Thật là đơn giản.
Khi một người đưa ra một đề tài để thảo luận, mỗi người trong nhóm chỉ cần nói lên sự hiểu biết của mình về đề tài đã được nêu ra mà thôi, chứ không phải đánh giá nhận xét ý kiến hoặc sự hiểu biết của người khác.

Chính vì chỗ này, chỗ đánh giá ý kiến của người khác đúng sai mà dẫn đến sự tranh luận, làm mất đi ý nghĩa của cuộc thảo luận.

Chúng ta không nên trách ai có ý kiến sai hay khác với ý của mình, mà hãy hiểu rằng mỗi người đều có sự hiểu biết và kiến thức giới hạn, do đó không ai giống ai. Chỉ cần chúng ta biết tôn trọng ý kiến của người khác, chỉ nói lên ý kiến của mình về đề tài mà thôi thì buổi thảo luận thành công.

Thảo luận để học hỏi chứ không phải để chứng minh mình hơn người khác. Nhưng thường thì ai cũng bị cái bản ngã cho mình ta đây hiểu biết nhiều, hiểu biết hơn người cho nên liền phản ứng ngay lại với những ý kiến khác trái ý với mình.

Do vậy chúng ta nên cẩn thận kẻo dẫn đến mất lòng, gây bất hòa, bạn bè chia rẽ và mất đoàn kết.
 
Hiểu rõ đúng vai trò của thảo luận, chính là biết thương yêu tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau học hỏi và tiến bộ. Đó gọi là đức thảo luận.

Có một người góp ý như sau:

 Ba yếu tố chính để cuộc thảo luận thêm phần phong phú, khoáng đạt ( tự do, thỏa mái ) và cảm thông đó là:

1- Loại bỏ cái tôi
2- Tôn trọng ý kiến, và lắng nghe ý kiến
3- Không thiên kiến, thành kiến.

 và quan trọng nhất là thảo luận đúng chủ đề.

Dĩ nhiên khi nghe ai đó nói lên quan điểm của mình, người nghe không hiểu một số danh từ hay vấn đề nào đó, có thể nhờ họ giải thích rõ lại để mọi người hiểu rõ hơn.

(Nguồn từ http://chanhkien-pa.blogspot.com/2012/02/vai-tro-cua-thao-luan-la-gi.html)

 
The following users thanked this post: Sẻ Chia


Ngủ rồi NTCM

Trả lời #3 vào: 07-05-2011 14:14:59
Bốn điều có thể học được từ cách làm việc nhóm của người Nhật


Tại sao nước Nhật nhỏ bé với rất ít tài nguyên thiên nhiên lại trở thành một nền kinh tế hùng mạnh khiến mọi quốc gia khác phải kiêng nể? Câu trả lời nằm trong phong cách làm việc của họ: Độc đáo, khác biệt và hiệu quả. Ở đó có những bài học rất quý giá cho bất kỳ ai muốn thành công.

1. Chiều theo và tôn trọng quyết định của nhóm.

Nhật Bản là một xã hội luôn nhấn mạnh “Chúng tôi” thay vì “Tôi”. Các quyết định quan trọng thường được thảo luận và chỉ khi có sự nhất trí thì mới được đưa ra. Cũng vì mọi kết quả đều là sự nỗ lực của cả một tập thể nên sẽ là không phù hợp khi khen ngợi một cá nhân cụ thể.

Chúng ta học được gì từ đó?

Thành công là nỗ lực của cả nhóm. Không ai có thể tự thành công. Người Nhật hiểu rõ điều này và nhấn mạnh việc cần phải có mọi người làm việc cùng nhau. Họ ưu tiên một quy trình thảo luận mang tính hợp tác mà đôi khi có thể chậm chạp, nhưng cuối cùng, nó sẽ đảm bảo được rằng tất cả mọi người đều có tiếng nói và đều chung một nhịp.

Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào?

Một trong những yếu tố then chốt khi ngoại giao là lắng nghe người khác. Người phương Tây thường quen với việc chỉ ra một vị lãnh đạo sẽ đưa ra các quyết định và nói những người khác cần phải làm gì. Hình thức hoạt động từ trên xuống này không tính đến việc vị lãnh đạo đó cần sự cộng tác của những thành viên cấp cao khác để tiến hành công việc một cách trôi chảy. Người Nhật dường như hiểu được điều này. Họ luôn đảm bảo mọi phần thưởng được chia đều giữa các thành viên, như thế không làm nảy sinh sự ghen tị, so đo.

Hãy nhớ không dành lời khen cho riêng một người nào, và bạn sẽ thành công như người Nhật.

2. Học cách nói giảm nói tránh.

Người Nhật luôn chủ động hạn chế những tình huống đối đầu, vì thế lời nói và phép tắc giao tiếp của họ được kết hợp nhằm tránh gây hiềm khích đồng nghiệp cũng như đối tác.

