@An_Thuy ơi: trung tuần tháng tư chị gặp em sẻ tặng em tất cả dụng cụ diện chẫn, lấy trong trang web các bài học ra, nhất là in cho được mấy đồ hình có huyệt, mặt trước, mặt sau, rồi mình sẻ đi trung tâm ở Ký Con Phú Nhuận xem còn gì cần, sẵn đăng ký học cho tháng 6 luôn.
Nếu có dịp đi ngang đó trước, thì cái duy nhứt em vào mua là 2 cuốn Cẫm nang thứ 11bis (khổ lớn, dày) và Cẫm nang 2 / 12 (khổ lớn mỏng nhánh) để học huyệt mà thôi. Và 1 đồ hình huyết Khổ A2 (tức là lớn nhứt) 2 mặt có 50 bộ huyệt.
Có đồ hình huyệt rồi thì em bắt đầu học thuộc lòng vài huyệt cột 0 từ trên xuống dưới:
103,
106,
26 (an thần, tứ đại huyệt),
8 (tim),
189 (tim),
1 (cột sống),
173,
19 (tứ đại huyệt),
63,
53,
127 (tứ đại huyệt, ruột),
22 và
87 (bàng quang, giữa ụ cằm) và
365 dưới cằm (hậu môn).
Từ cột giữa sẻ tự động nhớ lấn dần ra những huyệt 2 bên gần đó. Tất cả là
huyệt đôi (2 bên) chỉ có vài
huyệt chiếc như tay mặt
50 (gan) (tam giác gan 50, 41, 233), bên trái
39 (bao tử) (tam giác bao tử 39, 120, 121) và các
huyệt cột giữa.
bấm vào đây xem Giáo trìnhHai tuần trước, chị thấy mấy ngón tay bên tay trái đau đau khi nắm lại và buông ra, từ ngón giữa ra ngón áp út. Chị không quan tâm một thời gian. Sau đó mới nghĩ, hảy làm thử DC, vì đau khó chịu. Nhờ ghi chép từ 2 cuốn cẩm nang trên trong mục lục, mở ngay ra trang mục lục đó thì thấy ngay, day ấn huyệt 185, 191 và 177 bên tay mặt (đối diện). Thấy bớt đau, làm thêm bộ \\\"tăng tiết dịch\\\", sáng hôm sau dậy không còn đau. Làm mổi ngày 1 lần, vài ngày hết hẳn.
Mình làm cho mình thì biết trúng huyệt hay không. Khi phần cơ thể nào bệnh, thì huyệt liên quan sẻ thấy đau. Không bệnh thì không đau, nhưng có cảm giác. Khi day ấn bớt đau dần dần, là bệnh cũng bớt.
Như đã nói, mình đừng bắt đầu bằng học lý thuyết. Chán lắm. Hảy bắt đầu thực tập ngay vào huyệt, các huyệt đó gọi là sinh huyệt (sinh đây là linh động, theo stt).
Có tất cả trên 30 đồ hình màu. Những đồ hình mặt, trên đó Thầy vẻ những bộ phận (lục phủ), tứ chi và phần cơ thể. Sau này triễn khai thêm nhiều đồ hình khác khi dần dần tìm ra những sinh huyệt trên bàn tay, trên bàn chưn, trên lổ tai, trên lưng, trên bụng. Giúp ta tìm nhanh các sinh huyệt liên quan.
Có thuyết đau đâu làm đó, có thuyết làm phía bên đối diện, có thuyết đau trên làm dưới (đau tay làm chưn), có thuyết đồng dạng (hình tướng giống nhau như sóng mũi liên quan tới sóng lưng, sóng bàn tay ..., cổ liên quan tới cổ tay, cổ chưn v.v...
Làm có nghĩa là day ấn, hơ, lăn, gạch, gỏ v.v...
Dùng dụng cụ phải tùy âm dương (bệnh do nóng thì dụng cụ kim loại, bệnh do lạnh thì dụng cụ xương hay nhựa).
chị thích nhứt là KHÔNG CHÂM KIM VÀO TRONG DA THỊT như bên đông y, vì nhát, sợ đau.
Chúc em siêng năng. Em xung phong học tập, không nên cám ơn chị, vì có điều kiện đó
là phải giúp người. Trong NTCM nhà mình có quá nhiều bệnh, như bệnh liệt, di chứng tai biến v.v.. đều dùng cách lăn làm hoạt động lại gân cốt.
Cả nhà nên lưu ý những vùng gần chổ mình ở, xem ở đâu có học trò của Thầy. Ngoài Bắc có cũng nhiều đó.
*******