Thay vì đi thẳng vào vấn đề, người Nhật thường gợi ý nhẹ nhàng, nói bóng gió. Đôi lúc, họ nói một cách rõ ràng hơn nhưng càng cẩn trọng để không làm người khác bị phật ý hay tức giận.

Chúng ta học được gì từ đó?

Văn hóa công sở Nhật Bản nhấn mạnh sự tôn trọng và nhã nhặn. Họ sẽ tìm mọi cách để thể hiện rằng họ đang không áp đặt ý chí của bản thân lên những người khác.

Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào?

Để biết cách chỉ ra sự khác biệt giữa cử chỉ lịch sự và biểu hiện sự không quan tâm, bạn cần phải dành thời gian lắng nghe một cách cẩn thận những sắc thái trong lời nói. Hãy tinh tế nhận ra những dấu hiệu của sự không hài lòng trước khi mọi chuyện trở nên tệ hại.

3. Đúng giờ là thể hiện sự tôn trọng.

Giới công sở xứ hoa anh đào đặt nặng giá trị của kao, tức là thể diện. Khái niệm “thể diện” bao gồm niềm tự hào cá nhân, danh tiếng và địa vị xã hội. Bất kỳ một hành động nào có thể khiến cho người nhận bị mất mặt sẽ bị coi là độc hại trong môi trường công sở, và sẽ bị cực lực phản đối.

Để giữ được thể diện, bạn phải học cách thể hiện lòng tôn trọng cao nhất. Cách đơn giản nhất là đến đúng giờ đối với bất kỳ cuộc hẹn nào. Người Nhật thường đến sớm một chút.

Chúng ta học được gì từ đó?

Có nhiều thứ mà người phương Tây đã bị “tê” trong khi ở những nơi khác lại coi là quan trọng. Thời gian là một trong số đó.

Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào?

Đúng giờ là một thói quen mà tất cả chúng ta cần phải rèn luyện. Vì thế, hãy sắp xếp lịch trình một cách hợp lý.

4. Duy trì liên lạc.

Ở Nhật Bản, việc gọi điện và hẹn gặp sẽ được đánh giá cao hơn rất nhiều so với gửi thư, fax hay email. Dành thời gian riêng để tiếp xúc trực tiếp được xem là dấu hiệu của sự tôn trọng bên kia.

Người Nhật cũng coi trọng các mối quan hệ làm ăn lâu dài, vì vậy khi làm việc ở đây, cần phải biết cách duy trì việc liên lạc qua lại, hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp.

Chúng ta học được gì từ đó?

Người Nhật đã đưa việc làm quen và tạo dựng mối quan hệ lên một tầm mới bởi họ hiểu được giá trị của chúng.

Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào?

Nhiều người trong chúng ta cảm thấy khó chịu hoặc tiếc thời gian khi cố gắng giữ liên lạc với người khác. Chúng ta hạn chế tối thiểu việc phải trao đổi thư từ và đôi khi điều đó thể hiện trong sự thiếu bền chặt của các mối quan hệ.

Hãy noi gương người Nhật, hãy quan tâm hơn tới việc phải luôn “giữ ấm” cho mọi mối quan hệ và thể hiện được rằng bạn luôn sẵn sàng kết nối.

Nguồn: Sưu tầm

 
The following users thanked this post: minhsơn97, Sẻ Chia


Ngủ rồi Lão Tôn

Trả lời #2 vào: 21-09-2010 13:18:04
Theanh đã viết:
Trích dẫn
Trong các buổi họp nhóm, các bạn cố gắng đúng giờ.

Đừng ngắt lời khi người khác đang nói. Hãy lắng nghe và cố gắng hiểu những gì họ nói.

Trong một đội, hãy giúp người khác “chiến thắng” và tự hào với kết quả của họ.


Mình thấy mấy cái này là người Việt mình khó khắc phục nhất:
-Đúng giờ.
-Lắng nghe: ở cơ quan thì Tám, ở quán caphe thì nói chuyện cơ quan.
-Hãy giúp người khác chiến thắng: Hình như người Việt cái Tôi lớn quá. Một người giỏi thì ok, nhưng hai ba người giỏi làm việc cùng nhau thì thành một nhóm tồi...

Cảm ơn, sẽ cố gắng thay đổi. Vì chính mình cũng có mấy cái yếu này...

 
The following users thanked this post: Sẻ Chia


Ngủ rồi Theanh

Trả lời #1 vào: 20-09-2010 14:17:03
Team work

By Khổng Loan - Newmedia --> click here


Team có thể hiểu là: Together we achieve more. Làm việc cùng nhau, chúng ta sẽ đạt được nhiều kết quả tốt hơn.

Làm việc nhóm có rất nhiều thách thức, và cũng nhiều thú vị. Có vài chia sẻ mà có thể các bạn quan tâm để đạt được kết quả tốt khi làm việc nhóm:

Điều qua trọng nhất là các bạn phải thể hiện tinh thần đồng đội. Trong các buổi họp nhóm, các bạn cố gắng đúng giờ, để các thành viên khác phải chờ đợi hoặc nhắc lại những gì họ đã nói trước đó.

Hãy chia sẻ với nhau những gì liên quan tới chủ đề này khi họp nhóm. Tránh mất thời gian về những chủ đề “chả liên quan”.

Bạn hãy luôn coi mình là một phần của nhóm. Kết quả cuối cùng mỗi thành viên sẽ được đánh giá dựa trên kết quả cuối cùng của nhóm. Bạn hãy trao đổi ý kíên của mình với cả nhóm, chứ không chỉ với người ngồi cạnh. Hãy cố gắng trình bày rõ ràng và ngắn gọn. Hãy ghi ra giấy những gì mình định trao đổi trước khi trình bày.

Đừng ngắt lời khi người khác đang nói. Hãy lắng nghe và cố gắng hiểu những gì họ nói. Đừng tỏ ra không quan tâm tới những gì người khác nói. Nếu nghe xong vẫn chưa hiểu, hãy hỏi lại để họ có thể giải thích rõ hơn.

Tham gia để đạt được mục tiêu của nhóm, tìm ra giải pháp cho công việc. Nhớ là không phải ai cũng biết hết mọi thứ, bạn nên chia sẻ những gì bạn biết với người khác. Học từ bạn mình là cách học rất hiệu quả. Cố gắng thuyết phục mọi người đồng ý với suy nghĩ của mình bằng cách đưa ra ví dụ, lý do cụ thể, thay vì thể hiện cảm xúc.

Không chỉ trích, bài bác các giải pháp không thực tế, hay cách bạn mình thể hiện không tốt. Thay vào đó, cố gắng tham gia để tìm giải pháp tốt hơn cho giải pháp đó. Đừng “tấn công” các thành viên khác hay nói xấu họ. Chỉ nói về những ý tưởng được thể hiện.

Các cuộc gặp nhóm nên vui vẻ, hòa đồng với tình thân hữu để có được kết quả tốt. Không căng thẳng với nhau.

Kết luận của nhóm là điều tất cả đều thống nhất. Mọi thành viên được quyền đưa ra ý kiến của mình. Để đạt được đồng thuận không phải là nhanh chóng, có thể mất thời gian. Nhưng khi đã đạt được đồng thuận thì hãy cùng nhau thực hiện để đạt được mục tiêu chung đó.

Vai trò của bạn trong nhóm không chỉ là hoàn thành xong trách nhiệm của mình. Bạn cũng có trách nhiệm giúp các thành viên khác vì mục tiêu chung. Đừng “bỏ rơi” bạn mình. Hãy ở bên cạnh họ, hỗ trợ họ. Nhớ là: Bạn đang làm việc như một nhóm, không phải là “show” của riêng bạn. Nếu nhóm không làm việc cùng nhau thì đó không phải là nhóm.

Đừng phàn nàn, chê bai ai đó nếu có chuyện gì đó không diễn ra như kế hoạch. Tất cả các vấn đề và rắc rồi đều là cơ hội để bạn học (hãy nhìn tích cực hơn). Hãy ngồi lại với nhau, tìm ra vấn đề và cùng giải quyết.

Hãy vui vẻ. Đôi khi, làm việc nghiêm túc cũng nên đi kèm với “enjoyment” – sự thoải mái, thích thú với công việc. Nếu bạn không thoải mái, không vui, có thể kết quả sẽ không được như mong muốn.

Nếu bạn muốn mọi người đánh giá cao bạn, hãy quên bản thân mình và hãy làm cho đội của bạn cùng được đánh giá cao.

Đừng sợ thất bại. Đó là điều tuyệt vời khi làm việc cùng nhau. Nếu bạn “ngã”, đồng đội của bạn sẽ giúp bạn đứng dậy. Hãy đối xử tốt với đồng đội của mình

Hãy có quan điểm tích cựclan tỏa quan điểm đó đến thành viên khác. Chia sẻ những gì bạn biết, bạn được học. Hãy yêu thương nhau, khuyến khích nhau. Hãy ăn mừng và trân trọng mỗi thành công nhỏ.

Trong một đội, hãy giúp người khác “chiến thắng” và tự hào với kết quả của họ. Hãy nghĩ tới US, WE, OUR, TOGETHER,  không phải là they, them, their, those guys.

Khổng Loan - Newmedia

 
The following users thanked this post: kim bang, Sẻ Chia